Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Ông Đoàn Ngọc Hải trong một lần trực tiếp xử lý vi phạm trật tự lòng,
lề đường trên địa bàn Q.1 (Ảnh: Thanh nien)
lề đường trên địa bàn Q.1 (Ảnh: Thanh nien)
Người ấy là ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1, từng được biết là người trực tiếp chỉ huy phá bỏ những người chiếm cứ vỉa hè của thành phố HCM để buôn bán, làm ăn, tuy nhiên không lâu sau đó ông đã nộp đơn từ chức vì cảm thấy công việc của mình không được cấp trên hết lòng hậu thuẫn và còn có biểu hiện trách cứ do phản ứng của dư luận quần chúng.
Theo báo chí thì từ năm 2017, ông Đoàn Ngọc Hải trở thành một hình mẫu cán bộ tận tâm trong công tác lập lại trật tự lòng lề đường, trả lại lối đi cho người đi bộ. Tại thời điểm đó, một lãnh đạo Thành ủy đã đề nghị UBND TPHCM và các sở ban ngành vào cuộc quyết liệt để ông Đoàn Ngọc Hải không trở thành “ngôi sao cô đơn”.
Tháng 1 năm 2018, ông Hải gửi đơn xin từ chức vì “không thực hiện được lời hứa trước nhân dân”. Nhưng bất ngờ đến tháng 5 năm 2018, ông Hải lại có đơn xin “rút đơn từ chức” với một số lý do.
Sau hơn một năm im lặng, vào sáng ngày 4 tháng 6 năm 2019, Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến trao quyết định điều động ông Hải về làm Phó Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Sài Gòn (SGCC). Nhưng cũng bất ngờ không kém lần từ chức trước đây, ngay buổi chiều ngày 4 tháng 6, ông Hải lại có đơn từ chức với lý do ông không có chuyên môn về xây dựng.
Ông Đoàn Ngọc Hải
Sinh 10 tháng 10, 1969 Hà Nội
Câu hỏi được đặt ra: Những người có ‘máu mặt’ mà ông Hải nói trong lá đơn là ai, và liệu những kẻ có ‘máu mặt’ ấy có trực tiếp hay ngấm ngầm chỉ đạo việc điều động ông Hải nhằm vô hiệu hóa một cán bộ ‘liêm chính’ của thành phố?
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng
Sinh ngày 4 tháng 2 năm 1963 - tỉnh Thái Bình.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Ông Đoàn Ngọc Hải từ chức là bảo vệ quan điểm của Đảng
Việc ông Đoàn Ngọc Hải từ chức dấy lên những bài báo với lời lẽ nghi ngờ một kịch bản phía sau. Người nhanh chóng bênh vực ông nhất là Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. Ông Nhưỡng cho rằng “đây là sự liêm chính của cán bộ” mà ông Hải là người điển hình. Trong khi đó, những viên chức nhà nước khác tỏ ra từ tốn hơn trước lá đơn từ chức của ông Hải.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân.
Sinh ngày 2 tháng 7 năm 1958 tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp)
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định “Ông Hải phải chấp hành sự phân công”
BTNV Lê Vĩnh Tân nói việc chuyển ông Hải: “Cán bộ phải chấp hành quyết định của tổ chức”
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm.
Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1958 tỉnh Tây Ninh.
Còn bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM cho rằng "cách ứng xử của ông Đoàn Ngọc Hải thiếu tôn trọng với tổ chức".
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: "Ứng xử của ông Đoàn Ngọc Hải làm tôi rất ngạc nhiên, khó hiểu"
Ông Nguyễn Thành Phong
Sinh ngày 18 tháng 7 năm 1962 Bến Tre
Và Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, người ký quyết định điều động, phân trần: “Đây là một tổng công ty lớn chứ có phải nhỏ gì đâu, lại trực thuộc UBND TPHCM, hệ số lương ngang với Phó Giám đốc sở”.
Ông Nguyễn Thành Phong: Chức mới của ông Đoàn Ngọc Hải lương ngang phó giám đốc sở
Trong đơn xin từ chức Phó tổng giám đốc SGCC, ông Đoàn Ngọc Hải viết rằng lý do ông từ chức là sau khi nhận công tác tại đơn vị mới, ông nhận thấy không có trình độ chuyên môn về ngành xây dựng, không phù hợp với năng lực, sở trường chuyên môn được đào tạo và quá trình công tác. Ông Hải nhấn mạnh nếu miễn cưỡng phải nhận nhiệm vụ trái với sở trường, chuyên môn và tâm huyết thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nên ông từ chức.
Nếu nhìn kỹ vào bằng cấp mà ông Đoàn Ngọc Hải có thì lý do ông đưa ra là hợp lý. Một người tốt nghiệp :
- Thạc sĩ Chính trị,
- Cử nhân Kinh tế,
- Cử nhân Luật
- Cử nhân Xã hội học
chắc chắn không thể vào một công ty xây dựng, huống hồ là đảm nhiệm chức Phó giám đốc. Thiếu kiến thức chuyên môn là chuyện không hiếm thấy của cán bộ chủ chốt trong các tập đoàn nhà nước, vì vậy ông Hải được xem là người can đảm dám vạch ra những lỗ hổng điều chuyển cán bộ trong guồng máy từ bao lâu nay.
Vậy vị trí nào trong guồng máy hiện nay phù hợp với ông nhất?
Có thể ông sẽ trả lời rằng chức Chủ tịch UBND thành phố hay các quận nội thành thì phù hợp cho văn bằng của ông hơn. Nhưng chắc ông cũng biết hơn ai hết, một người từng từ chức rồi lại xé đơn từ chức như ông khó có cơ hội làm lãnh đạo vì ông trót mất lòng hệ thống Đảng. Đối với Đảng không có chuyện chống đối dù chống đối trong ôn hòa và đầy thuyết phục. Đảng không thể chấp nhận một đảng viên có ‘hành vi’ bất tuân sự điều động của Đảng lại được phép điều hành Ủy ban Nhân dân, nơi có khẩu hiệu “Trung với Đảng, Hiếu với Dân” treo trịnh trọng trên tường.
Ông Hải có thể là người liêm chính như nhận xét của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, nhưng cũng có thể ông đang giận dỗi chế độ mà ông đang phục vụ.
Bởi không giận sao được khi ông can đảm nhận lấy hàng triệu lời thóa mạ, chửi rủa khi mang quân đi xóa trắng vỉa hè cho cả hệ thống được tiếng thơm để rồi nhận những chức vụ ‘không xứng đáng’ với ‘công trạng’ mà ông đã bỏ ra trong quá khứ?
BÌNH LUẬN
Tiêu chí đúng người, đúng việc ngày nay đang dần bị quên lãng vì nhiều lý do trong đó không loại trừ lợi ích nhóm, tham nhũng... Việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động cán bộ có lúc không căn cứ theo năng lực thực tế mà vì sự nể nang, quan hệ và có khi còn là để người được bổ nhiệm, điều động phải chịu ơn và trả ơn.
Ông Đoàn Ngọc Hải là người có lòng tự trọng và tôi đánh giá cao điều đó. Quan điểm của ông Hải phù hợp với quan điểm, chủ trương công tác cán bộ của Đảng. Nên tôi cho rằng, đây là sự liêm chính của cán bộ.
Với trường hợp của ông Đoàn Ngọc Hải từ chối nhận vị trí mới vì vị trí ấy không phù hợp với sở trường, trình độ, chuyên môn của mình. Một quy trình hợp lý mà lẽ ra ngay từ đầu tổ chức, đơn vị điều động, bổ nhiệm phải thực hiện:
"Trao đổi trước với người sẽ được điều động và khẳng định sẽ tạo điều kiện cho người đó làm việc."
Việc tạo điều kiện ấy chính là trước khi nhận nhiệm vụ, vị cán bộ ấy phải tìm được đội ngũ tư vấn có năng lực cho mình, tổ chức sẽ thực hiện việc rà soát để khẳng định đó là những người tư vấn có năng lực và nhiệt tình thực sự. Đội ngũ tư vấn ấy sẽ làm việc dưới quyền của vị cán bộ được điều động, bổ nhiệm kia.
Sự “khôn ngoan”, “kín kẽ” của ông Đoàn Ngọc Hải?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire