dimanche 31 janvier 2016

BLOG : Cánh tính năm nhuận Dương lịch và Âm lịch


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Việc tính năm nhuận Dương lịch (DL) và năm nhuận Âm lịch (AL) thì không có gì phức tạp lắm, nhưng tính tháng nhuận của năm AL thì rất phức tạp (nó không cố định tháng nhuận như năm DL là tháng 2 thêm 1 ngày = 29 ngày). Tháng nhuận AL được tính theo phương thức kết hợp nhiều yếu tố liên quan đến các “tiết” và “khí” trong các tháng của năm. Trong bài này chỉ đề cập tới cách tính năm nhuận DL và AL như sau:

Tính năm nhuận theo Dương lịch (DL)

Muốn biết năm nào của Dương lịch là năm nhuận thì ta chỉ cần lấy số biểu của năm đó đem chia cho 4 mà vừa đủ thì năm đó là năm Dương lịch có nhuận tháng 2 thêm 1 ngày thành 29 ngày. Vì thông thường tháng 2 Dương lịch chỉ có 28 ngày mà thôi. 

Ví dụ
Năm 2016 thử xem có phải năm nhuận không? 
Ta lấy số biểu năm DL 2016 chia (chẵn) cho 4 thì vùa đúng 504 lần.
Như thế là năm 2016 là năm có nhuận và năm 2017 là năm không có nhuận.



Nhưng lưu ý rằng đối với những năm tròn Thế kỷ (tức số biểu của năm đó có 2 con số không ở cuối thì ta phải lấy 2 con số đầu của số biểu để chia cho 4. Nếu chia vừa đủ là năm đó có nhuận.

Ví dụ:
Các năm: 1600, 1700, 1800, 1900, 2000, 3000 thì chỉ có năm 1600 và năm 2000 chia đúng cho 4. Còn các năm khác không chia đúng cho 4 là không phải năm nhuận DL.


Tính năm nhuận Âm lịch (AL)

Đối với năm nhuận AL thì có một tháng nhuận. Tháng AL phải lấy ngày Nhật Nguyệt hợp sóc làm đầu (tức là ngày Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất cùng trên một trục đường thẳng). Hai lần hợp sóc cách nhau 29,5 ngày. Cho nên tháng AL đủ là 30 ngày và tháng thiếu là 29 ngày. Vì cách tính như vậy, nên AL bắt đầu vào ngày “sóc” kề với “tiết” Lập xuân. Sai số năm thực là 11 ngày trong một năm. Dồn 3 năm lại thì dôi ra 33 ngày. Cho nên qua 3 năm phải nhuận 1 tháng. Rồi dồn 2 năm nữa là được 25 ngày là gần được nhuận 1 tháng. Tính bình quân trong 19 năm thì có 7 tháng nhuận.

Trong mỗi tháng bình thường có một ngày “tiết” và một ngày “khí”. Số ngày tiết và ngày khí bình quân là 30,4 ngày. Do đó ngày của tháng AL có 29,5 ngày. Cho nên sau 2,3 năm sẽ có một tháng chỉ có ngày có “tiết” mà không có “khí” thì dùng tháng đó làm tháng nhuận AL.

Nói thì như vậy nhưng đi vào tính cụ thể tháng nào trong năm nhuận AL là tháng nhuận thì rất phức tạp mà ta phải hiểu lịch pháp mới tính được chứ không tính dẽ dàng như tháng nhuận của năm DL. Nhưng tính năm AL có nhuận thì cũng không khó. Cụ thể tính như sau:

Đem số biểu của năm DL tương ứng với năm âm lịch chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.



Ví dụ:
Năm Giáp Thân 2004 này nhuận (vì 2004 chia 19 còn dư 9) và nhuận một tháng. Tháng nhuận rơi vào tháng 2 .

Trở lại năm Giáp Thân cách đây 60 năm (1944, chia cho 9, dư 6), cũng là năm nhuận và tháng nhuận rơi vào tháng 4.


Nói tóm lại . . .

Cách tính tháng âm lịch nào là tháng nhuận của năm nhuận đó thì không đơn giản chút nào.

Các nhà lịch pháp phải công phu, kinh nghiệm tính mới chính xác và lập thành bảng để tuân theo. Không có một công thức đơn giản để tính như kiểu tính năm nhuận AL.

Năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.

- Năm nhuận dương lịch có 366 ngày.

- Năm nhuận âm lịch có 13 tháng (383 hoặc 384 ngày)





Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire