Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Theo Reuters 02/02/2019 - Nga vừa đình chỉ tham gia vào Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) thời Chiến tranh lạnh sau khi Mỹ có quyết định tương tự.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói cáo buộc của Nato là bối cảnh cho Mỹ rời hiệp ước.
Ảnh: EPA.
Theo Reuters, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ sớm bắt đầu phát triển các loại tên lửa mới, trong đó có tên lửa siêu thanh, trong cuộc họp với Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu hôm 2/2/2019.
Người đứng đầu Điện Kremlin cũng cho biết Moscow đình chỉ thực hiện hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty).
"Đối tác Mỹ của chúng tôi đã tuyên bố dừng thực hiện thỏa thuận (INF), và hôm nay chúng tôi cũng sẽ đình chỉ thực hiện hiệp ước này", ông Putin cho biết.
Tổng thống Putin trong một cuộc họp cùng Ngoại trưởng Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu. Ảnh: Sputnik.
Ông Putin cho biết sẽ có biện pháp đáp trả "tương xứng" nếu Mỹ lắp đặt thêm tên lửa tại châu Âu. Nhà lãnh đạo nước Nga cũng cảnh báo bất cứ nước châu Âu nào chấp nhận cho phép Mỹ đặt tên lửa sẽ có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công của Nga.
Trước đó, Tổng thống Putin nhiều lần đe dọa sẽ phát triển các loại tên lửa hạt nhân tầm trung từng bị cấm theo quy định của INF nếu Washington rút khỏi thỏa thuận này.
Tuyên bố được Tổng thống Putin đưa ra 1 ngày sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Mỹ ngừng tuân thủ hiệp ước INF từ ngày 2/2/2019 và sẽ chính thức rút khỏi thỏa thuận kiểm soát vũ khí này trong 6 tháng nếu Moscow "không chấm dứt hành vi vi phạm hiệp ước".
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev trong lễ ký kết hiệp ước INF năm 1987. Ảnh: Sputnik.
Hiệp ước INF được tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký vào năm 1987. Các bên đồng ý giải giáp gần 2.700 tên lửa hạt nhân tầm gần và trung, chấm dứt thế đối đầu hạt nhân mang nhiều rủi ro giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Âu.
BÌNH LUẬN
Nga phủ nhận đã xây dựng tên lửa vi phạm hiệp ước. Ảnh: EPA.
Sáng 2/2/2019, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với BBC: "Tất cả các đồng minh (Châu Âu) đồng thuận với Mỹ vì Nga đã vi phạm hiệp ước trong vài năm qua. Họ đang triển khai ngày càng nhiều tên lửa có khả năng hạt nhân ở châu Âu."
Người Mỹ nói họ có bằng chứng rằng một tên lửa mới của Nga nằm trong tầm 500-5,500km bị cấm bởi hiệp ước.
Quan chức Mỹ cho biết Nga đã triển khai một số tên lửa 9M729 - hay được NATO gọi là SSC-8.
Tên lửa 9M729 mới của Nga là Mỹ và đồng minh lo ngại. Ảnh: Reuters.
"Những tên lửa mới này di động, khó phát hiện, có khả năng hạt nhân và có thể vươn tới các thành phố châu Âu. Chúng có thời gian cảnh báo rất ngắn nên chúng làm giảm ngưỡng [đề phòng] việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể trong một cuộc xung đột," Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg nói với BBC.
Những vũ khí như vậy được coi là đặc biệt nguy hiểm vì chúng chỉ mất vài phút để tiếp cận mục tiêu, khiến các nhà lãnh đạo chính trị có rất ít thời gian để cân nhắc phản ứng và làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân trong trường hợp cảnh báo tấn công sai.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire