lundi 25 avril 2016

KINH DOANH : Báo động cho các nhà sản xuất dầu mỏ


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Sự phát triển của ô tô điện và máy bay dùng năng lượng mặt trời đang là hồi chuông báo động cho các nhà sản xuất dầu mỏ.


Xe ô tô điện Model 3 mới ra của Tesla

Gần đây, ngành ô tô đã chứng kiến một hiện tượng chưa từng thấy khi hàng dài người xếp hàng để đăng ký mua mẫu xe điện Model 3 mới ra của Tesla. Với mức giá 35.000 USD, Model 3 thực sự là một “siêu phẩm” của Tesla khi chỉ trong 3 ngày đã có 276.000 người đặt mua trước mẫu xe này. Nếu số xe trên được bán hết, Tesla có thể thu về khoản tiền 10 tỷ USD trong vài năm tới. Không ngạc nhiên khi nhiều người ví Model 3 như “iPhone” của ngành công nghiệp ô tô.

Giống như cách iPhone đã làm thay đổi thị trường điện thoại di động, sự ra đời của Model 3 có thể là khoảnh khắc lịch sử, giúp ô tô điện trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng không chỉ có ô tô chạy xăng truyền thống, một ngành công nghiệp nữa cũng sẽ phải gánh chịu sức công phá vô cùng lớn của “quả bom” Tesla: đó là dầu mỏ.


Sự xuất hiện của Tesla Model 3 có thể được ví như một cơn địa chấn

Năm ngoái, doanh số bán ô tô điện đã tăng 60% trên toàn thế giới. Theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng 60% một năm được duy trì, thì sớm nhất vào năm 2023, ô tô điện có thể làm giảm nhu cầu sử dụng 2 triệu thùng dầu một ngày. Điều này sẽ gây ra tình trạng thừa cung mà đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2014.

Trong quá khứ, OPEC luôn tỏ ra coi thường triển vọng của ô tô điện. Trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới được công bố vào năm ngoái, tổ chức này dự đoán rằng ô tô điện sẽ chỉ chiếm 1% thị trường ô tô thế giới đến năm 2040. Năm ngoái, CEO của công ty sản xuất dầu ConocoPhillips, Ryan Lance, phát biểu rằng phải mất 50 năm nữa ô tô điện mới trở nên phổ biến như ô tô chạy xăng hiện nay.

Thế nhưng, các đánh giá trên đã phần nào quá chủ quan. Đúng là chỉ một mình Tesla thì không đủ sức. Điều thực sự đáng sợ mà Tesla đang làm là tạo ra một hiệu ứng dây chuyền. Các đối thủ khác trong ngành ô tô sẽ không ngồi giương mắt nhìn Tesla làm mưa làm gió trên thị trường. General Motors, Chevrolet và Nissan đã có kế hoạch bán ô tô điện ở tầm giá 30.000 USD trong vài năm tới.


Theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng 60% một năm được duy trì, thì sớm nhất vào năm 2023, ô tô điện có thể làm giảm nhu cầu sử dụng 2 triệu thùng dầu một ngày.

Ngoài ra, những hãng này cũng đang tích cực xây dựng hệ thống trạm sạc điện có thu phí của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Ấy là chưa kể nhiều hãng ô tô và công ty công nghệ khác như Google cũng đang đầu tư hàng tỷ USD cho cuộc đua ô tô điện. Tất cả sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới theo sau sự sụp đổ của giá dầu hiện nay.

Lúc đó, hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Nga và Ả Rập Xê-út sẽ phải hứng chịu hậu quả đầu tiên, nhất là khi nền kinh tế của hai nước này chủ yếu phụ thuộc vào dầu mỏ. Theo số liệu chính thức của chính phủ hai nước, ngân sách của Ả Rập Xê-út đã thâm hụt 100 tỷ USD trong năm 2015 và với việc giá dầu vẫn chưa khởi sắc, triển vọng của năm nay cũng không có gì khả quan hơn. Ả Rập Xê-út có nhiều tài sản khác để trông chờ nhưng khi đang tiêu hơn 15% những gì mình kiếm được mỗi năm, số tiền dự trữ của họ sẽ nhanh chóng cạn kiệt.


Các chuyên gia cho rằng phải nhiều năm nữa kinh tế Nga và Ả Rập Xê-út mới phục hồi trở lại mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ hiện nay.

Nga cũng chẳng khá hơn khi 35 tỷ USD đã bốc hơi khỏi ngân sách nước này trong năm ngoái và kinh tế Nga đã chính thức trượt vào suy thoái. Số liệu mới nhất cho thấy GDP của Nga đã tăng trưởng âm 3,7% trong năm 2015. Đồng rúp đang rơi tự do và dự trữ ngoại tệ đang bốc hơi. Ấy là chưa kể đến những phí tổn cho chiến dịch quân sự đầy tốn kém ở Syria của Nga.

Các chuyên gia cho rằng phải nhiều năm nữa kinh tế Nga và Ả Rập Xê-út mới phục hồi trở lại mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ hiện nay. Thế nhưng, đến lúc đấy, những chiếc ô tô điện của Tesla và “những người bạn” đã tràn ngập thị trường rồi và sẽ đẩy giá dầu xuống đáy vực một lần nữa. Khi ấy, nếu cứ duy trì tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ như hiện nay, Nga và Ả Rập Xê-út sẽ chẳng mấy chốc mà rơi vào cảnh khốn cùng.

Có lẽ không phải bom hạt nhân hay tàu sân bay, lá chắn tên lửa nào cả, chính Tesla mới là “thứ vũ khí” của Mỹ mà người Nga sợ nhất lúc này.


Máy bay năng lượng mặt trời vượt Thái Bình Dương thành công

Chiếc máy bay dùng năng lượng mặt trời đã hạ cánh xuống bang California (Mỹ) ngày 23/4/2016 sau 3 ngày vượt Thái Bình Dương thành công.


Chiếc máy bay Solar Impulse 2 dươc phi công Bertrand Piccard hạ cánh xuống Mountain View ở Thung lũng Silicon, phía nam thành phố San Francisco, bang California vào 23 giờ 45 (13 giờ 45 ngày 24.4, giờ Việt Nam). Máy bay đã trải qua 62 giờ bay liên tục từ Hawaii, theo AP ngày 24.4.


Trước khi hạ cánh vài giờ, phi công Piccard đã lái máy bay bay qua cầu Cổng Vàng trong sự chứng kiến của nhiều người bên dưới. Phi công Piccard và đồng sự người Thuỵ Sĩ Andre Borschberg đã bay máy bay năng lượng mặt trời này vòng quanh thế giới. Hành trình bắt đầu từ thủ đô Abu Dhabi của UAE hồi tháng 3.2015, máy bay sau đó dừng chân tại các nước Oman, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản và quần đảo Hawaii của Mỹ.

Lúc 9 giờ 35 sáng 10.3 (giờ VN), máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 với phi công Thụy Sĩ Bertrand Piccard đã cất cánh khỏi sân bay Muscat tại Oman, bắt đầu chặng bay thứ 2 vượt biển Ả rập đến Ấn Độ sau khi hoàn tất chặng bay đầu dài 400 km từ Abu Dhabi đến Oman dài 12 giờ bay, theo Times of Oman.

Chặng đường vượt Thái Bình Dương là phần nguy hiểm nhất của hành trình vì thiếu những địa điểm để máy bay có thể hạ cánh khẩn cấp khi gặp sự cố. Hồi tháng 7.2015, máy bay Solar Impulse 2 hạ cánh tại Hawaii và buộc phải ở lại đây vì hệ thống pin bị hư hỏng do nhiệt khi bay từ Nhật Bản đến.

Trước đó, khi bay từ Nam Kinh (Trung Quốc) sang Hawaii, máy bay gặp sự cố thời tiết không thuận lợi và một cánh bị hỏng nên phải đổi hướng sang Nagoya (Nhật Bản). Máy bay này bay sang Hawaii một tháng sau đó.


Máy bay Solar Impulse 2 bay thử tại Hawaii Ảnh: Reuters

Chiếc máy bay đặc biệt này có vận tốc khoảng 45 km/giờ, trong ngày nắng mạnh có thể tăng gấp đôi. Vì làm bằng sợi carbon nên máy bay chỉ nặng khoảng 2,2 tấn. Sải cánh của máy bay này dài hơn cả sải cánh của một chiếc Boeing 747. Máy bay còn được gắn 17.000 tấm pin năng lượng mặt trời trên mặt cánh, tiếp điện cho động cơ cánh quạt. Vào ban đêm, máy bay bay bằng năng lượng dự trữ.

Solar Impulse 2 sẽ có 3 điểm dừng nữa tại Mỹ trước khi vượt Đại Tây Dương đến châu Âu hoặc Bắc Phi. Dự án này được tiến hành từ năm 2002, ước tính chi phí hơn 100 triệu USD nhằm đề cao tầm quan trọng của năng lượng tái tạo.


Bình Luận

Nói như vậy không có nghĩa rằng chúng ta không tin Tesla sẽ thất bại, nhưng ngược lại, khẳng định rằng Tesla có thể sớm giết chết Toyota, Volkswagen, GM hay Ford có vẻ là hơi lạc quan thái quá. Dù sao, bất chấp kết quả cuối cùng của cuộc đấu này là gì, sự thật là chiếc Model 3 của Elon Musk đã đưa chiếc xe ô tô sang một trang mới. 

Chưa biết lợi thế sáng tạo có giúp Tesla vượt qua những thử thách về kinh nghiệm hay không, nhưng chắc chắn sau này chúng ta vẫn sẽ nhớ về Elon Musk như một vĩ nhân mang tầm cỡ của Karl Benz, Henry Ford và Steve Jobs.

Ngay sau khi Model 3 ra mắt, người ta đã tung hô Tesla là Apple mới. Elon Musk là Steve Jobs mới. Hai cuộc cách mạng đã bắt đầu. Tesla có thể sẽ sớm giết chết các nhà sản xuất truyền thống theo cùng một cách Apple đã giết chết Nokia và đẩy gần như tất cả các nhà sản xuất di động khác vào khốn khó. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Cũng giống như Apple không tiên phong cho smartphone, Tesla cũng không phải là tên tuổi đi đầu cho công nghệ xe thân thiện với môi trường. Cách đây 10 năm, nhắc tới xe "xanh" là nhắc tới chiếc hybrid Prius của Toyota. Công nghệ khung xe dạng ván trượt (skateboard) của Tesla đã có từ tận 6 năm trước khi Tesla Roadster ra mắt đình đám, 10 năm trước khi Model S mang lại thành công đầu tiên cho Elon Musk.

Công nghệ xe tự lái cũng vậy, Google đã cho những chiếc xe tự lái của mình dạo chơi đường phố San Francisco từ năm 2012.

Cũng giống như nhiều trường hợp khác, thành công của Tesla đến từ sự chậm chân và thiếu may mắn của đối thủ. Không quá khó để nhận ra rằng các tên tuổi truyền thống trong lĩnh vực xe hơi đã có mối lo sợ rằng xe điện sẽ khiến mảng xe xăng/diesel của họ bị thiệt hại. Không quá khó để suy đoán rằng Google đã không thể thuyết phục bất kỳ một hãng xe nào triển khai tính năng tự lái, hay thậm chí là một hệ thống vi tính thông minh, lên xe hơi một cách ồ ạt như Tesla.

Nhưng đáng ngạc nhiên là, sau khi cứng đầu bảo thủ trong suốt 100 năm, các nhà sản xuất xe hơi đã nhanh chóng đáp trả Tesla chứ không cam tâm đi tiếp vào chết. Tại các sự kiện lớn của cả thế giới công nghệ lẫn thế giới xe hơi, GM, Volkswagen, BMW, Toyota, Daimler và Ford đã liên tục trình diễn những chiếc xe điện. Ví dụ, tại CES 2015, BMW ra mắt chiếc ô tô điện i3 có khả năng tự đỗ xe. Một năm sau, Mercedes khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi ra mắt mẫu Conccept IAAA, một chiếc xe cũng có động cơ điện và cũng có khả năng tự lái.

Quả bom khủng hoảng dầu mỏ mới sắp nổ và kẻ châm ngòi chính là Tesla

Phân tích của BNEF tập trung vào tổng chi phí để sở hữu ô tô điện, bao gồm phí bảo trì, phí nhiên liệu và quan trọng nhất là giá thành của pin.

Pin chiếm 1/3 chi phí sản xuất của một chiếc ô tô điện. Để ô tô điện phổ biến đến tay người dùng, một trong bốn điều kiện sau phải được thỏa mãn:
1. Chính phủ phải cung cấp các ưu đãi cho nhà sản xuất ô tô điện để hạ giá thành
2. Các nhà sản xuất ô tô điện phải chấp nhận biên lợi nhuận cực thấp.
3. Khách hàng phải sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho ô tô điện.
4. Giá pin phải giảm xuống.

Hiện nay, ba điều kiện đầu tiên đã được thỏa mãn, nhưng chúng không thể duy trì được trong thời gian dài. May mắn là, chi phí sản xuất pin đang có xu hướng giảm xuống.

Một vấn đề khác đặt ra cho ô tô điện là: Điện sẽ được lấy từ đâu? Theo BNEF, đến năm 2040, ô tô điện sẽ tiêu thụ 1.900 terawatt-giờ mỗi năm. Con số này tương đương với 10% sản lượng điện của cả thế giới trong năm 2015.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire