vendredi 28 novembre 2014

SỨC KHOẺ : Bệnh Nám da


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo thống kê, tại Việt Nam tỉ lệ phụ nữ bị nám da chiếm khoảng 60-70% tập trung ở độ tuổi sau 30 – một tỉ lệ mà ít ai ngờ tới lại cao đến như vậy. Nám da không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tới mặt thẩm  mỹ, đặc biệt những vết nám lại thường xuất hiện ở khu vực vùng mặt gây giảm, mất tự tin cho chị em, bởi với hầu hết người phụ nữ họ đều hiểu sự hiển hiện của vết nám vừa tố cáo vẻ đẹp đã bắt đầu xuống cấp cũng như tố cáo những dấu hiệu của tuổi già, độ tuổi thanh xuân bắt đầu đi qua.


Nám da là gì?

Màu da trắng hay đậm màu là do sắc tố da melanin quyết định. Tỉ lệ melanin càng cao da càng đậm màu. Vì một lý do nào đó gây sinh ra quá nhiều sắc tố melanin và tập trung không đều sẽ hình thành những mảng da đậm màu hơn các vùng khác.

Nám da là hiện tượng tăng cao sắc tố da, đa phần phụ nữ bị nám sau tuổi 30. Nám da thường có màu nâu, xám hoặc đen. Thường hình thành từng mảng đối xứng trên gương mặt và cũng thường nằm rãi rác từng đốm nhỏ hay từng mảng trên gương mặt.


Nám da là tình trạng trên khuôn mặt xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sậm màu, có màu vàng, nâu vàng, nâu sáng nhưng phần lớn là màu nâu đen… ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ trên cơ thể con người. Nám thường mọc tập trung thành từng mảng, phân bố chủ yếu ở hai bên gò má, mũi, trán, cằm. Bản chất của nám da là sự phát triển quá mức của các sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì. Tàn nhang thường xuất hiện ở những người có làn da đẹp, trắng, mỏng, mịn. Càng để lâu nám da càng có xu hướng lan rộng, đậm màu lên và khó chữa trị hơn.

Thông thường, có 3 loại nám sau :
  1. Nám sâu : những đốm nâu sẫm màu có chân nám nằm sâu dưới chân bì của da.
  2. Nám mảng : những nốt nám xuất hiện thành từng mảng trên bề mặt da, có màu nâu nhạt.
  3. Nám hỗn hợp : sự kết hợp của 2 loại nám trên, vừa mọc thành mảng, vừa có chân nám ăn sâu dưới bề mặt da.

Nguyên nhân


Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da có thể kể tới, nhưng có thể chia ra thành hai nguyên nhân chính sau.

Từ bên trong cơ thể
  • Do di truyền.
  • Do sự thay đổi nội tiết: mang thai, mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt,…
  • Mắc các bệnh phụ khoa mãn tính như viêm tử cung, viêm phần phụ, các bệnh về gan, giun sán, sốt rét. Di chứng sau điều trị các bệnh ngoài da vùng mặt để lại.
  • Do tâm trạng, tâm lý tinh thần, trạng thái tinh thần căng thẳng kéo dài.

Từ yếu tố bên ngoài
  • Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý.
  • Do sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng cách.
  • Do sử dụng thuốc tránh thai thời gian dài.
  • Do tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm,…

Nám da hình thành có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: như do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: Các tia UV trong ánh nắng khi chiếu vào da làm cho da bị sậm màu, nếu tiếp xúc thường xuyên sắc tố melanin tăng lên để bảo vệ da, đồng thời do sự tăng sinh melanin mà các vết nám từ đó cũng xuất hiện. Do đó cần hạn chế việc để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đặc biệt trong những thời điểm ánh nắng chứa nhiều UV có hại như từ 10h sáng đến 3h chiều. Khi đi ra nắng cần có biện pháp che chắn và sử dụng kem chống nắng phù hợp.


Bên cạnh do ánh nắng, việc hiện nay trên thị trường có vô vàn các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp, việc lạm dụng các dòng mỹ phẩm chứa chất tẩy da mạnh, tẩy trắng nhanh, các mỹ phẩm chứa thành phần corticoid, khởi đầu người dùng sẽ cảm giác da mịn màng và trắng lên rất nhanh, nhưng chỉ một thời gian sau đó có thể lĩnh những hậu quả không ngờ tới mà phổ biến nhất là sạm da, nám da, thậm chí teo da, da không đều màu, các vùng nám đen đậm. Do đó trước khi dùng một loại mỹ phẩm nào, cần tìm hiểu rõ thông tin về sản phẩm, độ an toàn, uy tín của nhà sản xuất, thậm chí cần thiết nên đi khám để nhận được lời khuyên hữu ích từ các bác sỹ da liễu.


Nám da do nội tiết, tuổi tác – nguyên nhân chính

Trong các nguyên nhân gây nám da, nguyên nhân phổ biến nhất là nám da do nội tiết, tuổi tác, điều này lý giải vì sao nám da thường gặp ở phụ nữ sau 30 tuổi, phụ nữ mang thai, sau sinh.


Đi cùng với thời gian, tất cả các bộ máy trong cơ thể đều lão hóa dần, buồng trứng cũng lão hóa và giảm tiết nội tiết tố estrogen – mà đối với phụ nữ nội tiết tố estrogen chính là khơi nguồn duy trì nét đẹp nữ tính, làn da mịn màng, căng hồng. Do thiếu hụt nội tiết tố kèm theo tuổi tác từ đó da cũng vậy bắt đầu giảm độ đàn hồi, xuất hiện các vết nhăn, vết chân chim, chảy xệ dần, các vết sạm, nám da bắt đầu xuất hiện. Vấn đề tuổi tác con người không thể quay ngược được thời gian, nhưng nếu có biện pháp chăm sóc da đúng cách, duy trì dinh dưỡng, bổ sung các thành phần chống lão hóa, bổ sung nội tiết tố thì làn da vẫn có thể duy trì được vẻ đẹp mịn màng, thanh xuân so với những người cùng độ tuổi khác.


Một góc cạnh dễ quan sát nhất của quá trình nám da do nội tiết là ở phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ mang thai hay sau sinh: có tới hơn 60% phụ nữ bị nám da sau quá trình sinh con lý do trong giai đoạn này có sự biến đổi liên tục việc tăng giảm nội tiết estrogen.  Do đó để cải thiện nám da do nội tiết tố, tuổi tác, chị em cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin C, A, E hỗ trợ chống lão hóa đặc biệt cần bổ sung các loại thực phẩm giàu nội tiết tố nữ estrogen như các loại lúa mạch, vừng, đậu đỗ đặc biệt các thực phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, mầm đậu nành.


Các cách điều trị nám da phù hợp với từng tình trạng nám

Đối với trường hợp bị nám nhẹ

Nám da ở thể nhẹ là khi làn da có những vết sạm nhỏ, nhạt màu, mọc rải rác. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng các cách trị nám như sau :

  • Bôi kem dưỡng da, bảo vệ da theo đúng chỉ định của các bác sĩ
  • Sử dụng một số loại mặt nạ dưỡng ẩm từ thiên nhiên (mặt nạ dưa chuột, lô hội, sữa chua)
  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và môi trường ô nhiễm
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp các loại vitamin A, B, E giúp da tái tạo và hồi phục hư tổn
Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ có tác dụng mang tính hỗ trợ việc chữa nám da chứ không thể loại bỏ triệt để, tận gốc các vết nám.


Đối với trường hợp bị nám nặng

Lúc này, làn da bị sạm đen, quầng nám xuất hiện rõ rệt, chân nám ăn sâu vào lớp biểu bì da. Bạn không nên vội vàng sử dụng các loại kem hay mỹ phẩm trị nám da. Bởi, có rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa nhiều chất kích thích da, khiến da bạn bị tổn thương nghiêm trọng và có khả năng bị nám suốt đời. Bạn nên gặp trực tiếp các bác sĩ da liễu để được tư vấn và hỗ trợ. Theo các chuyên gia, để trị dứt điểm nám, bạn nên áp dụng các giải pháp công nghệ cao, tác động trực tiếp vào vùng điều trị, tiêu diệt và phá hủy hoàn toàn chân nám.


Làm mờ nám da do nội tiết nhờ tinh chất mầm đậu nành

Từ bao đời nay,  đậu nành đã được coi là một loại thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ, được coi là món quà từ thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng cho chị em để gìn giữ duy trì tuổi thanh xuân, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như da khô, nám da, tàn nhang… thậm chí cải thiện các vấn đề tế nhị liên quan tới nội tiết tố nữ như suy giảm khả năng sinh lý, duy trì hạnh phúc viên mãn vợ chồng.


Đậu nành có tác dụng hữu ích đối phụ nữ như vậy là do bản thân đậu nành chứa 1 hoạt chất có tên isoflavon, isoflavon này có tác dụng giống như nội tiết tố nữ estrogen được mệnh danh là estrogen nguồn gốc thảo dược. Nhờ bổ sung isoflavon mà các vết sắc tố bắt nguồn từ sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen như nám da ở phụ nữ sau 30 tuổi giảm đi đáng kể, thậm chí có thể mất tùy thuộc vào mức độ đậm nhạt, độ lan rộng ăn sâu của vết nám. Không chỉ làm mờ vết nám, isoflavon trong đậu nành còn có tác dụng làm đẹp da nói chung giúp da dẻ căng mịn, tăng độ đàn hồi, giảm các nếp nhăn, giúp tóc bóng khỏe.

Để tiện cho việc sử dụng và tăng cường hiệu quả, hoạt chất thần kỳ isoflavon ngày nay đã được công nghệ dược phẩm tiên tiến chiết xuất thành công chứa trong tinh chất mầm đậu nành.  Mức độ tác dụng, hiệu quả của tinh chất mầm đậu nành phụ thuộc vào quy trình chiết xuất, dây chuyền sản xuất và quan trọng nhất là hàm lượng isoflavon chứa trong tinh chất mầm đậu nành.

Khoa học đã và đang khám phá thêm những tác dụng thần kỳ của loại hợp chất này. Tuy nhiên với những bằng chứng khoa học hiện tại các cơ quan y tế và các bác sỹ khuyến khích phụ nữ hãy chọn cho mình một chế phẩm từ tinh chất mầm đậu nành uy tín chất lượng được sản xuất theo quy trình công nghệ đảm bảo, nhãn mác đầy đủ xuất xứ, thời hạn sử dụng và được đông đảo người dùng tin tưởng.


Tóm tắc cách phòng chống & cách điều trị

Cách phòng chống
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đặc biệt vào giờ cao điểm: từ 10h đến 15h chiều.
  • Tránh để tinh thần căng thẳng lâu ngày, nên ngủ mỗi ngày từ 7 – 8h, dành thời gian thư giãn, tập thể dục thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung nhiều vitamin từ hoa quả và rau xanh để tăng sức đề kháng cho làn da từ bên trong.
  • Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm làm trắng da, chống nám da, chỉ có tác động tức thời. Bởi những loại này có chứa nhiều chất tẩy mạnh, lúc mới dùng sẽ tẩy trắng da, làm đẹp da, nhưng dùng thời gian lâu, càng ngày lớp da bị bào mòn, sẽ xuất hiện lớp da non. Khi đó, bạn đi nắng nhiều rất dễ bị nám. Ngoài ra, trong kem có lượng nhỏ thủy ngân, nếu dùng lâu dài sẽ gây ra teo da, dẫn đến hiện tượng nám da vĩnh viễn.
  • Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho da từ bên ngoài bằng việc chăm sóc da với các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng phục hồi và bảo vệ làn da.

Cách điều trị

Khi bị nám việc đầu tiên là đi khám bác sỹ chuyên môn để xác định đúng nguyên nhân gây nám thì mới có thể điều trị hết nám. Tuy cơ thể chúng ta có khả năng tự điều chỉnh, tự giải độc chữa trị cho các rối loạn ở da nhưng cần tuân thủ những chỉ định điều trị cùng một chế độ sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng hợp lí khoa học để phục hồi sức khỏe da từ bên trong và tăng sức đề kháng bảo vệ làn da từ bên ngoài.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da và cho cơ thể, ăn nhiều rau và hoa quả. Cung cấp cho cơ thể các chất như vitamin C, Beta carotene, vitamine E,… Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc,… Cần chánh các thức ăn cay nóng làm xung huyết da, các loại rượu, bia, …
  • Lột da mặt: Có thể sử dụng một vài phương pháp lột da mặt. Tuy nhiên biện pháp này không được khuyên dùng bởi biện pháp lột da trị nám là phá hủy tế bào biểu bì tạo hắc tố bề mặt ẩn dưới lớp biểu bì. Nhưng một số tế bào biểu bì tạo hắc tố có thể nằm sâu hơn mức axit có thể thâm nhập. Kết quả là các tế bào này sẽ bám vào các tế bào khác để truyền sắc tố. Các nốt nám lại xuất hiện trở lại. Ngoài ra, phương pháp lột da đòi hỏi một chế độ phòng ngừa nghiêm ngặt trong vòng vài tháng. Nếu bạn không kiêng cữ được da bạn có thể rơi vào tình trạng nám vĩnh viễn.
  • Sử dụng các sản phẩm thiên nhiên làm giảm nám, tăng sức khỏe cho làn da.



dimanche 23 novembre 2014

SỨC KHOẺ : Thoái hoá khớp gối (Arthrose du genou)


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Khớp gối là khớp rất quan trọng, gánh toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất chính vì thế nó rất dễ bị thoái hóa. Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh sẽ bị giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, gây khó khăn trong vận động, đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế cần phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa quá trình thoái hóa thêm, hạn chế tàn phế xảy ra.


Bảo vệ sụn khớp - vai trò quan trọng với thoái hóa khớp

Một nghiên cứu công bố năm 1990 cho: Khoảng 52% người trên 35 tuổi và 80% người trên 70 tuổi có ít nhất một tổn thương thoái hóa khớp. Các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu và khám phá ra những nguyên do làm hư hại sụn khớp - tổn thương chính của bệnh thoái hóa khớp.

Sụn khớp là phần bao bọc 2 đầu xương, nơi 2 đầu xương tì lên nhau khi khớp cử động. Sụn khớp bình thường có bề mặt trơn, nhẵn bóng, rất cứng và chịu đàn hồi tốt, chịu ma sát do vậy, giúp 2 đầu xương trượt lên nhau một cách dễ dàng. Đồng thời tăng khả năng chịu lực, giúp khớp thích nghi được với những cử động mạnh (chạy nhảy), áp lực lớn (bê vác nặng…).


Sụn (cartilage) là lớp tế bào nom trong như thạch, rất bền và dai, không có mạch máu và dây thần kinh. Công dụng giảm ma sát khi khớp cử động. Quan trọng như vậy mà sụn lại gồm những tế bào rất mỏng manh, khó nuôi cấy, dễ thoái hóa và khó tái tạo sau khi bị chấn thương. Cho nên sụn sẽ bị suy yếu khi khớp bất động, không được dùng tới.

Sụn chứa 75% nước khi khớp cử động,nước đó ra vào thấm qua màng hoạt dịch xương khớp. Khớp nằm trong một cái túi mà tế bào mặt trong túi tiết ra một hoạt dịch lỏng nhờn như dầu để làm khớp trơn tru trườn lên nhau khi co duỗi, cử động. Hoạt dịch cũng là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn vì sụn không có mạch máu.

Sụn khớp dễ thoái hóa
Cùng đảm nhiệm chức năng chung của hệ thống xương khớp, nâng đỡ và vận động, sụn khớp là nơi chịu tác động trực tiếp của nhiều áp lực: lực nén, lực ma sát. Vì vậy sụn rất dễ bị bào mòn cơ học, bên cạnh đó, các gốc tự do và các enzym (collagenase, phospholipase A2…) sinh ra trong quá trình vận động cũng là các tác nhân gây hủy hoại sụn khớp.

Khi trẻ, hệ thống xương và sụn khớp được cơ thể điều tiết mức độ cân bằng, nhưng khi có tuổi sự cân bằng mất dần quá trình tổng hợp bị suy giảm dẫn tới sự lão hóa và suy giảm chức năng trong khi tế bào sụn khớp (tế bào đảm nhiệm chức năng tổng hợp) lại không có khả năng tăng sinh; đặc biệt là sự thiếu hụt các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp (thường được bổ sung từ nguồn thực phẩm).

Do vậy, phần sụn khớp dần mất đi không được bù đắp lại dẫn tới biến đổi về cấu trúc: mỏng, dẹt, xơ hóa, mềm, yếu, thậm chí có thể mất đi để lộ phần xương dưới sụn. Từ đó dẫn tới suy giảm chức năng: giảm khả năng chịu lực, chịu ma sát, khiến khớp cử động đau.

Giải pháp phòng tránh cần bổ sung dưỡng chất cải thiện cấu trúc khớp bị thoái hóa
Glucosamine: Đây là chất người ta tìm thấy trong thành phần của sụn khớp do cơ thể tự sản sinh. Thoái hóa khớp là sự bào mòn các thành phần sụn khớp, gây tình trạng chết tế bào sụn.

Trước đây glucosamine được xếp vào nhóm thuốc bảo vệ sụn (gồm có glucosamine sulfate, Chondroitin sulfate và Diacerin) hay thuốc tác dụng chậm với các bệnh viêm khớp. Hiện nay nó được cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMEA) chấp nhận xét vào danh mục thuốc giúp cải thiện cấu trúc trong bệnh viêm khớp.

Methylsulfonylmethan (MSM): Đây là một hoạt chất có chứa nhóm lưu huỳnh có tác dụng chống viêm được bổ sung nhiều trong bệnh khớp đặc biệt viêm khớp.

Trong các thí nghiệm sử dụng phóng xạ đánh dấu lưu huỳnh, đã chỉ ra rằng sau khi uống, MSM cung cấp lưu huỳnh cho các axit amin thiết yếu như methionine, cysteine, và các protein huyết thanh khác, cuối cùng cũng tìm thấy nó có trong collagen của da, khớp xương, máu và mạch máu.

MSM cũng được tích hợp vào keratin của tóc và móng. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng các khớp bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp có nồng độ lưu huỳnh thấp hơn, và những con chuột bị viêm khớp được bổ sung MSM sụn khớp ít bị phá hủy hơn.

Trong một thử nghiệm ở những người bị viêm xương khớp, kinh nghiệm cho thấy người tham gia nghiên cứu được bổ sung MSM có sự giảm đau rõ rệt đáng kể hơn so với người không dùng. MSM cũng được biết đến là rất an toàn và không độc hại.

Chondroitin: là chất được tự nhiên được sản sinh trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra chondrointin có vai trò trong việc quyết định tính đàn hồi và co giãn của các màng và chất lỏng.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa hoc Belgium cho biết chondroitin có tác dụng ảnh hưởng lớn tới tế bào cartilage. Glucosamin và chondroitin là hai thành phần chính tham gia quá trình xây dựng cấu trúc khớp, chúng có chức năng ức chế và kìm hãm hoạt động của các tác nhân gây ra quá trình hủy hoại khớp.

Việc bổ sung hai dưỡng chất này là đặc biệt quan trọng cho bộ khung xương của chúng ta, nếu có điều kiện ta nên sử dụng từ trẻ bởi vì xây dựng, phục hồi và tái tạo sụn khớp là một quá trình, được thực hiện trong thời gian dài.


Triệu chứng của bệnh thoái hoá khớp gối



  • Người bị bệnh thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm.
  • Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn, thấy dễ chịu hơn.
  • Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống.
  • Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
  • Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng.
  • Người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hổ trợ. Gập duỗi gối bị hạn chế.


Chữa thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu

Điều trị vật lý trị liệu không chỉ giảm đau, giảm phù nề, tăng lực cơ, tăng tầm vận động khớp gối mà còn phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

  • Giảm đau, tăng tuần hoàn: chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, chiếu thấu nhiệt vi sóng, điều trị bằng các dòng điện giảm đau (dòng Ten, dòng giao thoa…), sóng siêu âm giảm đau, kháng viêm, làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, hướng dẫn sử dụng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối khi đi lại, lên xuống cầu thang.
  • Huấn luyện cơ, tập mạnh các nhóm cơ gập duỗi khớp gối, các nhóm cơ gập duỗi dang áp khớp hông để hỗ trợ khớp gối tùy vào lực cơ người bệnh, gia tăng tầm vận động khớp gối, độ di động xương bánh chè: kỹ thuật P.N.F, tập đề kháng bằng tay, bằng tạ, dây thun co giãn, tập di động xương bánh chè, tập chịu sức, lên xuống cầu thang.
  • Với người bị thoái hóa khớp gối thì việc giảm cân, thay đổi lối sống như tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, hạn chế khiêng vác nặng là chuyện cần làm suốt đời. Có thể mang nẹp gối trong giai đoạn đang bị đau, nhưng sau đó cần phải tập cơ tứ đầu để có một khớp gối vững khi đi đứng, vì khi bị đau gối bao giờ cơ tứ đầu đùi cũng bị teo nhỏ.


Điều trị thoái hoá khớp gối bằng « thuốc » hay « chất nhờn » 

Thoái hóa khớp gối là một vị trí thường gặp nhất của bệnh thoái hóa khớp. Trong những đợt cấp của bệnh, có thể dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau đơn thuần, nhưng các thuốc này có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.

Một số thuốc chống viêm không steroid như indometacin về lâu dài lại có tác dụng có hại lên sụn khớp, làm trầm trọng thêm quá trình thoái hoá khớp (THK). Biện pháp cuối cùng là phải phẫu thuật thay khớp giả, rất tốn kém. Để khắc phục những nhược điểm này, hiện nay, biện pháp sử dụng chất nhờn (như acid hyaluronic hay dẫn xuất của nó) đã được ứng dụng rộng rãi vì tính an toàn và hiệu quả kéo dài.


Acid hyaluronic (AH) và thoái hóa khớp (THK)
Bình thường khớp gối chứa khoảng 2ml dịch khớp. Acid hyaluronic (AH) là một polysacharid có trong thành phần dịch khớp, với hàm lượng từ 2,5 - 4,0mg/ml. Nó bôi trơn mô mềm và phủ trên bề mặt sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn. AH có nhiệm vụ đệm giảm xóc, bôi trơn và bảo vệ khớp. Nó có các tính chất nhớt và đàn hồi tùy thuộc vào lực tác động.

Nếu lực tác động lên mạnh, nó có tính chất đàn hồi, còn nếu lực tác động nhẹ thì nó như là dầu bôi trơn. Khi khớp bị thoái hóa, số lượng acid hyaluronic và chất lượng chất này trong dịch khớp bị giảm. Ở bệnh nhân THK gối, lượng acid  hyaluronic chỉ còn một nửa đến hai phần ba so với bình thường, do đó có hiện tượng dịch khớp giảm độ nhớt, mất khả năng bảo vệ sụn khớp, dẫn đến tiến triển huỷ hoại khớp.


Tác dụng điều trị của Acid hyaluronic (AH) trong thoái hóa khớp (THK)
Sự bổ sung AH trong thoái hoá khớp dẫn đến tăng kéo dài nồng độ và trọng lượng phân tử của AH nội sinh, làm cải thiện đáng kể chức năng khớp, giảm đau và tác dụng này có thể kéo dài hàng tháng. Thuốc có tác dụng giảm đau do khi tiêm vào trong khớp, nó làm giảm sản sinh các hóa chất gây viêm trong dịch khớp (PE G2, bradykinin), ức chế cảm thụ đau ở bệnh nhân THK.
AH có tác dụng kháng viêm do ngăn chặn tác dụng của cytokyne và ngăn chặn sinh tổng hợp PGE2. Tuy chỉ lưu trong dịch khớp 7 ngày nhưng duy trì tác dụng trong 6 tháng do kích thích sản xuất AH nội sinh. Các thử nghiệm trên lâm sàng đã chứng tỏ, ở người THK, việc bổ sung acid hyaluronic nội khớp có tác dụng giảm đau tốt hơn giả dược.
Thuốc đạt hiệu quả tương tự khi tiêm corticoid nội khớp song tác dụng bền vững hơn. Trong thí nghiệm trên động vật, tiêm AH còn có tác dụng bảo vệ và sửa chữa lại các tế bào sụn. AH ức chế thoái hoá sụn khớp do gia tăng hoạt tính của men TIMP (tisue inhibitor metalloprotease), kết khối các proteoglycan và tăng sinh tổng hợp của tế bào sụn khớp. Thuốc có hiệu quả tác dụng rõ rệt đối với bệnh nhân THK trên nhiều mặt, đặc biệt là cải thiện chức năng khớp.


Những trường hợp thoái hóa khớp (THK) nào được sử dụng Acid hyaluronic (AH)?
Liệu pháp tiêm sodium hyaluronate vào khớp gối có tác dụng trong điều trị THK gối từ mức độ từ trung bình đến nặng vừa. Nó có ích lợi đặc biệt đối với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thông thường, không dung nạp được thuốc đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid, cũng như  giúp trì hoãn thời gian thực hiện phẫu thuật thay khớp vốn khó khăn và tốn kém.
Có nhiều loại thuốc chứa AH. Thường là hộp 5 ống chứa 2- 2,5ml AH, AH tiêm nội khớp gối 1 ống/tuần trong 5 tuần liên tục. Khi tiêm nội khớp AH cần đảm bảo vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật. Khi đã bóc hộp bơm tiêm ra rồi phải tiêm ngay. Nếu khớp có dịch phải hút ra rồi mới tiêm. Thuốc chỉ có hiệu quả khi tiêm hết 3 lần (synvic) hoặc 5 tuần (hyalgan). Thuốc có độ dung nạp khá tốt.
Trong một số ít trường hợp chỉ gặp đau nơi tiêm, phản ứng viêm tại chỗ, đau cơ, đau khớp, cảm giác mệt mỏi. Các triệu chứng này chỉ thoáng qua, sau 2-3 ngày là biến mất và thường chỉ gặp trong lần tiêm đầu tiên.

Mục đích chính của điều trị khớp gối là giảm đau. Cho tới nay, chưa có một phương pháp điều trị nào cho phép tái sinh lại sụn khớp đã hỏng: Những thuốc hiện đang có đều chưa có những bằng chứng chứng tỏ  tính hiệu quả của nó. Ghép sụn khớp vẫn còn trong giai đoạn thực nghiệm.

Khởi đầu bao giờ cũng điều trị bằng thuốc. Thất bại trong điều trị này cùng với dấu hiệu đau vẫn tiếp tục dai dẳng và tăng nặng lên, xuất hiện thêm  những thay đổi về hình thái của chi dưới lúc đó  mới cần có can thiệp ngoại khoa.


Điều trị ngoại khoa

Có hai khả năng của điều trị ngoại khoa:
  • Đục xương sửa trục của chi dưới để lấy lại cân bằng và phân phối lại khả năng chịu lực cho khớp gối.
  • Thay khớp gối với mục đích thay sụn khớp đã bị hỏng.

Đục xương sửa trục (Ostéotomies du genou)

Vì sao phải đục sửa trục xương ?
Mục đích của đục xương sửa trục là để điều trị thoái hoá khớp gối một bên. Trường hợp này sụn khớp bị mòn chỉ xảy ra ở một bên, (ở bên trong thường gặp hơn bên ngoài). Đục chỉnh trục là lấy bỏ hay thêm vào một mảnh xương hình chêm để chỉnh lại trục của chi dưới cho thẳng, nhằm lấy lại cân bằng lực, chuyển trọng tâm lực tỳ lên gối sang bên mặt khớp lành, giảm mức độ chịu tải cho mặt khớp đã thoái hoá nên làm chậm lại quá trình thoái khớp. Đục xương chỉnh trục không làm thay đổi được quá trình thoái hoá, nó vẫn tồn tại thoái hoá ở trên khớp, nhưng nó có hai tác dụng :
  • Làm giảm đau
  • Làm chậm lại thoái hoá cho khớp đã hỏng (khe khớp đã bị hẹp), điều này rất quan trọng ở người trẻ tuổi.
Nếu không được điều trị, thoái hoá gối một bên có nguy cơ nặng thêm, và tiến triển tới mức không thể cứu vãn được.

Lấy thoái hoá bên trong khớp làm ví dụ: do thoái hoá nên sụn khớp ở bên trong bị mỏng đi. Cẳng chân vẹo trong (varus) nên chuyển dần trọng tâm của gối vào bên trong (bên tổn thương). Vùng bệnh càng ngày càng phải chịu đựng nhiều sức ép của cơ thể, trong khi đó phần bên ngoài rất khỏe mạnh lại làm việc ít hơn. Thực sự muốn cắt vòng xoắn này chỉ còn cách là đục xương chỉnh lại trục của chi.

Kỹ thuật đục xương sửa trục


Đục chỉnh trục kiểu khép: là đục vào chỗ gồ của xương, sau đó lấy bỏ đi mảnh xương hình chêm, rồi nâng phần xương còn lại lên, dựng lại trục chi cho thẳng, sau đó cố định lại bằng các phương tiện kết hợp xương.


Đục xương kiểu mở thì ngược lại, người ta cưa xương làm đôi, sau đó lấy một miếng xương ghép, thường lấy ở xương chậu, có hình chêm rồi chèn vào giữa đường cắt xương để nâng phần mâm chày lên, chỉnh lại trục chi cho thẳng.

Đục xương chỉnh trục bắt buộc phải làm thật chuẩn,  kết hợp xương ở tại vị trí đục xương  bằng các phương tiện kết xương chắc chắn như : vis, plaque vis, agraffe,...


Có hai kiểu đục xương (có thể làm ở xương đùi, có thể làm ở xương chày) tuỳ vào biến dạng trục mà chỉnh. :
  • Đục xương vẹo ra ngoài (valgisation) để chỉnh  gối vẹo trong (genu varum)
  • Đục xương vẹo vào trong (varisation) để chỉnh gối vẹo ngoài (genu valgum).
Hậu phẫu và kết quả
Sau mổ không cần phải bất động (sử dụng đinh nẹp một khối - rất vững chắc). Luyện tập có thể tiến hành sớm. Mổ thường rất đơn giản : chỉ cần đo chính xác phần xương định cắt, sau đó tiến hành mọi thủ thuật đều ở bên ngoài khớp.

Cần phải chờ cho liền xương, thì chân mới vững nên phải sử dụng nạng. Thời gian tập đi lại và tỳ đè tuỳ thuộc vào đục chỉnh trục ở xương nào (đùi hay chày)  kỹ thuật (mở hay khép), cố định xương kiểu gì, có thể cho phép tỳ ngay, hay cũng có thể phải chậm lại 2 đến 3 tháng.

Can thiệp này cho phép giảm đau ngay và ngừng quá trình làm nặng thêm của thoái hoá khớp . Nó không làm cho sụn bớt hỏng , không làm giảm được thoái hoá. Sụn khớp vẫn có nguy cơ bị phá huỷ và vẫn còn có khả năng làm cho khớp thoái hoá tiếp sau này. Nhưng thời gian để thoái hoá toàn bộ sẽ kéo dài hơn, như thế thay khớp sẽ chờ được đến thời điểm tốt nhất.

Chỉ định đục xương sửa trục
Chỉ định đục xương chỉnh trục cần có sự tham gia của nhiều yếu tố :
  • Mức độ đau trầm trọng và biến dạng của chi dưới
  • Tuổi: đục xương chỉnh trục hay làm với người trẻ tuổi
  • Trên phim chụp điện có những yếu tố đảm bảo cho thành công của phẫu thuật

Thay khớp gối (Prothèse du genou)

Sau một thời gian dài với sự phát triển  đáng kinh ngạc, ngày nay thay khớp gối cho những người cao tuổi đã đạt được kết quả rất tốt, ngang với việc thay khớp háng. Khớp gối nhân tạo không phải là bản lề trong khớp. Nó chỉ thay thế các  phần bị hỏng của sụn khớp  và nó bảo tồn hoàn toàn các cấu trúc giải phẫu khác của gối, đặc biệt là các dây chằng, cũng chính vì thế không chỉ có một loại khớp gối duy nhất mà còn có rất nhiều loại khớp khác nhau phù hợp với từng thương tổn của gối. 


Các hiểu biết về khớp gối nhân tạo 
Khớp gối nhân tạo bao gồm các thành phần khác nhau, chúng liên hệ với nhau trong khớp gối. 

Khớp gối nhân tạo đơn (prothèses unicompartimentales) nó thay thế cho khớp đùi chày trong hoặc ngoài, chỉ thay thế phần sụn đã hỏng, không can thiệp tới dây chằng, không can thiệp vào khoang khớp còn tốt. Nó chỉ định cho những thương tổn thoái hoá, hay hoại tử giới hạn trong một khoang khớp. Sử dụng trên 20 năm nay, kết quả cho thấy rất ít trường hợp phải thay lại.

Khớp gối nhân tạo toàn bộ trượt (prothèses totales à glissement), điểm đặc biệt của nó là có một đĩa mâm chày di động nên tôn trọng sinh lý của khớp gối và hệ thống  dây chằng gối, vì thay thế hoàn toàn phần sụn khớp, nên chỉ định cho trường hợp thoái hoá toàn bộ trên diện rộng, cũng như trong các trường hợp viêm khớp dạng thấp.

Còn có loại khớp nhân tạo có bản lề (prothèses charnières), nó thay thế hoàn toàn cho khớp gối. Nhưng rất hiếm sử dụng, nó chỉ dùng trong trường hợp cấu trúc khớp bị phá huỷ nặng nề, phá huỷ toàn bộ hệ thống dây chằng, cũng như dùng để thay lại khớp gối.

Kết quả của thay khớp gối, cơ bản là mất hẳn triệu chứng đau và đi lại được, không chỉ dừng lại ở kết quả đó, ngày nay chúng còn đạt được chất lượng như là khớp háng nhân tạo. Ngay sau khi thay không cần bất động và có thể  đứng và tập đi rất sớm.

Đau đó là một yếu tố chính trong việc chỉ định mổ, đồng thời chỉ định mổ phải do bệnh nhân tự quyết định lựa chọn cho mình có thay khớp nhân tạo hay không.


Biến chứng của khớp gối nhân tạo

Tất cả các can thiệp phẫu thuật gối đều cần tính tới nguy cơ biến chứng. Thậm chí cả những  biến chứng không phải là đặc trưng cho loại phẫu thuật này : biến chứng gây mê, biến chứng do tuổi già, và biến chứng do các bệnh phối hợp... Cần phải làm khám nghiệm tổng thể trước mổ để biết và đánh giá các nguy cơ này nhằm hạn chế nhiều nhất khả năng xấu có thể xảy ra.

Bác sĩ chuyên môn chỉ kể ra các biến chứng liên quan tới phẫu thuật này. Nó có thể đến sớm trong quá trình mổ, có thể đến sau một vài ngày sau mổ, cũng có thể muộn hơn nữa một vài tháng hay một vài năm.

Các biến chứng trong phẫu thuật
Nó rất hiếm, ví dụ như thương tổn động mạch ở chi dưới hay thần kinh  với những trường hợp mổ khó. Cũng có thể gẫy xương đùi, xương chày, hay bong chỗ bám của hệ thống gân duỗi (gân bánh chè) hay đứt gân cơ tứ đầu,...

Biến chứng sớm

Nhiễm trùng
Trội hơn cả là nhiễm trùng. Nhiễm trùng là nguy cơ của tất cả các phẫu thuật. Ở gối biến chứng nhiễm trùng càng nặng hơn, nhưng cũng nhấn mạnh rằng biến chứng này rất hiếm gặp. Theo dõi để phát hiện sớm nhiễm trùng, xảy ra sau phẫu thuật vài  tuần đầu, thấy xuất hiện dấu hiệu đau, sốt , gối sưng to, chảy dịch ở vết mổ,... . Cần phải cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị kháng sinh cho phù hợp, không phải chỉ có thế là khỏi bệnh, cần phải theo dõi diễn biến nhiễm trùng, thực tế phải mở lại gối để rửa sạch. Với biện pháp điều trị tích cực như trên thông thường  sẽ khỏi được nhiễm trùng.

Các biến chứng khác :
  • Tắc mạch : Là hình thành các cục máu đông ở trong tĩnh mạch, nó có thể giải quyết được bằng điều trị chống đông dự phòng. Biến chứng này có thể đưa lại những nguy cơ rất nặng: nhồi máu phổi.
  • Máu tụ trong gối: điều trị chống đông là cần thiết tuy nhiên đó lại là điều kiện thuận lợi cho biến chứng máu tụ trong gối. Cần phải mổ lại để lấy khối máu tụ này.
  • Hội chứng thiểu dưỡng thần kinh cơ (syndrome neuro-algo-dystrophique) rất hiếm xảy ra: nó có đặc tính làm cứng gối sớm, phối hợp với đau và phù nề. Cần phải điều trị bằng thuốc tương đối lâu .
  • Cứng gối: Cứng khớp gối có thể thấy sau những can thiệp vào khớp gối, đặc biệt sau khi thay khớp, nguyên nhân là do dính trong khớp, là sự tổ hợp của nhiều yếu tố: đau sau phẫu thuật gây khó khăn trong luyện tập, phản viêm mạnh ở khớp gối, sau biến chứng máu tụ trong khớp,...Vận động cưỡng bức khớp gối " bẻ khớp" dưới gây mê toàn thân cải thiện đáng kể biên độ vận động cũng như giảm đau cho bệnh nhân. Đây là một thao tác nhỏ, chỉ cần gấp chân của bệnh nhân đủ để làm đứt các thành phần dính ở trong khớp. Chỉ định này nên làm sớm sau phẫu thuật, không nên để quá lâu, các dây chằng dính chặt lại sẽ rất khó thực hiện.

Biến chứng thì hai (thứ phát)
Biểu hiện bằng tình trạng  nhiễm trùng gối muộn , tình trạng cứng khớp hay các biến chứng cơ học của khớp nhân tạo.

Nhiễm trùng muộn hiếm gặp, nguyên nhân là do sự di nhập của các vi khuẩn từ nơi khác tới ( Abces răng, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn ruột,...) Điều này có nghĩa là cần phải điều trị nghiêm túc với tất cả các nhiễm trùng ở trên người bệnh có mang khớp nhân tạo. Khi khám bệnh với bác sĩ nội khoa cần trình bày rõ là mình đã được thay khớp. Điều trị loại nhiễm khuẩn muộn này thông thường là phải thay lại khớp mới. Trong trường hợp thất bại khi thay lại, chỉ còn cách làm cứng khớp.

Cứng khớp Sau mổ thời gian dài không được phát hiện để "bẻ " khớp dưới gây mê toàn thân, khớp gối trở nên rất cứng, gây hạn chế chức năng nhiều. Khi này cần phải chỉ định mổ để gỡ dính gối (can thiệp này nhằm cắt bỏ các thành phần dính trong gối )

Các biến chứng cơ học gây ra do khớp nhân tạo, đôi khi phải thay lại khớp mới.
  • Không vững có thể xảy ra ở khớp gối với mâm chày di động, hệ thống dây chằng bị trùng trong khi chất lượng còn tốt, biểu hiện: không vững bánh chè có khi bị trật ra  ngoài, không vững giữa xương đùi và xương chày.
  • Mòn khớp. Đây là một nguy cơ không mong muốn của tất cả  các loại khớp nhân tạo. Sử dụng khớp với  mâm chày di động sẽ giảm được nguy cơ này. Nguy cơ của biến chứng này làm giảm tuổi thọ của khớp rất nhiều.
  • Lỏng xi măng xuất hiện các vận động bất thường giữa khớp nhân tạo và xương ở vị trí tiếp xúc nhau, đó cũng là nguyên nhân gây đau. Biến chứng này chỉ xảy ra với các khớp có dùng xi măng, còn với khớp không dùng xi măng thì xương sẽ cắn chặt vào bề mặt bên ngoài của khớp.
  • Gẫy xương chấn thương có thể là nguyên nhân của gẫy xương đùi, xương chày, hay bánh chè, tiếp xúc trực tiếp với khớp thay thế, cũng có khi vỡ cả khớp nhân tạo. Đôi khi  không do chấn thương , khớp vẫn tự vỡ do "mệt mỏi" của kim loại (fractures « de fatigue»).
Liệt kê các biến chứng trên đây giúp ta khỏi  quên các biến chứng của phẫu thuật thay khớp gối (cho dù ít gặp)


Chỉ định : Khi nào thì phải mổ thay khớp?

Câu trả lời đơn giản là : Khi nào quá đau !

Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả phải dừng lại thì khi đó phẫu thuật mới được đưa ra. Thông thường, khi đau xuất hiện thì phải điều trị thuốc. Mục đích của phương pháp là giảm đau, mà không có bất cứ một tác động nào trên sụn khớp. Nên không có bất cứ một tác động lên sự thoái hoá khớp cũng như không cản trở được tiến trình của thoái hoá khớp.

Đau là một cái cớ chính để chỉ định mổ. Chỉ định mổ mang tính cá nhân, không phải là bác sĩ nội khoa, không phải là phẫu thuật viên, cũng không phải gia đình hay người xung quanh mà chính là do dấu hiệu đau của bệnh nhân quyết định, có nghĩa là cần có sự trao đổi giữa người bệnh và bác sĩ, người thầy thuốc nói cho bệnh nhân những thông tin cần thiết: như tiến bộ của thay khớp, nhưng lợi ích sau khi thay, đồng thời cũng cần chỉ rõ những điểm bất lợi , nhưng nguy cơ biến chứng thậm chí rất nặng với tuổi già, và với bệnh mãn tính của bệnh nhân. Để rồi bệnh nhân cân nhắc và chỉ định mổ sẽ do chính bệnh nhân quyết định.

Cần phải xem lại chỉ định của mình, không được có chỉ định thay khớp "dự phòng", ví dụ: không được chỉ định  mổ vì sợ phải mổ khi bệnh nhân già hơn. Càng không đựơc chỉ định mổ khi thoái hoá còn chưa quá nặng, về chức năng nó vẫn còn đảm đương được. Nhắc lại là khớp nhân tạo chỉ thay thế cho sụn khớp đã hỏng nặng. Như thế can thiệp có thể phải chờ thêm một thời gian để có điều kiện tốt hơn, và sụn khớp hỏng nặng hơn. Tuy nhiên, không được để khớp gối đến tình trạng cực nặng, biến dạng quá nhiều, như thế rất khó khăn cho phẫu thuật: nếu chưa có các nguy cơ này thì cần phải theo dõi trên phim (radio) thường xuyên để phát hiện và chỉ định mổ cho kịp thời.

Tuổi là một yếu tố quan trọng trong chỉ định mổ. Chúng ta đã biết  tuổi thọ của khớp nhân tạo không phải là vĩnh viễn do nguy cơ mòn khớp cũng như lỏng xi măng. Thay khớp cho những người trẻ tuổi có nhiều nguy cơ hỏng khớp nhân tạo sớm hoạt động nhiều và thời gian sống còn quá dài. Chính lý do này các phẫu thuật viên muốn tránh không phải thay lại khớp gối lần hai nên khuyên không nên mổ thay khớp ở người trẻ.

Người ta vẫn muốn thay khớp tại thời điểm muộn nhất nếu có thể, thực tế là không thể tìm ra được một chỉ số về tuổi, về mức độ đau, những biến dạng khớp, hay các bệnh khác về khớp để chỉ định mổ. Với người trẻ đục xương sửa trục vẫn là chỉ định tốt hơn so với thay khớp gối.

Với sự hiểu biết về khớp nhân tạo, có thể đưa ra chỉ định ngoại khoa tuỳ thuộc tuổi, vào mức độ đau và sự cản trở chức năng trong cuộc sống hàng ngày. Không có một lý do nào để chỉ định mổ thay khớp gối sớm khi chưa cần thiết. Những kết quả thu thập được trong năm 2001,  nó cũng không hoàn toàn được tốt, đặc biệt với người già, vậy không nên quá lợi dụng thay khớp gối khi mức độ đau và biến dạng chưa quá trầm trọng.


Các lời khuyên trong điều trị thoái hóa và đau khớp gối

Mặc dù bất cứ khớp nào trong cơ thể đều có nguy cơ thoái hóa khớp, nhưng khớp gối lại thường bị nhất. Đau khớp gối có thể ảnh hưởng đến mọi hoạt động thường ngày như đi bộ hoặc đi lên cầu thang, và điều quan trọng là tìm ra cách để xử trí nó. Các phác đồ điều trị hiện tại khuyến nghị cách tốt nhất để điều trị cơn đau khớp gối là phối hợp nhiều phương pháp tự điều trị.

1. Tập thể dục nhiều hơn
Có vẻ như hơi ngược đời khi khuyên bệnh nhân tập thể dục trong khi họ đang bị đau khớp gối, nhưng các chuyên gia khuyến nghị việc tập thể dục như là bước đầu tiên trong điều trị cơn đau. Có 3 loại thể dục có thể giúp bệnh nhân:
  • Thể dục giúp tăng cường sức mạnh: các bài tập thể dục tăng cường sức mạnh có thể giúp cho các cơ xung quanh khớp gối trở nên mạnh hơn, có tác dụng chống đỡ tốt và bảo vệ khớp gối.
  • Sự linh hoạt: Loại thể dục này giúp tăng cường tính cử động của khớp. Đây là những tài tập thể dục đặc hiệu có thể giúp tăng cường sự linh hoạt, và cũng nên thử các loại hình thể dục như là thái cực quyền hoặc yoga để giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn.
  • Aerobic. Để giúp tăng cường sức khỏe tổng quát, nên thử các môn thể dục aerobic. Nhưng cẩn thận không được tập các môn thể dục gây tổn thương nhiều hơn cho khớp gối như chạy chẳng hạn. Thay vào đó, thử các môn thể dục nhẹ nhàng hơn như đi bộ hoặc đi bơi. Thậm chí lúc đi bộ cũng nên tránh đi lên hoặc xuống các đồi dốc vì điều này làm tăng thêm các áp lực lên khớp gối, chỉ nên đi bộ trên các khu vực bằng phẳng. Trước khi bắt đầu bất cứ bài tập thể dục nào, hãy tư vấn trước với bác sĩ, vì họ có thể giúp bạn thiết lập một chương trình tập thể dục phù hợp cho chính bạn.
2. Làm từng bước
Một điều quan trọng mà bạn cần nhận ra đó là bạn phải học cách làm từng bước các công việc hàng ngày, vì nếu không bạn sẽ có nguy cơ làm quá sức một việc gì đó và gây ra những tổn thương nhiều hơn cho khớp gối của bạn. Sẽ cần một thời gian và luyện tập để lấy lại cân bằng giữa việc làm việc và để cho khớp bạn nghỉ ngơi đều đặn.

3. Giữ vóc dáng
Nếu thừa cân sẽ tạo thêm áp lực lên khớp gối. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Cụ thể hơn, cứ tăng kí lô trọng lượng cơ thể, bạn sẽ tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối lên 40%. Điều ngược lại cũng đúng: cứ giảm kí lô trọng lượng cơ thể, bạn sẽ giảm được 40% nguy cơ thoái hóa khớp gối. Các phác đồ điều trị đều khuyến cáo việc giảm cân như là một phương pháp chính trong điều trị đau khớp gối.

4. Kiểm soát cơn đau
Bên cạnh tập thể dục và giảm cân, việc sử dụng các thuốc giảm đau cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau. Các phác đồ điều trị trên thế giới đều khuyên dùng paracetamol như là thuốc giảm đau đầu tay trong điều trị đau do thoái hóa khớp. Paracetamol có thể sử dụng liều tối đa lên tới 4g/ngày để giúp kiểm soát cơn đau.
Các phương pháp điều trị khác bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAID đường uống và đường ngoài da bôi trực tiếp lên vùng khớp gối bị đau.
Chỉ sử dụng thuốc giảm đau như hướng dẫn và theo đúng chỉ định ghi trên tờ hướng dẫn vào mọi lúc.

5. Mang giày phù hợp
Việc lựa chọn một đôi giày phù hợp có thể tạo nên sự khác biệt thật sự. Các chuyên gia khuyên sử dụng các đôi giày và đế lót giày có khả năng chống shock. Chọn những đôi giày đế thấp và có dây buộc và có khả năng chống đỡ gót chân và tránh sử dụng giày cao gót và giày sandal.

6. Thử các liệu pháp nhiệt nóng và lạnh
Đắp túi nóng hoặc cao dán hoặc nước đá vào chỗ đầu gối cũng được khuyến nghị là các biện pháp hỗ trợ để giảm đau khớp gối bên cạnh các phương pháp khác.

7. Hỗ trợ đầu gối
Sử dụng nẹp gối được khuyến cáo là một biện pháp bổ sung để hỗ trợ khớp gối. Nó có thể giúp giảm đau, làm cho khớp gối vững chắc hơn, và cũng làm giảm nguy cơ bị "lắc lư" khớp gối.

8. Sử dụng xung điện
Kích thích thần kinh bằng điện qua da (Transcutaneous electrical nerve stimulation (TENS)) cũng có thể được sử dụng. Các máy TENS hoạt động bằng cách truyền những xung điện nhỏ vào các dây thần kinh trên da, giúp chặn đứng các tín hiệu cảm giác đau.