Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ với cả hơn chục nước và hứng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế với chính sách bành trướng của mình.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
Các khu vực tranh chấp ở Biển Đông (dựa theo các tài liệu không chính thức và chưa cập nhật). Trung Quốc (đỏ), Việt Nam (lam), Philippines (tím), Malaysia (vàng), Brunei (lục).
Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ:
- Trung Quốc,
- Đài Loan,
- Việt Nam,
- Philippines,
- Malaysia
- Brunei.
Các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.
- Bãi Macclesfield là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines.
- Quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Đài Loan.
- Quần đảo Natuna do Indonesia tuyên bố chủ quyền cũng đang bị Trung Quốc đe dọa.
Các khu vực tranh chấp giữa các nước đối với quần đảo Trường Sa (2009).
Ngoài ra, vùng biển trong khu vực Biển Đông cũng là đối tượng tranh chấp, với lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm:
- ngư trường,
- khai thác tài nguyên (đặc biệt là dầu khí)
- kiểm soát của một vị trí chiến lược.
Các quốc gia gián tiếp can dự đáng kể đến Biển Đông là:
- Hoa Kỳ,
- Nhật Bản,
- Úc
- Ấn Độ.
"Đường chín đoạn" của Trung Quốc
Tuyên bố Đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông (màu đỏ) so với những khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho mỗi quốc gia theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (màu xanh) bao gồm các đảo đang có tranh chấp (màu xanh lá cây).
Năm 1947, chính phủ Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên Biển Đông với đường lưỡi bò 11 đoạn, sau này chính phủ TQ sử dụng lại đường lưỡi bò này nhưng chỉ còn 9 đoạn. Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông (biển Nam TQ) là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.
Đụng độ đẫm máu nhất ở biên giới Ấn - Trung sau nửa thế kỷ
https://zingnews.vn/dung-do-dam-mau-nhat-o-bien-gioi-an-trung-sau-nua-the-ky-post1096622.html
Các nước đang vướng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc
Sau vụ đụng độ khiến hàng chục binh lính ở biên giới Ấn - Trung, Tranh chấp biên giới giữa hai cường quốc lớn nhất châu Á đang nóng hơn bao giờ hết.
Tâm điểm căng thẳng tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc (đường viền màu đỏ). Đồ họa: New York Times.
Nói đến tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc nhiều người chủ yếu nhắc tới tranh chấp Biển Đông, biển Hoa Đông, vùng Kashmir…Thực ra Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với tất thảy bao nhiêu nước?
Nhân vụ đụng độ biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ mới đây, kênh India TV News liệt kê tất cả các nước đang vướng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
1. Tranh chấp với Ấn Độ : Trung Quốc chiếm khu vực Aksai Chin và tuyên bố mình có chủ quyền ở hai bang Arunachal Pradesh và Ladakh mà Ấn Độ đang quản lý. Theo India TV News, chính chính sách bành trướng này của Trung Quốc đã dẫn đến các cuộc đụng độ gần đây giữa quân đội hai nước.
Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 đã được chiến đấu ở cả hai khu vực này. Một thỏa thuận để giải quyết tranh chấp đã được ký kết vào năm 1996, bao gồm "các biện pháp xây dựng lòng tin" và một Dòng kiểm soát thực tế được hai bên thống nhất.
Năm 2006, đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ tuyên bố rằng tất cả Arunachal Pradesh là lãnh thổ của Trung Quốc trong bối cảnh xây dựng quân đội.Vào thời điểm đó, cả hai quốc gia đều tuyên bố xâm nhập tới một km ở mũi phía bắc của Sikkim. Năm 2009, Ấn Độ tuyên bố sẽ triển khai thêm lực lượng quân sự dọc biên giới. Năm 2014, Ấn Độ đề xuất Trung Quốc nên thừa nhận chính sách "Một Ấn Độ" để giải quyết tranh chấp biên giới.
2. Tranh chấp với Nhật : Trung Quốc tranh chấp kịch liệt các quần đảo Senkaku, Ryukyu với Nhật.
Tranh chấp quần đảo Senkaku là vấn đề tranh chấp giữa 3 quốc gia và vùng lãnh thổ trên một nhóm đảo không có người ở, do Nhật Bản quản lý, mà người Nhật gọi là quần đảo Senkaku, trong khi đó Trung Quốc gọi là Diàoyúdǎo (Điếu Ngư) và Đài Loan gọi là Diàoyútái (Điếu Ngư Đài).[
Quần đảo Senkaku nằm trong biển Hoa Đông giữa Nhật Bản - Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo gồm có 5 đảo không có người ở và 3 bãi đá trơ giữa biển, kích thước từ 800 m² đến 4,32 km².
Quần đảo Senkaku bị Mỹ chiếm đóng từ năm 1945 đến 1972, Nhật Bản và Trung Quốc thể hiện quan điểm của mình về chủ quyền của quần đảo lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 20/05/1972 nhằm tìm kiếm sự tiếp quản quần đảo từ Hoa Kỳ. Sở hữu những hòn đảo trên sẽ mang đến cho quốc gia của họ những quyền lợi về khai thác dầu khí, khoáng sản và đánh bắt cá ở các vùng biển xung quanh. Các hòn đảo thuộc quần đảo đều có ý nghĩa trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật và quân đội Hoa Kỳ thể theo hiệp ước sẽ bảo vệ những hòn đảo trên nếu có sự xâm lược.
3. Tranh chấp với Việt Nam : Trung Quốc chiếm đóng trái phép các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
4. Tranh chấp với Nepal : Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một số khu vực của Nepal từ hồi chiến tranh Trung Quốc-Nepal giai đoạn 1788-1792. Trung Quốc cho rằng các khu vực này là một phần của Tây Tạng của Trung Quốc.
5. Tranh chấp với Triều Tiên về núi Baekdu và vùng biên giới Kando (Trung Quốc gọi là Jiandao).
6. Tranh chấp với Philippines ở Biển Đông. Philippines từng kiện lên Tòa trọng tài về luật biển và Tòa bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết.
Bãi cạn Scarborough là một vụ xâm chiếm trái phép về bãi cạn Scarborough hay đảo Hoàng Nham giữa Trung Quốc và Philippines, đặt trong bối cảnh những tranh chấp quốc tế về Biển Đông. Vụ việc xâm chiếm xảy ra kéo theo nhiều quốc gia liên quan trong đó có Mỹ. Kết thúc vụ tranh chấp là thắng lợi thuộc về Trung Quốc khi quốc gia này chiếm thực tế được bãi cạn mà họ gọi là Hoàng Nham.
7. Tranh chấp với Nga : Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền 160.000 km2 với Nga.
8. Tranh chấp với Hàn Quốc về bãi đá chìm Socotra ở Hoàng Hải.
9. Tranh chấp với Bhutan ở Tây Tạng và một số vùng núi.
10. Tranh chấp với Đài Loan. Trung Quốc xem Đài Loan là lãnh thổ của mình nên xem tất cả lãnh thổ Đài Loan quản lý hay tuyên bố chủ quyền là của mình.
11. Tranh chấp với Brunei ở Biển Đông.
12. Tranh chấp với Malaysia ở Biển Đông.
13. Tranh chấp với Indonesia. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia bị chồng lấn vì yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo India TV News, trong phần lớn các tranh chấp Trung Quốc đều hứng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế với chính sách bành trướng của mình.
THAM KHẢO
Tranh chấp biên giới Ấn-Trung
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh_ch%E1%BA%A5p_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_%E1%BA%A4n-Trung
Trung Quốc cảnh báo người dân tránh xa biên giới Triều Tiên
https://zingnews.vn/trung-quoc-canh-bao-nguoi-dan-tranh-xa-bien-gioi-trieu-tien-post1055898.html