Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật.
Tượng Khổng Tử. Ảnh: Pixabay.
Tại Mỹ, nhu cầu học ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc vẫn rất lớn. Tuy nhiên, người Mỹ cảnh giác với các Viện Khổng Tử do chính quyền Trung Quốc tài trợ. Mỹ đã có các luật để đối phó với cái họ gọi là mối đe dọa an ninh từ các viện này.
Học viện Khổng Tử
Học viện Khổng Tử (tiếng Anh: Confucius Institute - tiếng Pháp: Institut Confucius) là hệ thống học viện công phi lợi nhuận, liên kết với bộ giáo dục Trung Quốc, thành lập với mục đích truyền bá tiếng Hoa và văn hoá Trung Hoa, giảng dạy tiếng Hoa làm cho mọi người trên toàn thế giới có cái nhìn khác về Trung Quốc, đồng thời cũng nhằm mục đích truyền bá tư tưởng cũng như văn hoá Nho giáo ra thế giới.
Các học viện Khổng Tử bị cho là không trung lập trong việc diễn giải những vấn đề nhạy cảm (như tình trạng các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, vấn đề nhân quyền, cũng như cách hành xử của nhà cầm quyền đối với những người bất đồng chính kiến), cho nên sự hiện diện của nó tại một số nước đã gây nhiều tranh cãi.
Sức mạnh " mềm " của Khổng Tử
Trung Quốc bắt đầu mở Viện Khổng Tử trên khắp thế giới từ năm 2004 trong một nỗ lực được cho là nhằm mở rộng sức mạnh mềm thông qua hoạt động giới thiệu văn hóa và ngôn ngữ. Các cơ sở này được đặt tên theo nhà tư tưởng cổ đại của Trung Quốc, cổ xúy cho các nguyên tắc do Khổng Tử đề xướng, về sự trung thực, ngay thẳng, và đạo đức. Các viện này là một sản phẩm của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Viện Khổng Tử hiện có 500 cơ sở hoạt động trên 160 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, nhiều cơ sở ở các nước như Mỹ, Canada, Australia và Thụy Điển đã phải đóng cửa vì những nghi ngờ xung quanh vai trò của chúng trong việc gia tăng lợi ích của Bắc Kinh và trở thành công cụ tuyên truyền cho Trung Quốc.
Lưu Diên Đông năm 2016
Tổng hành dinh của Viện Khổng Tử là Hán Biện, trụ sở đặt tại có Bắc Kinh và được thành lập vào năm 2004. Người sáng lập là cựu Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc - Lưu Diên Đông, khi bà này đứng đầu Ban Công tác Mặt trận Thống nhất. Cơ quan Hán Biện này hướng tới việc thiết lập các thể chế công phi lợi nhuận nhằm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài.
Hiện có 541 viện và gần 2.000 lớp học Khổng Tử hoạt động ở 162 nước thuộc các cấp tiểu học, trung học, và đại học. Hán Biện cung cấp giáo viên, sách giáo khoa, và nguồn quỹ để vận hành, còn các viện dựa vào nguồn tài chính tương ứng từ các cơ sở nơi đặt các viện này.
Từ năm 2008 - 2016, Hán Biện báo cáo đã chi hơn 2 tỷ USD cho các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Bắt đầu vào năm 2017, Hán Biện không còn thông báo về việc chi tiêu cho chương trình này nữa.
Mỹ e ngại các Viện Khổng Tử như thế nào?
Tại Mỹ, hoạt động của các Viện Khổng Tử đã bị giám sát kỹ càng hơn trong các năm gần đây, bắt đầu từ một bản báo cáo vào năm 2014 của Hiệp hội Các Giáo sư Đại học Mỹ (AAUP). Báo cáo hối thúc các trường đại học hoặc là đàm phán lại để bảo đảm tự do học thuật hoặc là đóng cửa các viện này. Một báo cáo khác của Hiệp hội Các Học giả Quốc gia Mỹ vào năm 2017 tiết lộ về cái mà họ gọi là cách thức của chính quyền Trung Quốc xâm nhập vào các trường đại học Mỹ để nâng cao hình ảnh Trung Quốc.
Hoạt động tại một Viện Khổng Tử ở Mỹ (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Vào năm 2019, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray đã xác thực trước Quốc hội Mỹ rằng các Viện Khổng Tử “mang lại một nền tảng để chính quyền Trung Quốc truyền bá các tuyên truyền của mình, khuyến khích kiểm duyệt và hạn chế tự do học thuật”. Lời chỉ trích này đã dẫn tới việc đóng cửa 27% số Viện Khổng Tử ở Mỹ kể từ năm 2017. Hiện còn tổng cộng 75 Viện Khổng Tử tại các trường đại học Mỹ và khoảng 500 lớp Khổng Tử ở các trường học.
Các cáo buộc trên rất đa dạng, bao gồm từ can thiệp vào việc tuyển giáo viên, xác định chương trình học, tổ chức biểu tình, và lựa chọn nội dung văn bản được cho là bóp méo lịch sử.
Viện Khổng Tử vận hành trong một số đại học ở Nhật Bản (Ảnh minh họa: Nikkei).
Giới phê bình cũng cáo buộc các Viện Khổng Tử gây áp lực lên các trường đại học khiến họ thôi tổ chức các hội thảo về Đài Loan và hủy các chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma. Các viện này còn bị tố đã theo dõi và đe dọa các lưu học sinh Trung Quốc ở nước ngoài nếu họ đi chệch đường lối của Bắc Kinh.
Trong các năm qua, các mối quan ngại như trên đã dẫn tới việc đóng cửa các Viện Khổng Tử ở không chỉ Mỹ mà còn Australia, Nhật Bản, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, và Thụy Điển. Các viện được phép hoạt động tiếp thì phải chịu các hạn chế và giám sát chặt chẽ hơn.
BÌNH LUẬN
Các đại biểu quốc hội Thụy Điển bày tỏ sự lo lắng, là học viện này sẽ bị lợi dụng làm nơi tuyên truyền cho đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo New York Times, Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa kỳ (AAUP) đã hối thúc các trường đại học Tây phương cắt đứt quan hệ với Học viện Khổng Tử và ra một thông cáo chỉ trích :"Học viện Khổng Tử hoạt động như một công cụ của nhà nước Trung Quốc và được phép không tôn trọng tự học thuật", và "hầu hết các thỏa thuận về việc thành lập Học viện Khổng Tử bao gồm những điều khoản không được tiết lộ và những sự nhượng bộ không thể chấp nhận đối với các mục tiêu chính trị và cách làm việc của chính phủ Trung Quốc."
Bình luận gia Ngô Nhân Dụng
Ông Ngô Nhân Dụng, một nhà bình luận nổi tiếng trong giới truyền thông Việt Nam ở hải ngoại cho rằng "Viện Khổng Tử chính nó không nguy hiểm, nhưng sẽ tác hại cho nước Việt Nam nếu chúng được sử dụng cho mục đích tuyên truyền cho chế độ cộng sản Trung Quốc."
Giáo sư Trần Ngọc Thêm
Sau khi Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ mở phiên điều trần và nêu lên các quan ngại về các 'mối đe dọa' và 'ảnh hưởng' của Trung Quốc thông qua các dự án, trường viện, đặc biệt như Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ, Giáo sư Trần Ngọc Thêm Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nói với BBC hôm 05/12/2014 từ Sài Gòn, là Việt Nam cần 'thận trọng, cảnh giác' với các 'ý đồ, mục đích' trong chiến lược kết hợp 'sức mạnh cứng' với 'sức mạnh mềm' của Trung Quốc qua các dự án như 'Học viện Khổng Tử'.
Giáo sư kinh tế Hạ Nghiệp Lương DR
Một giáo sư kinh tế học Trung Quốc và nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Trung Quốc, ông Hạ Nghiệp Lương, người bị sa thải khỏi Đại học Bắc Kinh, cảnh báo rằng "nhiều trao đổi học thuật của Trung Quốc chứa đựng các rủi ro bị che giấu, chẳng hạn các học giả thỉnh giảng lại có thể là các nhân viên tình báo được cử đi."
Chính phủ Ấn Độ đã từ chối, không cho lập những viện Khổng Tử, cho đó là âm mưu của Trung Quốc để phát triển quyền lực mềm, dùng văn hóa để lan tràn ảnh hưởng.
THAM KHẢO
Học viện Khổng Tử
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD
Lưu Diên Đông
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_Di%C3%AAn_%C4%90%C3%B4ng
Đỗ Quý Toàn thường được biết tới với bút hiệu Ngô Nhân Dụng
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Qu%C3%BD_To%C3%A0n
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật siết chặt Viện Khổng Tử Trung Quốc
https://dantri.com.vn/the-gioi/thuong-vien-my-thong-qua-du-luat-siet-chat-vien-khong-tu-trung-quoc-20210306071533647.htm
Nhật Bản giám sát hàng loạt Viện Khổng Tử của Trung Quốc
https://dantri.com.vn/the-gioi/nhat-ban-giam-sat-hang-loat-vien-khong-tu-cua-trung-quoc-20210606093703102.htm
Đức "nói không" với Viện Khổng Tử Trung Quốc
https://dantri.com.vn/the-gioi/duc-noi-khong-voi-vien-khong-tu-trung-quoc-20210704090046990.htm
Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/sach-luoc-cua-my-doi-pho-voi-cac-vien-khong-tu-cua-trung-quoc-838365.vov
Đại học Bắc Kinh giải thích về vụ sa thải giáo sư Hạ Nghiệp Lương
https://www.rfi.fr/vi/tong-hop/20131020-dai-hoc-bac-kinh-giai-thich
06/08/2021 : Châu Âu gióng hồi chuông báo tử các Viện Khổng Tử của Trung Quốc ?
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210806-ch%C3%A2u-%C3%A2u-b%C3%A1o-t%E1%BB%AD-c%C3%A1c-vi%E1%BB%87n-kh%E1%BB%95ng-t%E1%BB%AD-trung-qu%E1%BB%91c