mardi 17 janvier 2017

PHONG TỤC : Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận



CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng


VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện trọn đời đẹp ước mong.

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội… Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng thọ….Từ già đến trẻ ai cũng biết, ngày tết trong nhà ít nhất cũng phải có cành hoa, bánh chưng, bánh tét, chai rượu…


Thông tin lịch nghỉ tết nguyên đán Đinh Dậu 2017

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017: Bộ nội vụ đã thống nhất với lịch nghỉ tết 7 ngày, vào 2 ngày cuối năm Bính Thân và 3 ngày đầu năm Đinh Dậu, không hoán đổi ngày nghỉ, và không đi làm bù.

Ngày mùng 1 và mùng 2 tết Nguyên Đán 2017 rơi vào hai ngày nghỉ cuối tuần là thứ bảy và chủ nhật, vì thế người lao động được nghỉ bù thêm 2 ngày.

Tổng cộng số ngày nghỉ của lịch nghỉ tết Nguyên đán 2017 sẽ là 7 ngày, từ ngày 29 tháng chạp năm Bính Thân đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Đinh Dậu (nhằm ngày 26/1/2017 đến hết ngày 1/2/2017 Dương lịch).



Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Ta hay Tết Âm lịch) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo Quân (23 tháng chạp âm lịch) và Tất Niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng Âm lịch).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên... Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ.


Những phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán

Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn... thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.

Cuối năm

Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo quân).

Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ.

Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ).

Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên.

Theo phong tục, cây nêu được dựng lên để chống lại quỷ dữ và những điềm gở. Cây nêu thường được treo hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như : tỏi, xương rồng, hình nộm và lá dứa.


Trước ngày Tết, người Việt cũng chuẩn bị bánh chưng, bánh tét và các món ăn thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên.

Tất niên

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu).


Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết.

Ngày Tất niên đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.




dimanche 15 janvier 2017

BLOG : 9 công dụng của quả trứng


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo Dân trí ngày 15/01/2017 - Trứng là một loại thực phẩm vừa rẻ vừa ngon lại còn chứa nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng phổ biến trong bữa cơm của mỗi gia đình. Tuy nhiên bạn có biết rằng, ngoài việc đóng vai trò là một món ăn, trứng còn có nhiều công dụng vô cùng hữu ích khác trong cuộc sống hàng ngày.


Tẩy sạch vết ố trên khăn lau, tã lót


Các loại khăn hoặc tã lót trẻ em sau một thời gian thường bị vết ố vàng rất khó tẩy rửa. Để giải quyết tình trạng này hãy tận dụng ngay những chiếc vỏ trứng vứt đi sau khi chế biến món ăn. Bạn chỉ cần bỏ 5-6 vỏ trứng vào nồi nước nấu cùng 1-2 chiếc khăn hoặc tã lót bị ố. Sau thời gian 5 phút sẽ thu được hiệu quả rõ rệt.


Loại bỏ vết cáu bẩn trên xoong chảo


Các loại xoong hoặc chảo đã mất khả năng chống dính thường bị bám các vết thức ăn vết cháy. Thay vì phải dùng miếng cọ nồi bằng kim loại chùi rửa rất tốn sức bạn có thể bóp vụn vỏ trứng lên xoong, chảo cho thêm một tí nước và dùng miếng bọt biển rửa bát hoặc một mảnh vải và chà lên trên. Các mảnh vỏ trứng sẽ giúp mặt xoong, chảo sạch tinh tươm.


Làm trơn rãnh kéo cửa nhôm


Các gia đình có sử dụng cửa nhôm chắc không lạ gì với tình trạng cửa bị kẹt hoặc kéo rất nặng sau quá trình sử dụng lâu dài. Để giải quyết vấn đề này, mọi người thường dùng dầu nhớt nhưng làm như thế về lâu về dài sẽ gây ô nhiễm và rất mất vệ sinh. Vì vậy hãy áp dụng một cách tự nhiên hơn đó là cho vỏ trứng vào một bọc vải, đập vụn sau đó tẩm vào một chút nước, cuối cùng dùng bọc vải này lau chùi phần rãnh kéo. Cửa của bạn sẽ chẳng mấy chốc mà hoạt động trơn tru trở lại.


Vỏ trứng cũng là một loại phân bón


Những gia đình ở đô thị có trồng các loại hoa cây cảnh trong nhà có thể tận dụng chính số vỏ trứng bỏ đi để làm phân bón cho cây, bởi trong vỏ trứng có chứa đến 97% Canxi cabonat cùng nhiều khoáng chất khác như natri, kali, magie rất tốt cho sự phát triển của thực vật.

Để sử dụng loại “phân bón” nhà làm này bạn có thể rắc trực tiếp lên mặt đất hay nếu có thời gian hãy trộn đều nó vào trong đất trồng.


Đánh bay vết ố trà, cà phê trên ly tách


Các loại ly tách uống trà hay cà phê thường bị chuyển màu ố trông rất mất thẩm mỹ. Trong trường hợp này, những chiếc vỏ trứng lại vẫn là cứu tinh của bạn. Hãy luộc khoảng 12 vỏ trứng trong nước sôi sau đó đem phơi cho thật khô và xay mịn. Tiếp theo cho bột vỏ trứng vào chiếc cốc cần làm trắng, chế thêm nước sôi đến miệng cốc và để qua đêm. Bạn sẽ phải bất ngờ với kết quả mà mình thu được.


Giặt áo quần


Vỏ trứng có thể giải quyết tình trạng các bộ áo quần màu trắng bị ngả vàng sau vài lần giặt. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần cho những vụn vỏ trứng vào trong một túi bằng vải và cho vào máy giặt chung với áo quần.

Lưu ý: Nhớ buộc chặt miệng túi để vỏ trứng không bị rơi ra trong quá trình giặt


Đánh bóng đồ da


Các loại áo da, cặp da hay ví da dùng lâu ngày thường bị sạm màu và hóa cứng. Lúc này, hãy lấy một ít lòng trắng trứng khấy đều rồi dùng một miếng vải mềm chấm vào lòng trắng trứng và cọ thật mạnh trên bề mặt da. Món đồ da của bạn sẽ lấy lại độ bóng như xưa.


Dùng lòng trắng trứng để bảo dưỡng đồ trang sức mạ vàng


Lòng trắng trứng cũng là một dung dịch bảo dưỡng các món trang sức mạ vàng cực kỳ hiệu quả mà lại còn tiết kiệm. Bạn chỉ cần rửa qua thật nhanh đồ trang sức bằng nước ấm. Sau đó lấy khắn mềm chấm vào lòng trắng trứng và chùi lên những chi tiết có mạ vàng trên món đồ trang sức. Cuối cùng dùng khăn voan lau sạch. Chi tiết mạ vàng sẽ trở nên sáng bóng như mới.


Mặt nạ chống lão hóa từ lòng đỏ trứng


Từ trứng gà bạn có thể chế nên nhiều loại mặt nạ cho da với các công dụng khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là loại mặt nạ chống lão hóa. Những gì bạn cần là: 1 lòng đỏ trứng gà+ 1 thìa mật ong+ 1 thìa dầu oliu+ 1 quả chuối chính.

Cách tiến hành:
Nghiền nát và trộn đều hỗn hợp cho chuyển thành dạng sệt. Đắp hỗn hợp lên mặt và chờ trong 15 phút. Rửa sạch mặt bằng nước ấm rồi dùng khăn lau khô.



mardi 10 janvier 2017

XÃ HỘI : Vụ dược sĩ cho thuê bằng


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Vắng dược sĩ, nhà thuốc lắm vi phạm

"Khi triển khai nhà thuốc GPP (thực hành tốt nhà thuốc) vai trò của dược sĩ rất quan trọng. Nếu đã đứng tên mở nhà thuốc thì dược sĩ phải có mặt chứ, sao lại ngửa tay nhận tiền thuê bằng rồi để mặc nhà thuốc muốn làm gì thì làm"
Bà Phạm Khánh Phong Lan (phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM)

Theo TTO ngày 10/01/2017, vì không phải là chủ nhà thuốc thực sự, nên không ít dược sĩ sau khi cho thuê bằng cấp đã bỏ mặc nhà thuốc muốn làm gì thì làm. Chỉ khi có đoàn thanh tra đến, dược sĩ mới vội vã đến “trình diện” kiểu đối phó.

Dù bị thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất liên tục nhưng vi phạm của nhà thuốc vẫn cứ tiếp diễn với đủ các kiểu vi phạm, chung quy cũng chỉ vì thuê mướn bằng dược sĩ để mở nhà thuốc.

Bán thuốc không cần toa

Trong vai một người bị ho khan đã hơn 10 ngày và chưa uống loại thuốc nào, chúng tôi ghé vào một nhà thuốc đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy để mua thuốc uống. Phía bên ngoài nhà thuốc này có in chữ đạt chuẩn GPP.

Tại đây, một nhân viên bán thuốc tư vấn với chúng tôi nên đi bác sĩ để được khám bệnh, nhưng khi chúng tôi nói chúng tôi muốn mua thuốc uống thì nhân viên này bán cho chúng tôi hai ngày thuốc với lời dặn “nếu uống thấy bớt bệnh thì ra mua tiếp”. Giá tiền thuốc cho hai ngày là 40.000 đồng.

Chúng tôi hỏi trong đó có thuốc kháng sinh không thì nhân viên này nói có và chỉ cho chúng tôi biết đó là viên thuốc màu trắng có tên Ciprofloxacin 500mg - trong khi theo quy định, thuốc kháng sinh là thuốc cần phải kê toa mới được mua.

Trên đường Hai Bà Trưng, đoạn từ cầu Kiệu đến chợ Tân Định, nhiều hiệu thuốc tây lớn tập trung tại đây. Đầu giờ chiều 09/01/2017, tại một nhà thuốc trên đường này, khi chúng tôi vào và mô tả triệu chứng là bị đau rát cổ họng, nhiều đờm, ho, chảy nước mũi và ngạt mũi, nhân viên bán thuốc liền hỏi muốn uống liều mấy ngày.

Chúng tôi bảo muốn uống ngắn ngày thì nhân viên vừa lấy thuốc trong lọ lớn và cắt từ vỉ ra năm loại thuốc, mỗi loại 2-3 viên, và bảo uống trước trong 1 ngày rồi lấy thêm. Giá thuốc là 20.000 đồng. Cùng lúc đó, một người đàn ông khác cũng đang mua nhiều loại thuốc ở đây mà không có toa thuốc.

Tại nhà thuốc này, chúng tôi hỏi để mua thêm thuốc trị đau co thắt đại tràng thì nhân viên đưa ra hai loại thực phẩm chức năng và nói nếu muốn chấm dứt cơn đau nhanh thì uống thuốc giảm đau.

Thấy tấm biển “Dược sĩ tư vấn” để ở một góc bàn, chúng tôi ngỏ ý hỏi để được tư vấn mua thuốc trị đau co thắt đại tràng, thì được nhân viên bán thuốc trả lời: “Giờ dược sĩ bận rồi, dược sĩ không có ở đây”.


Không có dược sĩ, bán cả thuốc hết hạn

Theo thông tin của thanh tra Sở Y tế TP, chỉ từ ngày 19-12 đến 23-12-2016 đã có 32 nhà thuốc ở nhiều quận, huyện trên địa bàn TP bị xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền từ 4 đến 23 triệu đồng/nhà thuốc, PV), trong đó có đến 23 nhà thuốc có hành vi vi phạm “Người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế theo quy định của pháp luật” (tức vắng mặt dược sĩ khi nhà thuốc hoạt động).

Điển hình nhất là nhà thuốc M.C ở xã Tân Xuân, H.Hóc Môn bị phạt đến 23 triệu đồng vì các vi phạm: dược sĩ vắng mặt; không mở sổ hoặc phương tiện khác để theo dõi hoạt động mua, bán thuốc; bán lẻ thuốc đã hết hạn sử dụng. Tương tự, trước đó từ ngày 12-12 đến 16-12-2016 cũng có 23 nhà thuốc bị phạt tiền vì có những hành vi vi phạm, trong đó có 14/23 nhà thuốc khi được kiểm tra không có mặt dược sĩ.

Đáng lo ngại, vì không có dược sĩ quản lý chuyên môn nên đã có đến 7 nhà thuốc có hành vi vi phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân là bán thuốc hết hạn sử dụng. Hành vi này bị thanh tra phạt tiền từ 10-15 triệu đồng/nhà thuốc. Ngoài ra còn có hai nhà thuốc bị phạt tiền vì bán thuốc không có đơn thuốc bác sĩ với mức phạt 350.000 đồng/nhà thuốc.


“Ba vấn đề đáng lo”

Khi trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Khánh Phong Lan - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nói hoạt động nhà thuốc ở TP hiện nay có ba vấn đề rất đáng lo.

1. Bán thuốc không theo đơn bác sĩ
Bệnh nhân hỏi mua gì nhà thuốc cũng chiều ý bán, kể cả những thuốc như kháng sinh bắt buộc phải có đơn bác sĩ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh do vi trùng lờn thuốc, gây ảnh hưởng sức khỏe cho người bệnh khi bệnh nặng phải dùng kháng sinh thì không đáp ứng thuốc. Tuy nhiên, vi phạm bán thuốc không có toa bác sĩ có mức phạt rất nhẹ (200.000 - 500.000 đồng).

2. Dược sĩ vắng mặt tại nhà thuốc khi mở cửa hoạt động nên bệnh nhân không được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ. 
Còn nhà thuốc không được quản lý chuyên môn chặt chẽ, để xảy ra vi phạm như bán lẻ thuốc quá hạn dùng, bảo quản thuốc không đúng hướng dẫn, để thuốc chung với sản phẩm không phải là thuốc...

3. Mua, bán thuốc không có hóa đơn, chứng từ. 
Khi không có hóa đơn, chứng từ sẽ không biết rõ nguồn gốc xuất xứ thuốc từ đâu và chất lượng thế nào.

Nói về trách nhiệm quản lý y tế trên địa bàn, bà Phong Lan nói rằng từ khi thực hiện nhà thuốc GPP đã giúp bộ mặt và chất lượng hoạt động nhà thuốc thay đổi khá nhiều so với trước đây. Ngoài việc tăng cường hậu kiểm, xử phạt vi phạm, Sở Y tế TP cũng đã thực hiện giải pháp tình thế là thường xuyên tập trung nhân viên nhà thuốc, kể cả dược trung và dược tá, đến Sở Y tế TP để tập huấn, đào tạo thêm.

Ngoài ra, sở còn tăng cường kiểm tra việc bán thuốc phải có toa của bác sĩ, nhưng “đúng là việc này còn khó thực hiện vì bác sĩ phòng mạch thường không kê đơn cho người bệnh mà vẫn bán thuốc. Không có đơn thuốc thì nhà thuốc không có đơn để bán nên lại bán thuốc không có đơn bác sĩ. Cái vòng luẩn quẩn này vẫn chưa giải quyết được”, bà Phong Lan cho biết.


Quá nhiều nhà thuốc?

Ở các con đường gần Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi ghi nhận có gần 40 nhà thuốc. Phía trước cổng chính Bệnh viện Chợ Rẫy, trên đường Nguyễn Chí Thanh gần 10 nhà thuốc san sát nhau. Trên đoạn đường Thuận Kiều chỉ khoảng vài trăm mét, ngay bên tay trái của bệnh viện, chúng tôi đếm được gần 20 nhà thuốc...

Cách Bệnh viện Chợ Rẫy không xa là Bệnh viện Đại học Y dược. Xung quanh bệnh viện này, các nhà thuốc cũng mọc lên như nấm sau mưa. Đoạn đường Đặng Thái Thân, bên hông bệnh viện này, cũng chỉ khoảng vài chục mét nhưng có đến 6 nhà thuốc. Đoạn đường Mạc Thiên Tích, nằm ở cổng sau của Bệnh viện Đại học Y dược, cũng có khoảng 10 nhà thuốc.

Theo bà Phong Lan, Luật dược hiện nay rất mở. Trước đây quy định mỗi nhà thuốc cách nhau 50m nhưng bây giờ bỏ hết. Xung quanh bệnh viện thì nhà thuốc san sát trong khi ở vùng sâu, vùng xa lại rất hiếm nhà thuốc.

Thực chất nhà thuốc bán gì? Trừ những nhà thuốc lớn, nhà thuốc chuỗi của các công ty dược phẩm lớn có bán thuốc đặc trị, còn đa số nhà thuốc chủ yếu bán thuốc thông thường. Trong khi hầu hết người dân có bảo hiểm y tế. Khi có bệnh thì họ vô bệnh viện khám bệnh, lấy thuốc, không mua bên ngoài” - bà Phong Lan chia sẻ.


BÌNH LUẬN

Theo quy định, dược sĩ mới tốt nghiệp phải có 5 năm thực hành mới được cấp chứng chỉ hành nghề, và tư vấn thuốc cho người bệnh. Tình trạng trên đã đẩy dược sĩ đi làm trình dược viên, nhiều nhà thuốc muốn hoạt động đã đi thuê bằng để đối phó.

Để hạn chế tối đa tình trạng dược sĩ cho thuê bằng và đề nghị Bộ Y tế nên có quy định cụ thể trong luật, dược sĩ ở địa phương nào thì chỉ được mở nhà thuốc ở địa phương đó. Yêu cầu các nhà thuốc cung cấp danh sách dược sĩ để người dân cùng cơ quan quản lý thực hiện công tác giám sát. Các cơ sở đào tạo phải công khai danh sách những người đã tốt nghiệp để thuận tiện cho việc rà soát, phát hiện bằng giả. Luật dược sửa đổi không nên quá cứng nhắc mà cần phải có những quy định sát sườn với thực tế để tránh tình trạng ngành y tế “tự chặt vào chân mình” như những gì đang diễn ra.







mardi 3 janvier 2017

THẾ GIỚI : Luật Giao Thông Mới 2017 ở California (Hoa kỳ)


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận




Dưới đây chỉ là một số điều luật mới có thể có ảnh hưởng đến nhiều cư dân tại California. Mặc dù nhiều điều luật mới không tiện trình bày ở đây hay thông báo đầy đủ, mọi người vẫn có trách nhiệm tuân theo tất cả các điều luật này, cho dù là luật mới hay cũ. Theo luật pháp Hoa Kỳ, không biết luật không phải là cách biện hộ khi phạm luật (Ignorance of the law is not a defense). 

Muốn biết thêm chi tiết về các điều luật trên đây hay các điều luật khác không được trình bày, xin vào trang nhà của Nghị Viện Tiểu Bang California ở địa chỉ http://leginfo.legislature.ca.gov

Lái xe vi phạm luật giao thông tại Cali:
- Không mang theo bằng lái xe: $214
- Sau 10 ngày đổi địa chỉ mà chưa thông báo cho DMV: $214
- Lái xe không có bảo hiểm gây tai nạn: $796 và bị treo bằng lái trong 4 năm
- Vượt đèn đỏ: $533
- Vượt qua hai lằn vàng (double solid lane): $425
- Quẹo và U-Turn ở chỗ cấm: $284
- Quá tốc độ (từ 1-15 miles): $224
- Quá tốc độ (từ 16-25 miles): $338
- Lái quá chậm: $328
- Không dừng lại ở bảng Stop Sign: $284
- Qua mặt xe bus khi có đèn đang flashing: $675
- Dùng tay nghe phone khi lái xe (lần đầu): $160
- Ðậu xe chỗ dành cho xe bus: $976
- Không mở đèn khi trời sắp tối (30 phút): $382
- Che kín cửa xe hơi: $178
- Không đeo dây an toàn: $160
- Trẻ em không đeo dây an toàn hay ghế ngồi theo qui định: $436
- Ðeo máy nghe bịt cả hai tai: $178

Tất cả các ticket về lỗi vi phạm trên đều phải theo một lớp học “An Toàn Giao Thông” (Traffic Violator Class). Những năm về trước, nếu như chúng ta hoàn tất xong lớp học này, ticket xem như được xóa, nhưng theo luật mới kể từ tháng 7/2011, từ khi hoàn tất lớp học, phải chờ 18 tháng. Trong thời gian này, xem như án treo, nếu vi phạm một lỗi khác sẽ bị trừ 2 điểm.