vendredi 29 janvier 2016

PHONG TỤC : Tết Nguyên đán Bính Thân 2016


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Chúc các bạn một năm mới vạn sự như ý, tiến tài tiến lộc,
an khang thịnh vượng và sức khỏa dồi dào.


Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội… Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng thọ….Từ già đến trẻ ai cũng biết, ngày tết trong nhà ít nhất cũng phải có cành hoa, bánh chưng, bánh tét, chai rượu…


Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Ta hay Tết Âm lịch) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo Quân (23 tháng chạp âm lịch) và Tất Niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịchsau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng Âm lịch).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên... Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ



Những phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán 2016

Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn... thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.

Cuối năm

Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo quân). Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ). Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên. Theo phong tục, cây nêu được dựng lên để chống lại quỷ dữ và những điềm gở. Cây nêu thường được treo hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như : tỏi, xương rồng, hình nộm và lá dứa.


Trước ngày Tết, người Việt cũng chuẩn bị bánh chưng, bánh tét và các món ăn thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên.

Tất niên

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.



Thông tin lịch nghỉ tết nguyên đán Bính Thân 2016

Theo như thông tin mới nhất thì lịch nghỉ tết nguyên đán bính thân 2016 cán bộ công nhân viên chức sẽ được nghỉ 9 ngày. Như vậy năm nay ngày mùng 1 tết âm lịch 2016 sẽ vào ngày 8/2/2016 dương lịch.


Năm nay sẽ không có ngày 30 tết (năm nhuận Âm lịch)

 Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch, năm nay sẽ không có ngày 30 tết mà chỉ có 29 tết vì thế các bạn cần sắp xếp đúng thời gian để về quê ăn tết cùng gia đình. 29 tết vào ngày mùng 7/2/2016 & Ngày mùng 1 tết sẽ là ngày 8/2/2016.

Lịch nghỉ tết âm lịch 2016 Bính Thân


Để xem tài liệu về < Tết Nguyên đán 2015 >, xin mời các bạn truy cập dưới đây :




Những chợ hoa ngày Tết 2016 ở Sài Gòn

Đi du Xuân, vòng quanh Đường Hoa, để thưởng ngoạn hoa Tết là một nét đẹp của mỗi mùa Xuân. Năm nay tổng hợp những Hội hoa Xuân hấp dẫn ở Sài Gòn đều được trang trí với quy mô khá lớn, và sẽ có những nét thu hút rất lạ với các bạn trẻ Sài Gòn.

1. Đường hoa Nguyễn Huệ


Dài 720 m, mang chủ đề Sài Gòn - hòa bình, thịnh vượng và phát triển: Đường Hoa Nguyễn Huệ Tết Bính Thân sẽ được khai mạc vào tối 5/2/2016 (27 tháng Chạp). Chỉ một lần tạm dời đến đường Hàm Nghi, năm nay Đường hoa chính thức quay trở lại Đại lộ Nguyễn Huệ (nay là Phố đi bộ Nguyễn Huệ) với tên gọi Đường Hoa Tết Bính Thân 2016 Sài Gòn – hòa bình, thịnh vượng và phát triển.


Đường Hoa 2016 bắt đầu từ đường Lê Thánh Tôn tới Tôn Đức Thắng. Trong đó, đoạn từ giao lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ được chia làm ba phân đoạn chính: đoàn kết - hòa bình, năng động - sáng tạo, và hội nhập - thịnh vượng.


2. Hội hoa Xuân Tao Đàn

 Với chủ đề “Sài Gòn - Hòa bình, thịnh vượng và phát triển", Hội Hoa xuân Tết Bính Thân 2016 sẽ được khai mạc vào ngày 3/2 (ngày 25 tháng Chạp) và bế mạc ngày 14/2 (tức mùng 7 Tết) tại Công viên Tao Đàn.


Năm nay, Hội hoa Xuân lớn nhất Sài Gòn sẽ tổ chức nhiều chương trình ở 3 khu vực chính: Khu trưng bày, triển lãm ngành hoa cá kiểng, tiểu cảnh, đá nghệ thuật trong nước; Khu của nước ngoài và khu phục vụ Lễ hội như: sân khấu nghệ thuật, ca nhạc, đờn ca tài tử, triển lãm thư pháp chữ Việt, biểu diễn lân, sư tử, rồng, xiếc, ảo thuật, trà đạo… Hội hoa Xuân cũng tổ chức 30 gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của ngành, và quà lưu niệm cho du khách nữa.




3. Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng


Tiếp nối thành công của những năm trước, Hội hoa Xuân 2016 tổ chức tại khu vực The Crescent (Hồ Bán Nguyệt), khu đô thị Phú Mỹ Hưng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 01/02 đến 07/02/2016.


Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng với chủ đề “Về làng”, sẽ đưa du khách thăm viếng  làng quê ở 3 miền đất nước qua 4 khu vực gồm: “Đường Xuân”, “Vườn Xuân”, “Bến Xuân” và “Phấc Xuân” với những hình ảnh thân quen của làng quê Việt như:  cổng làng, con đường làng quanh co, giếng làng, guồng xe nước, hay những chiếc vó cá trên sông …


4. Chợ hoa Tết Công Viên Gia Định và Công viên 23/9



Thời gian tổ chức Chợ hoa Tết diễn ra đồng loạt từ ngày 1-2-2016 (nhằm ngày 23 tháng Chạp) đến trưa ngày 7-2-2016 (nhằm ngày 29 tháng Chạp).


5. Chợ hoa bến Bình Đông


Từ nhiều năm nay, Chợ hoa bến Bình Đông đã trở thành địa điểm tập trung rất nhiều ghe chở hoa từ các tỉnh miền Tây đổ về, để phục vụ nhu cầu của người dân Sài Gòn mỗi dịp Tết. Tết Bính Thân này, đến với Hội hoa Xuân 2016 tại bến Bình Đông, du khách sẽ được thưởng thức khung cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền vô cùng tấp nập.




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire