Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Tranh vẽ cảnh mua bán nô lệ tại Mỹ thế kỷ 18.
Chế độ nô lệ là chế độ mà trong đó con người được xem như một thứ hàng hóa. Nô lệ là người bị bắt buộc phải làm việc không lương cho người chủ, bị mất quyền con người và cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ. Nhiều người trở thành nô lệ vì bị bắt sau những cuộc chiến (một hình thức tù binh), hoặc những cuộc càn quét của lực lượng xâm lăng hoặc giai cấp thống trị. Một số khi sinh ra đã bị coi như là nô lệ vì cha mẹ là nô lệ.
Mua bán nô lệ ở Caribbean. Nguồn ảnh: www.sciencephoto.com
Trong lịch sử, chế độ nô lệ đã được công nhận bởi hầu hết các xã hội; còn trong thời gian gần đây, chế độ nô lệ đã bị cấm ở tất cả các nước do phong trào bãi nô, nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại thông qua các việc gán nợ, chế độ nông nô, người làm trong nhà bị nuôi nhốt, nhận con nuôi giả trong đó trẻ em bị buộc phải làm việc như nô lệ, binh lính trẻ em, và hôn nhân cưỡng ép. Nô lệ chính thức được coi là bất hợp pháp ở tất cả các nước, nhưng vẫn còn khoảng 20 đến 30 triệu nô lệ trên toàn thế giới.
Nô lệ là một trong những tầng lớp ở dưới đáy cùng của xã hội từ hàng trăm năm trước. Khi nô lệ làm trái ý hoặc không phục tùng mệnh lệnh của người chủ thì thường đối mặt với những kiểu trừng phạt hãi hùng.
Chế độ nô lệ có trước chữ viết và đã tồn tại trong nhiều nền văn hóa. Hầu hết các nô lệ hiện nay là nô lệ do bị gán nợ phát sinh do người cho vay nặng lãi, thậm chí kéo dài nhiều thế hệ. Buôn người chủ yếu được sử dụng để buộc phụ nữ và trẻ em tham gia vào các ngành công nghiệp tình dục.
Trong số này, kiểu trừng phạt phổ biến nhất là đánh đòn roi. Người chủ thường dùng roi để đánh nô lệ gây ra những vết thương "trầy da tróc thịt" khắp cơ thể. Dù bị đánh, nô lệ không được phép phản kháng hay tự vệ.
Chỉ riêng nước Mauritanie ở Tây Phi có khoảng 600.000 nô lệ (dưới hình thức lao động trả nợ), gồm nam, nữ và trẻ em - tức gần 20% dân số. Đến tháng 8/2007 nạn nô lệ mới được chính thức coi là phạm pháp. Nạn nô lệ cũng phổ biến tại Niger ở Tây Phi với khoảng 800.000 người bị bắt làm nô lệ - tức gần 8% dân số.
Anh dỡ bỏ bức tượng nhà buôn nô lệ Robert Milligan
Cơ quan chức năng Anh ngày 09/06/2020 đã quyết định dỡ bỏ bức tượng về một người buôn bán nô lệ thế kỷ 18 đặt bên ngoài bảo tàng London Docklands.
Anh quyết định dỡ bỏ bức tượng người buôn bán nô lệ Robert Milligan. Ảnh: BBC.
Bảo tàng London Docklands xác nhận bức tượng của nhà buôn nô lệ nổi tiếng Robert Milligan, vốn sở hữu hai đồn điền trồng mía và 526 nô lệ tại Jamaica, đã đặt bên ngoài bảo tàng trong một thời gian dài.
Khi bức tượng Robert Milligan bị dỡ, hàng nghìn người đã tập trung bên ngoài Đại học Oxford yêu cầu dỡ bỏ tượng của doanh nhân, nhà chính trị theo chủ nghĩa đế quốc Cecil Rhodes.
Đài BBC (Anh) cho biết thị trưởng London Sadiq Khan trước đó đề nghị rà soát mọi bức tượng và tên đường phố ở thủ đô xem có liên quan tới nô lệ hay không.
Thị trưởng Khan đánh giá London cần phải đối mặt với “sự thật không dễ chịu” về lịch sử có liên quan đến nô lệ. Ông Khan cũng nhấn mạnh London là “một trong những thành phố đa dạng nhất trên thế giới” nhưng phong trào biểu tình Black Lives Matter (Mạng sống người da đen cũng đáng giá) đã cho thấy nhiều bức tượng, tên đường trên thành phố này đã phản ánh thời kỳ liên quan đến nô lệ.
Sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc nổ ra tại nhiều quốc gia bắt nguồn từ cái chết của công dân da màu Mỹ George Floyd ngày 25/05/2020 sau khi bị cảnh sát ghì chân lên cổ trong nhiều phút.
Tính riêng tại Anh, đã có 200 cuộc biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc.
Thành phố ở Virginia cuối cùng đã dỡ bỏ bục đấu giá nô lệ da đen
Thành phố Fredericksburg, bang Virginia, đã dỡ bỏ một khối đá nặng 363 kg từng được sử dụng làm bục đấu giá nô lệ người da đen.
Bục đấu giá từng là nơi bày bán nô lệ người da màu. Ảnh: CNN.
Để dỡ bỏ được khối đá vào ngày 05/06/2020, Hội đồng thành phố đã phải đấu tranh suốt gần 2 năm, theo CNN.
“Chế độ nô lệ từng được áp dụng tại nhiều bang của Mỹ trước cuộc nội chiến”, nhà sử học chính của thành phố, ông John Hennessy cho biết. “Đối với nhiều người, bục đấu giá nô lệ là hiện thân của nỗi đau ở hiện tại và trong quá khứ”.
Để dỡ bỏ được khối đá vào ngày 5/6, Hội đồng thành phố đã phải đấu tranh suốt gần 2 năm. Ảnh: CNN.
Bục đấu giá từng là nơi bày bán nô lệ người da màu. Giờ đây, bục đá này trở thành địa điểm tập trung người biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc.
“Tôi nghĩ khối đá sẽ bị dỡ bỏ khi hàng trăm người kêu gọi thành phố làm điều này”, Uỷ viên Hội đồng thành phố Chuck Frye cho biết.
Là một người sinh ra và lớn lên tại Fredericksburg, ông Frye nhận xét: “Những kẻ phân biệt chủng tộc thích khối đá này, các nhà sử học thì hiểu giá trị của nó trong khi cộng đồng người da màu lại cảm thấy bị đe doạ”.
Ông Chuck Frye, ủy viên người Mỹ gốc Phi duy nhất tại Hội đồng thành phố, từng đề xuất dỡ bỏ bục đấu giá nô lệ vào năm 2017, thời điểm diễn ra phong trào biểu tình tại Charlottesville, bang Virginia.
BÌNH LUẬN
Theo tôi, mỗi người có quyền tự do không bị kỳ thị và sách nhiễu chủng tộc. Mọi người không nên bị đối xử khác biệt bởi vì lý do chủng tộc hay các lý do có liên quan khác, chẳng hạn như tổ tiên, màu da, nguyên quán, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch hay tín ngưỡng. Điều này áp dụng cho các lĩnh vực được phải được bảo vệ như tại sở làm, tại trường, trong việc thuê nhà, hoặc ở lĩnh vực dịch vụ. Các dịch vụ bao gồm những nơi như cửa tiệm và thương xá, các khách sạn, các bệnh viện, những nơi vui chơi giải trí và các trường học.
Đồng thời, chúng ta cũng có một di sản về chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc – đặc biệt là đối với những người Thổ dân, cũng như đối với các nhóm người khác, bao gồm người gốc Phi Châu, gốc Hoa, gốc Nhật, gốc Nam Á, gốc Do Thái và gốc Hồi giáo. Di sản này ảnh hưởng đến các hệ thống và các cơ cấu của chúng ta ngay cả ngày hôm nay, ảnh hưởng đến đời sống của những những người da màu và của tất cả mọi người trên thế giới.
Chân dung George Floyd được trương lên trong cuộc biểu tình bên ngoài Nhà Trắng (Washington D.C.- Hoa Kỳ) ngày 02/06/2020. REUTERS - JONATHAN ERNST
Biểu tình phản đối bạo lực cảnh sát và chống kỳ thị bùng lên tại hơn một trăm thành phố nước Mỹ, một tuần sau cái chết của George Floyd, công dân Mỹ da đen. Nhưng không chỉ ở Mỹ, nhiều nơi tại châu Âu và trên thế giới, dân chúng cũng xuống đường.
Đầu giờ tối 02/06/2020, tại Paris, khoảng 20.000 người tập hợp trước Tòa án Paris tại Porte de Clichy, theo lời kêu gọi của một hiệp hội ủng hộ gia đình người thanh niên da đen Adama Traoré, 24 tuổi, qua đời năm 2016, sau khi bị cảnh sát câu lưu.
Theo AFP, cuộc tập hợp diễn ra bất chấp lệnh cấm của sở Cảnh Sát Paris. Tại Pháp, đối với nhiều người, vụ Adama Traoré được coi là một « biểu tượng » cho nạn bạo lực cảnh sát. Trong số những người biểu tình, có nhiều thanh niên và thành viên phong trào « Áo Vàng ».
Biểu tình chống bạo lực cảnh sát tại Paris ngày 02/06/2020, theo gương phong trào "Black Lives Matter" ở Mỹ trong vụ George Floyd. REUTERS - GONZALO FUENTES
Theo sở Cảnh Sát Paris, đụng độ xảy ra vào khoảng sau 21 giờ. Cảnh sát giải tán đoàn biểu tình bằng lựu đạn cay. 18 người bị câu lưu bên lề cuộc tuần hành.
Biểu tình cũng diễn ra tại Lille vào khoảng 18 giờ 02/06/2020. 2.500 người tuần hành trước trụ sở Cảnh Sát, lên án bạo lực cảnh sát, theo lời kêu gọi của hiệp hội « collectif Sélom et Matisse », được lập ra sau khi hai thanh niên bị thiệt mạng trong lúc lực lượng an ninh sát can thiệp tại khu phố.
Theo Le Monde, biểu tình diễn ra tại Anh, Đức, Ailen, Canada, Úc, New Zealand, Syria hay Brazil… Tại Luân Đôn, hàng nghìn người xuống đường hôm chủ Nhật 07/06/2020 xung quanh công viên Trafalgar Square, trung tâm thủ đô, giương cao khẩu hiệu « Không có công lý, không có hòa bình ! », hay « Màu da không phải là tội phạm »...
Cũng ngày Chủ Nhật, 10.000 người tuần hành tại Canada ở trung tâm thành phố Montréal, thủ phủ bang Québec, để bày tỏ sự ủng hộ với phong trào phản đối bạo lực cảnh sát, chống kỳ thị tại Mỹ.
Tại Ailen, hôm thứ hai 01/06/2020, hơn 5.000 người xuống đường tuần hành ủng hộ phong trào chống kỳ thị chủng tộc « Black Lives Matter ».
Ngày 03/06/2020, theo AFP, giáo hoàng Phanxicô lên án mọi hình thức kỳ thị chủng tộc đều « không thể chấp nhận được ». Tuy nhiên, người đứng đầu giáo hội Công giáo cũng đồng thời chỉ trích các phản ứng bạo lực trong những ngày tiếp theo cái chết của George Floyd. Ngài nhấn mạnh là các phản ứng bạo lực như vậy sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire