lundi 28 juin 2021

(FR) Comment peut-on récupérer "Pass sanitaire, certificat vaccinal" ?

 

Cliquez ici pour consulter la documentation la plus récente



Voyager, assister à un festival, entrer dans un stade... Certaines activités nécessitent désormais de présenter un pass sanitaire. Qu'il soit français ou européen, on vous explique comment récupérer ce fameux passe-partout.

Depuis plusieurs mois, vous entendez parler de ce pass sanitaire, ce pass désormais obligatoire pour accéder à certains lieux ou événements. Alors que les grandes vacances approchent à grands pas, de nombreux Français se demandent comment récupérer ce pass qui leur permet de voyager plus facilement à l'étranger.

L'Union européenne a donc réalisé un pass valable dans tous les pays de l'UE. Ce document a pour but de fluidifier les voyages en Europe cet été, tout en limitant la propagation du virus.

Attention : un pass sanitaire obtenu avec la vaccination n'est valable que 15 jours après la deuxième dose du vaccin.

Il existe plusieurs manières d'obtenir votre "Certificat Covid Numérique de l'UE", mais il faut chaque fois commencer par passer par le site de l'Assurance maladie https://www.ameli.fr/. Sur ce site, il vous faut récupérer votre attestation (ou certificat) de vaccination. Il est également possible que vous ayez reçu cette attestation au moment de votre deuxième dose, sur le site où vous avez été vacciné.

Si vous préférez avoir un pass sanitaire papier, il vous suffit d'imprimer l'attestation de vaccination mise à jour. Le document doit faire 4 pages. La Caisse nationale d'Assurance maladie recommande alors de plier ces papiers de manière à ce que seul le QR code européen soit visible. Cela permet de protéger vos données de santé en ne dévoilant pas ces informations à chaque contrôle.



Le pass sanitaire papier se présente sur 4 pages avec deux QR codes. LP/DLC

Pour obtenir un pass sanitaire numérique, scannez ce QR code récupéré sur Ameli.fr avec votre application TousAntiCovid. Un code-barre vient alors s'ajouter à votre rubrique "Mon Carnet", que l'on trouve dans les certificats. C'est ce code-barre que vous devez montrer en cas de contrôle.



(numérique) le pass sanitaire européen

Si vous avez perdu votre attestation de vaccination et/ou que vous ne parvenez pas à vous connecter à votre compte Ameli.fr, vous pouvez vous rendez en pharmacie ou chez votre médecin généraliste : le site du gouvernement assure que « n’importe quel professionnel de santé pourra retrouver une attestation de vaccination et l’imprimer si une personne le demande. »

Le pass sanitaire français et européen est gratuit et non-obligatoire. Il est demandé pour tout voyage en Europe à partir du 1er juillet 2021, mais il n'est pas indispensable : il permet simplement d'échapper à quelques contraintes comme les tests de dépistage et la quarantaine

Attention : notez bien que certains pays peuvent vous imposer ces mesures, même si vous présentez votre pass sanitaire. 

Ce pass doit rester en vigueur jusqu'au 30 septembre 2021, au minimum.

Pour rappel, le pass sanitaire s'obtient selon 3 conditions :
- si vous avez suivi un schéma vaccinal complet, si vous avez été testé négatif au Covid-19 ou
- si vous avez été infecté par le virus et que vous avez guéri.
- Dans ce dernier cas, on parle de « certificat de rétablissement du Covid ». Ce certificat s'obtient en passant un test antigénique ou un test PCR positif.


Sourcehttps://www.sortiraparis.com/actualites/coronavirus/articles/254667-pass-sanitaire-certificat-vaccinal-comment-les-recuperer



















(FR) Quel PC sera-t-il compatible Windows 11 ?

 

Cliquez ici pour consulter la documentation la plus récente




Depuis l'annonce de Windows 11, la mention d'une puce TPM obligatoire faire grincer beaucoup de dents. Mais qu'est-ce qu'une puce TPM ? Comment vérifier si notre PC est conforme ?



Une carte mère pour illustration // Source : Photo de Living Smarter sur Unsplash


Windows 11 offre toute la puissance et la sécurité de Windows 10, dans un style repensé et remis au goût du jour. Il dispose également de nouveaux outils, de nouveaux sons et de nouvelles applications. Chaque détail a été pesé. Tout cela est réuni pour vous proposer une expérience moderne sur votre PC.

La présentation de Windows 11 par Microsoft a fait beaucoup réagir. Au centre des crispations, la question de la configuration minimale pour pouvoir installer Windows 11 sur sa machine. Il y a comme un sentiment de panique qui s’est emparé des utilisateurs depuis que l’outil mis en place par Microsoft indique que des PC, pourtant récents, ne sont pas compatibles. La faute au TPM.

La question clé : mon PC sera-t-il compatible avec le nouveau système d’exploitation ? La réponse risque bien d’être NON pour beaucoup.


Le TPM 2.0 sera bel et bien obligatoire

1. Qu'est-ce qu'un module TPM ?

Le TPM, ou Trusted Plateform Module, n’est pas une nouvelle technologie. C’est tout simplement le nom d’un standard de sécurité, un cahier des charges, qui prend la forme d’une puce présente sur beaucoup d’ordinateurs. Cette puce est responsable du chiffrement des données de votre machine. C’est elle qui va générer les clés de chiffrement, les stocker et faire les calculs de signatures ou de hachage entre autres.



Le standard TPM // Source : Eusebius (Guillaume Piolle)


2. TPM 2.0 sera le prérequis minimum pour Windows 11

Dans la soirée du vendredi 25 juin au samedi 26 juin 2021, Microsoft a mis à jour la documentation pour s’aligner sur ce que présentait le site officiel de Windows 11. D’après cette nouvelle version, le TPM 2.0 sera bel et bien le prérequis minimum. Sans ça, Windows 11 ne s’installera pas.


3. Mon PC est-il compatible TPM ?

Windows intègre un utilitaire très simple pour vérifier l’état d’activation ou de compatibilité avec TPM sur son PC. Voici comment le démarrer.

- Appuyez sur la touche Windows du clavier

- Tapez « tpm.msc » au clavier

- Cliquez sur « ouvrir »




Tous les processeurs avant 2017 sont abandonnés

Plus gros problème que le TPM 2.0 : la nouvelle documentation de Microsoft indique qu’il est nécessaire d’utiliser un processeur sur la liste très réduite des processeurs supportés par Windows 11.


1. Connaître le modèle de processeur présent dans votre ordinateur ?

Windows 10 peut vous donner les informations suivantes :

- Cliquez sur le bouton Démarrer puis sur Paramètres.

- Cliquez sur Système



- Cliquez sur A propos de


2. Liste des processeurs

Si Windows 11 sera une mise à jour gratuite, il faudra par contre s’inquiéter de la capacité de son PC pour accueillir la nouvelle version de l’OS. Microsoft a indiqué qu’il fallait un ordinateur doté d’un processeur 64 bits, 4 Go de RAM et 64 Go de stockage. Les processeurs Intel et AMD sont pris en charge, mais évidemment tous ne seront pas compatibles.

Pour Intel, les puces de 8e génération (Coffee Lake), 9e gén. (Coffee Lake Refresh), 10e gén. (Comet Lake) et 11e gén. (Rocket Lake et Tiger Lake) seront supportées, tout comme les Xeon Skylake, Cascade Lake, Cooper Lake et Ice Lake. 

Du côté d’AMD, les processeurs pris en charge sont les Ryzen 2000, 3000, 4000, 5000, ainsi que les Threadripper 2000 et 3000, les Threadripper Pro 3000, ainsi que les EPYC 2nd Gen et 3rd Gen.

La liste des processeurs Intel
https://docs.microsoft.com/en-us/windows-hardware/design/minimum/supported/windows-11-supported-intel-processors

La liste des processeurs AMD
https://docs.microsoft.com/en-us/windows-hardware/design/minimum/supported/windows-11-supported-amd-processors

La liste des processeurs ARM
https://docs.microsoft.com/en-us/windows-hardware/design/minimum/supported/windows-11-supported-qualcomm-processors


Vérifier que votre PC actuel répond aux exigences minimales via l'application "Health Check"

Si vous souhaitez vérifier que votre PC actuel répond aux exigences minimales, téléchargez et exécutez l’application Contrôle d’intégrité du PC (WindowsPCHealthCheckSetup.msi) via https://aka.ms/GetPCHealthCheckApp.

Partant du principe qu'il valait mieux permettre à tout un chacun de vérifier, facilement, que Windows 11 était à sa portée, Microsoft a déployé un logiciel pour tester sa configuration et voir si, oui ou non, il est possible d'installer le prochain système d'exploitation.


Téléchargez Windows PC Health Check et après une rapide installation, l'outil est prêt à analyser votre machine. La réponse arrive deux secondes plus tard sous la forme d'un laconique « Ce PC ne peut pas exécuter Windows 11 ». La machine est pourtant récente ?!

Comment puis-je accéder au BIOS sous Windows 10 ?
https://www.coolblue.be/fr/conseils/comment-acceder-au-bios-sous-windows-10.html

Windows 11 et TPM 2.0 : comment l'activer pour éviter la panique ?
https://www.clubic.com/windows-os/actualite-376035-windows-11-et-tpm-2-0-comment-l-activer-pour-eviter-la-panique-.html

Windows 11 : activer le TPM 2.0 dans le BIOS/UEFI
https://lecrabeinfo.net/windows-11-activer-le-tpm-2-0-dans-le-bios-uefi.html


Sources

Présentation de Windows 11
https://www.microsoft.com/fr-fr/windows/windows-11

Windows 11 : Nouveautés, Compatibilité, Applications Android sur PC
https://www.youtube.com/watch?v=M1sZj-jLEaQ

Quelle est la configuration matérielle minimale requise pour Windows 11 ?
https://www.microsoft.com/fr-fr/windows/windows-11-specifications
















dimanche 27 juin 2021

Truyện cười : " Nỗi oan " của anh lính gác

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



Một người lính gác Cung điện Buckingham - Ảnh minh họa. (Nguồn: flickr.com)

Người lính gác trước điện Buckingham Palace, England bị đem ra tòa xử tội vì đã vi phạm luật lệ của hoàng gia là "bỏ chạy trong lúc thi hành nhiệm vụ".


Quan tòa phán rằng : 

"Anh có nhìn nhận tội của anh là bỏ chạy trong lúc phải đứng nghiêm là một trọng tội sẽ bị xử tử?"


Anh lính trả lời :

 "Thưa quan tòa tôi nhận tội vì tôi biết đây là một hành động làm mất thể diện của quân đội hoàng gia"


Quan tòa hỏi anh lính  :

"Anh còn lời gì để giải thích hành động của anh không?"



Hai chú sóc đang loay hoay chơi đùa với chiếc kèn.

Anh lính giải thích :

"Thưa quan tòa, tôi xin được phép nói vài lời để giải thích hành động của tôi. 

Số là như vầy, khi tôi đứng gác có một cặp sóc đang đùa ở gốc cây gần đấy. 

Rồi thì 2 con sóc nầy bò lại dưới chân của tôi.

Tôi vẫn đứng yên, vài phút sau chúng nó leo lên đầu của tôi và chui vào trong nón của tôi. 

Tôi nghe một con nói với bạn của nó là 'nơi đây rất ấm cúng chúng ta có thể làm tổ được' "




Quan tòa hỏi anh lính  : 

" Chỉ có thế là anh bỏ chạy?


Anh lính giải thích : 

" Thưa không ạ, tôi vẫn đứng yên. Một hồi sau, chúng nó bò xuống bụng của tôi rồi reo hò là 'nơi đây rất là tốt để cho chúng ta vui đùa'. Và chúng bắt đầu chạy nhảy tùm lum làm tôi nhột nhạt không chịu nổi ".


Quan toà thấy thương tình : 

" Ðó là nguyên nhân làm anh bỏ chạy? Tôi cũng thông cảm dùm nhưng luật là luật..."



Hạt dẻ (ẢNH: Tapety na Pulpit)


Anh lính giải thích : 

" Dạ thưa không đâu, mặt dù khó chịu nhưng tôi vẫn đứng yên chịu đựng cho đến khi chúng nó bò xuống quần của tôi và tôi nghe chúng nó nói với nhau là "Hai hạt dẻ nầy mầy muốn ăn hột nào trước? "













samedi 26 juin 2021

COVID-19 : Biến thể " Delta - Delta Plus " đe dọa chống dịch của thế giới

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



Trong tuần này, thế giới phải giật mình vì sự xuất hiện của biến thể Delta, Delta Plus, đột biến mới nhất, biến chủng nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Đại dịch Covid-19 đang được kiểm soát khá tốt ở những quốc gia có tốc độ tiêm vaccine nhanh. Tuy nhiên, cuộc đua giữa virus gây bệnh Covid-19vaccine vẫn tiếp tục leo thang và tuần này đã leo lên một mức cực điểm mới.



Delta Plus - phiên bản đột biến của biến thể Delta


Từ cuối năm 2020, khi biến thể Alpha bắt đầu xuất hiện lần đầu tại Anh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, càng để virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh trong cộng đồng, càng có nhiều khả năng xuất hiện các biến thể virus có tốc độ lây lan mạnh hơn và nguy hiểm hơn. Thật không may, cảnh báo này đã trở thành hiện thực với mức độ đáng lo ngại tăng dần theo thời gian.


Ấn Độ cảnh báo về biến thể Delta Plus

Một loạt bang tại Ấn Độ ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng có tên Delta Plus, 40 ca nhiễm biến thể này đã được báo cáo. Phiên bản đột biến mới của biến thể Delta khiến Ấn Độ đứng trước nguy cơ hứng chịu làn sóng dịch lần 3 tại đất nước tỷ dân này.



Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 20/6/2021, ngành y tế Ấn Độ lần đầu tiên phát đi cảnh báo về các trường hợp nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với tên gọi là Delta Plus. Đây là thể mới nhất của biến thể Delta đã được phát hiện trước đó tại Ấn Độ. Các nhà chức trách địa phương đã lập nhiều khu cách ly, phong tỏa tại những nơi phát hiện ra biến thể này.


Biến thể Delta Plus nguy hiểm như thế nào?

Hiện có 4 biến thể SARS-CoV-2 được WHO xếp vào nhóm đáng lo ngại bao gồm Alpha, Beta, GammaDelta được phát hiện lần đầu tại Anh, Nam Phi, BrazilẤn Độ. Trong đó, biến thể Delta được coi là nguy hiểm nhất, là chủng lây nhiễm chủ đạo trên toàn cầu, theo cảnh báo mới đây của WHO.



Delta có 2 đột biến khiến nó nguy hiểm hơn phần còn lại gồm đột biến L452R (khiến virus dễ lây lan từ người sang người hơn) và đột biến E484Q (giúp virus tăng khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, ngay cả người đã mắc Covid-19 cũng có khả năng bị nhiễm biến thể này).

Ngoài những tính chất của Delta, biến thể Delta Plus còn chứa một đột biến bổ sung được gọi là K417N, được tìm thấy trong các biến thể Beta Gamma. Beta có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong trong đợt nhiễm bệnh đầu tiên ở Nam Phi, trong khi Gamma được cho là có khả năng lây truyền cao.

Biến thể Delta Plus đã xuất hiện ở 9 quốc gia, còn khá ít so với chủng Delta. Giới chức y tế Ấn Độ cho rằng, hiện còn khá sớm để xác định mức độ nguy hiểm của Delta Plus. Tuy nhiên, với các tính chất nguy hiểm trong cấu trúc của biến thể, ngành y tế Ấn Độ khẳng định rằng, họ sẽ phản ứng mạnh để ngăn chặn sớm Delta Plus, không để bài học lây lan không kiểm soát của chủng Delta lặp lại.


Biến thể Delta đe dọa thành quả chống dịch

Như vậy, có thể thấy, Delta vẫn đang là biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm nhất hiện nay. Nếu tiếp tục đột biến, chủng này sẽ gây ra mối đe dọa vô cùng lớn, chỉ riêng việc đối phó với Delta đã làm giới chức y tế các nước hết sức đau đầu. Với khả năng lây nhiễm cao, biến thể Delta có nguy cơ đảo ngược cả những thành quả chống dịch khá ấn tượng tại các quốc gia có độ tiêm chủng nhanh như Mỹ và châu Âu.

Các ca mắc biến chủng Delta chiếm số ca mắc mới Covid-19 :
98% tại Anh,
- 96% tại Bồ Đào Nha,
- hơn 20% tại Italy
- khoảng 16% tại Bỉ



Số ca COVID-19 ở Ấn Độ liên tiếp lập kỷ lục mới khi các bệnh viện đang cạn kiệt oxy. Ảnh: AFP


Điều này làm dấy lên lo ngại, biến chủng mới có thể cản trở những nỗ lực mà châu Âu đã đạt được trong vòng hai tháng qua trong việc giảm các ca mắc và tử vong do Covid-19 xuống mức thấp nhất kể từ mùa thu năm 2020. Biến thể Delta đang lan rộng tại châu Âu, khiến các quan chức y tế châu Âu cảnh báo cần phải hành động để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.

Phía bên kia Đại Tây Dương, các nhà khoa học ở Mỹ cũng coi biến thể Delta là nguy cơ lớn đối với sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang nhanh chóng mở cửa trở lại.


Tự chủ vaccine - chìa khóa tiêm chủng thần tốc tại châu Á

Trong bối cảnh nguồn cung vaccine toàn cầu khan hiếm, dịch COVID-19 còn chưa hạ nhiệt, các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chạy đua phát triển vaccine Covid-19 nội địa. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái LanViệt Nam đều thuộc danh sách những quốc gia đặt niềm tin vào các ứng viên vaccine được phát triển trong nước để kiểm soát dịch bệnh. Tự chủ vaccine được xem là bàn đạp chắc chắn, giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.


Tự chủ vaccine được xem là bàn đạp chắc chắn, giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. (Ảnh: AP)


Trung Quốc

Với 2 loại vaccine được sản xuất nội địa, Trung Quốc đặt khẩu hiệu "sẵn sàng tiêm cho tất cả những ai có thể". Với những điểm tiêm phân bổ rộng khắp với các xe tiêm lưu động, nước này đạt gần 20 triệu liều tiêm/ngày. Mục tiêu 70 - 80% dân số được tiêm vào cuối năm nay hay muộn nhất vào giữa năm 2022 là hoàn toàn "nằm trong tầm tay".

Hàn Quốc

Hàn Quốc có ít nhất 5 hãng dược phẩm đang nghiên cứu và phát triển vaccine nội địa và đã có ứng viên hiện đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 2. Những liều vaccine nội địa này sẽ có thể đến tay người dân vào cuối năm 2021. Từ đây, thành phố Seoul được kỳ vọng sẽ sớm đạt miễn dịch cộng đồng vào tháng 11 tới.

Ấn Độ

Ấn Độ đang cho sử dụng rộng rãi hơn 21 triệu liều vaccine nội địa Covaxin, trong khi một loại vaccine khác đã được chính phủ nước này phê duyệt thử nghiệm giai đoạn 3. Chính phủ Ấn Độ cam kết tiêm chủng cho toàn dân vào cuối năm nay.

Việt Nam

Từ đầu năm 2021, Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm trên người những liều Nano CovaxCovivac đầu tiên. Theo Bộ Y tế, nếu thuận lợi, Việt Nam sẽ có vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên mang tên Nano Covax vào tháng 9/2021. Việc chủ động phát triển vaccine nội địa là rất quan trọng bởi Việt Nam không muốn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung vaccine nhập khẩu.


BÌNH LUẬN

Các nhà khoa học lo lắng sự đột biến cùng với các đặc điểm hiện tại của biến thể Delta, có thể khiến virus dễ lây lan hơn.

Biến thể Delta Plus lần đầu tiên được phát hiện tại châu Âu vào tháng 3/2021. Tuy nhiên, mãi đến ngày 13/6/2021, biến thể này mới được người ta biết đến. Đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ là một trong 9 quốc gia đã phát hiện ra biến thể Delta Plus bao gồm Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Ba Lan, Nepal, Trung Quốc Nga.



Ấn Độ đã gọi Delta Plus là một "biến thể đáng lo ngại" bởi nó dễ lây lan hơn. (Nguồn: íStock)


Theo các chuyên gia Ấn Độ, cả hai loại vaccine đang được sử dụng ở Ấn Độ là Covishield Covaxin đều có hiệu quả chống lại biến thể Delta. Tuy nhiên, hiện chưa có con số về hiệu quả cũng như tỷ lệ kháng thể được tạo ra bởi những loại vắc xin này. Một số chuyên gia dự đoán rằng hiệu quả của vaccine Covishield chỉ đạt 60% so với biến thể Delta. Trong khi đó, biến thể Delta Plus chứa một đột biến quan trọng cho phép né tránh các phản ứng miễn dịch, có nghĩa là hiệu quả của vaccine chống lại biến thể mới có thể thấp hơn.



Vaccine ngừa Covid-19 dựa trên công nghệ mRNA của Pfizer Moderna đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các trường hợp mắc Covid-19 ở Mỹ. Những câu hỏi về hiệu quả đối với biến thể Delta Plus vẫn chưa rõ ràng. Trong khi đó, AstraZeneca cũng thông báo, vaccine ngừa Covid-19 do hãng Dược phẩm Anh-Thụy Điển này phát triển hiệu quả đối với cả biến thể Delta và Kappa.


THAM KHẢO

Ác mộng Delta chưa qua, nỗi sợ Delta Plus đã đến
https://thanhnien.vn/the-gioi/ac-mong-delta-chua-qua-noi-so-delta-plus-da-den-1403889.html

Biến thể Delta Plus có thực sự nguy hiểm như ‘lời đồn’?
https://baoquocte.vn/bien-the-delta-plus-co-thuc-su-nguy-hiem-nhu-loi-don-149476.html

Ấn Độ đứng trước nguy cơ dịch bệnh quay lại
https://suckhoedoisong.vn/tu-delta-den-bien-the-delta-plus-an-do-dung-truoc-nguy-co-dich-benh-quay-lai-n195767.html

MỐI ĐE DỌA TỪ BIẾN THỂ DELTA PLUS
https://www.youtube.com/watch?v=bQ-zLtX91lA


















vendredi 25 juin 2021

Truyện cười : Ước mơ trở thành " đàn bà "

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



Có một gã đàn ông kia chán ngấy việc mình phải đi làm mỗi ngày trong khi vợ thì cứ ở nhà. Anh ta muốn vợ thấy những việc anh phải cáng đáng ở sở nên cầu nguyện như sau :

" Lạy Chúa, con phải đi làm mỗi ngày và phải cực nhọc suốt 8 tiếng đồng hồ ở sở làm, trong khi vợ con thì tà tà ở nhà.

Con muốn vợ con biết những gì con phải trải qua, xin Chúa tráo đổi thân hình nàng và con chỉ một ngày thôi. Amen ".




Trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, Đức Chúa Trời bèn chấp thuận và hoàn thành điều ước của gã đàn ông.


6 giờ sáng

Ngay sáng hôm sau, gã thức dậy trong cơ thể người đàn bà.

Gã ra khỏi giường ,
- làm bữa ăn sáng cho người “chồng” của mình,
- đánh thức các con,
- mặc đồ đi học cho chúng,
- cho chúng ăn sáng,
- sửa soạn đồ ăn trưa mang theo,
- chở chúng tới nhà trường,
- chạy về nhà lấy quần áo đem đi tiệm giặt sấy và ghé nhà băng gửi tiền,
- đi chợ mua thức ăn, đoạn về nhà quăng thức ăn vào tủ lạnh,
- ngồi trả bills tính toán tiền bạc trong trương mục.

Sau đó, anh ta chùi rửa hộp đựng phân mèo, tắm con chó.


Khoảng 13:00 giờ

Lúc đó đã đến 1 giờ trưa và anh ta lật đật :
- sắp xếp giường ngủ,
- soạn quần áo dơ bỏ vào máy giặt,
- hút bụi,
- lau nhà,
- chùi sàn nhà bếp.


Khoảng 15:00 giờ 

Đến 3 giờ trưa và anh ta lật đật :
- Chạy đến trường chở các con và suốt đường về phải cải vả với chúng.
- Lấy sữa và bánh cho các con xong,
- cho chúng vào bàn ngồi làm bài tập thầy cô đã cho mang về làm,
- xong lại dọn ra bàn ủi đồ, vừa ủi quần áo vừa xem TV.


Đúng 16:30 giờ 

Đúng 4:30 anh ta bắt đầu :
- gọt khoai tây,
- rửa rau làm sà lách
- sửa soạn các món thịt dành cho bữa ăn chiều.


Khoảng 19:00 giờ 

Sau bữa ăn chiều, anh ta :
- lau bếp,
- bỏ chén dĩa vào máy rửa chén,
- xếp quần áo vừa giặt xong,
- mang các con ra tắm,
- và đưa chúng vào đi ngủ.


Khoảng 21:00 giờ 

Vào 9 giờ đêm anh ta đã mệt đờ người, dù mọi chuyện nhà vẫn chưa xong, cũng phải lên giường, rồi cũng phải "trả bài" cho "chồng", mệt cũng phải rán cho qua cuộc làm tình.


Sáng hôm sau

Sáng hôm sau, anh ta thức giấc và lập tức quì cạnh giường và cầu nguyện :

" Chúa ơi, con không biết những điều con đã suy nghĩ. Con đã quá lầm lẫn mà ganh tỵ với việc vợ con ở nhà suốt ngày.

Chúa ơi, xin giúp con được tráo đổi lại vai trò như cũ. "




Đức Chúa Trời, trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, trả lời :

“ Con yêu quí, Ta cảm nhận được là con đã học được bài học nên sẵn lòng cho con tráo đổi lại như cũ.

Nhưng con phải đợi 9 tháng, vì tối hôm qua con đã thọ thai! "







THẾ GIỚI : Chung cư 12 tầng ở bang Florida, Mỹ đổ sập vào rạng sáng 24/6/2021

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 


Những bức ảnh chụp trước và sau khi chung cư 12 tầng ở bang Florida, Mỹ đổ sập hôm 24/6 đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc.



Tòa chung cư tại Miami (bang Florida, Mỹ) trước và sau khi bị sập vào ngày 24/6 (Ảnh: Getty).

Những hình ảnh được ghi lại cho thấy cảnh tượng trước và sau khi tòa chung cư 12 tầng Champlain TowersSurfside, phía bắc Miami Beach, bang Florida, Mỹ đổ sập thành đống đổ nát màu xám khổng lồ vào rạng sáng 24/6/2021.

Trong bức ảnh chụp trước khi thảm kịch xảy ra, khu vực sân thượng và mái của tòa nhà dường như bị hư hại do thời tiết. Sau thảm kịch, các hình ảnh cho thấy hàng loạt mảnh vỡ và đống đổ nát tràn vào khu vực hồ bơi của chung cư, trong khi một phần của tòa nhà vẫn đứng nguyên.

Tòa nhà 12 tầng với hơn 130 căn hộ bị sập một phần, khi nhiều người vẫn đang trong giấc ngủ. Giới chức địa phương xác nhận, ít nhất 1 người thiệt mạng, 11 người bị thương và 37 người được lôi ra khỏi đống đổ nát.



Thị trưởng Surfside Charles Burkett cho biết ít nhất 99 người mất tích sau khi tòa nhà bị sập. Con số thương vong được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên, khi công tác tìm kiếm cứu hộ vẫn đang được thực hiện khẩn trương.

Hiện các nhà chức trách vẫn chưa công bố nguyên nhân chính thức gây ra vụ sập tòa nhà. Các kỹ sư về kết cấu công trình, đại diện chính quyền Surfside và sở cứu hỏa sẽ tham gia cuộc điều tra để tìm hiểu nguyên nhân vụ sập. Theo Sở cảnh sát Miami-Dade, họ sẽ điều tra vụ việc sau khi các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ hoàn tất.

Thị trưởng Charles Burkett cho biết, tòa nhà được xây dựng từ những năm 1980 và đang trong quá trình sửa chữa phần mái, nhưng ông không khẳng định liệu đây có phải là một yếu tố gây ra vụ sập hay không.



Shimon Wdowinski, giáo sư tại Viện Môi trường thuộc Đại học Quốc tế Florida, từng công bố một nghiên cứu vào năm ngoái rằng, tòa chung cư Champlain Towers có dấu hiệu bị sụt lún từ những năm 1990. Theo nghiên cứu của ông, tòa nhà có tốc độ sụt lún khoảng 2 mm mỗi năm kể từ năm 1993 đến năm 1999.

Giáo sư Wdowinski nhận định chỉ riêng tình trạng sụt lún có thể sẽ không gây ra vụ sập, nhưng ông cho rằng nó có thể là một trong những nguyên nhân.

"Nếu một phần của tòa nhà bị tách ra so với phần còn lại, điều đó có thể gây ra một số rạn nứt", ông giải thích.

Gary Slossberg, người sáng lập công ty xây dựng National Home Building & Remodeling CorpNam Florida, cho biết ông chưa thấy có bất kỳ thông tin cụ thể nào về nguyên nhân khiến tòa nhà sụp đổ, nhưng sau nhiều thập niên làm việc trong ngành xây dựng, ông đã có những nghi ngờ của mình.

"Nói chung, có rất nhiều điều có thể xảy ra. Lỗi xây dựng hoặc lỗi kỹ thuật", ông Gary nói, đồng thời đề cập đến vấn đề liên quan đến việc "kiểm tra định kỳ" tòa nhà.

Theo ông Gary, việc kiểm tra kỹ thuật, diễn ra 5 hoặc 10 năm một lần, có thể bao gồm việc dỡ bỏ vách thạch cao hoặc vật liệu khác và kiểm tra các dầm thép "để đảm bảo chúng không bị xói mòn".



Ông Gary nói thêm rằng lượng muối trong không khí ven biển ở Miami có thể khiến thép bị xói mòn.

"Nó giống như một căn bệnh ung thư. Vào thời điểm bạn phát hiện ra nó, có thể đã là quá muộn", Gary cho biết thêm.

Theo ông Gary, một khả năng khác có thể xem xét là các ban công của tòa nhà có thể đã gặp một số vấn đề về xây dựng. Ông cho biết nhiều tòa nhà ở khu vực Miami được xây dựng với ban công "dốc ngược", nghĩa là chúng không cho phép nước thoát ra ngoài sau khi mưa.


Nguồn https://dantri.com.vn/the-gioi/kinh-hoang-canh-truoc-va-sau-tham-kich-sap-chung-cu-12-tang-tai-my-20210625084514466.htm


TIN NÓNG: Tòa nhà 12 tầng ở Mỹ bất ngờ đổ sập giữa đêm















jeudi 24 juin 2021

COVID : 153 nhân viên y tế tại Houston nghỉ việc vì không tiêm vaccine Covid-19

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



Các nhân viên tại một bệnh viện ở Houston - Texas hôm 22/6/2021 đã từ chức hoặc bị bệnh viện sa thải, do không tuân thủ quy định bắt buộc tiêm vaccine Covid-19 của bệnh viện.


Gale Smith, người phát ngôn của bệnh viên Houston Methodist, cho biết 153 người đã xin từ chức hoặc bị bệnh viện chấm dứt hợp đồng hôm 22/6/2021 do không tiêm vaccine Covid-19 trước ngày 7/6/2021, theo New York Times.

153 người này nằm trong số hơn 200 nhân viên đã bị bệnh viện đình chỉ trước đó. Quy định của Houston Methodist yêu cầu các nhân viên phải thực hiện tiêm chủng trước ngày 7/6/2021, nếu không họ sẽ bị đình chỉ trong thời gian hai tuần.



Các nhân viên bệnh viện Houston Methodist phản đối chính sách tiêm vaccine bắt buộc của bệnh viện. Ảnh: AP.

Smith cũng cho biết trong thời gian bị đình chỉ, các nhân viên được phép quay trở lại làm việc một ngày sau khi tiêm vaccine. Dù vậy, bệnh viện này chưa cho biết số lượng nhân viên đã trở lại làm việc.

Các cuộc khảo sát cho thấy đến giữa tháng 3/2021, gần một nửa nhân viên y tế vẫn chưa được tiêm vaccine Covid-19. Trong khi đó, các nhân viên này là một trong những đối tượng đầu tiên đủ điều kiện để tiêm chủng từ tháng 12/2020.

Theo Kaiser Family Foundation, các nhân viên y tế lo ngại về vaccine và các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm.

Đầu tháng 6/2021, hàng chục nhân viên chưa tiêm vaccine sau ngày 7/6/2021 đã biểu tình phản đối chính sách vaccine của bệnh viện Houston Methodist. Trước đó, 117 nhân viên bệnh viện thậm chí còn gửi đơn kiện bệnh viện này.

Y tá Jennifer Bridges cáo buộc rằng bệnh viện đã "ép các nhân viên trở thành chuột bạch để có thể tiếp tục làm việc".

Trong khi đó, bà Lynn Hughes, thẩm phán Quận phía Nam Texas, đã bác bỏ đơn kiện. Bà cho rằng các loại vaccine đang sử dụng ở Mỹ vẫn tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe.

"Houston Methodist đang cố gắng thực hiện công việc chữa bệnh mà không làm lây lan virus. Lựa chọn này nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên, bệnh nhân và gia đình của họ", bà Hughes cho biết.

Bênh cạnh đó, ông Arthur Caplan, chuyên gia tại Đại học New York, cho biết quy định về vaccine cũng tương tự các yêu cầu y tế khác các dành cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Theo ông Caplan, những nhân viên này có "3 trách nhiệm đạo đức đặc biệt". Đó là bảo vệ những người dễ mắc bệnh, đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu và đảm bảo không gây hại cho các bệnh nhân, ông Caplan nói.


Nguồnhttps://zingnews.vn/153-nhan-vien-y-te-tai-texas-nghi-viec-vi-khong-tiem-vaccine-covid-19-post1230219.html








mercredi 23 juin 2021

COVID 19 : Biến chủng Delta là "mối đe dọa lớn nhất" với chiến dịch chống Covid-19 của Mỹ.

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



Các quan chức y tế châu Âu cảnh báo cần phải hành động thêm để đối phó làn sóng lây lan của biến chủng Delta (Ảnh: Reuters).


Tiến sĩ Fauci, cố vấn y tế Nhà Trắng, tuyên bố biến chủng Delta là "mối đe dọa lớn nhất" với chiến dịch chống Covid-19 của Mỹ.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 22/6/2021, tiến sĩ Anthony Fauci cho biết biến chủng Delta, lần đầu được phát hiên ở Ấn Độ, hiện chiếm khoảng 20% tổng số ca nhiễm mới ở Mỹ, tăng từ 10% hai tuần trước. Theo ông, Delta dường như "theo cùng mô hình" với Alpha, biến chủng lần đầu được phát hiện ở Anh, với tỷ lệ ca nhiễm tăng gấp đôi ở Mỹ khoảng hai tuần một lần.

"Tương tự tình hình ở Anh, biến chủng Delta hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với nỗ lực tận trừ Covid-19 của Mỹ", ông nói.



Tiến sĩ Anthony Fauci tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 22/6/2021. Ảnh: CNBC.


Bình luận của Fauci được đưa ra sau khi tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cuối tuần trước kêu gọi người Mỹ tiêm vaccine Covid-19, khi Delta sẽ trở thành biến chủng chiếm ưu thế ở nước này.

Các nghiên cứu cho thấy Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn khoảng 60% so với Alpha, biến chủng vốn dễ lây lan hơn so với chủng gốc xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Quốc, cuối năm 2019.

"Nếu được tiêm phòng, bạn sẽ được bảo vệ khỏi biến chủng Delta này", bà Walensky nhấn mạnh.

Anh gần đây chứng kiến Delta trở thành biến chủng chiếm ưu thế, vượt qua biến chủng Alpha từng hoành hành ở nước này. Biến chủng Delta hiện chiếm hơn 60% ca nhiễm mới ở Anh.

Quan chức y tế cho biết có thông tin biến chủng Delta gây triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận những kết luận đó. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy chủng Delta có thể gây ra triệu chứng khác với các biến thể khác.

Theo tiến sĩ Fauci, Mỹ có "công cụ" để đánh bại biến chủng này, kêu gọi thêm nhiều người Mỹ tiêm phòng đầy đủ để "dập dịch".

"Hiệu quả sau liều tiêm thứ hai của vaccine Pfizer/BioNTech88% đối với Delta 93% đối với Alpha ở những ca có triệu chứng", Fauci dẫn một nghiên cứu cho hay.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước nói rằng Delta đang trở thành chủng trội của đại dịch trên toàn thế giới. Quan chức WHO cảnh báo Delta là "chủng nhanh nhất và khỏe nhất", nó sẽ "chọn ra" những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Nó có khả năng "gây chết người cao hơn vì lây nhiễm dễ dàng hơn giữa người với người, và cuối cùng, nó sẽ tìm ra những người dễ bị tổn thương. Họ sẽ trở nặng, phải nhập viện và có khả năng tử vong", tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của WHO, nói trong một cuộc họp báo.

Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên môn của WHO về Covid-19, cho biết Delta đã lan đến 92 quốc gia, vùng lãnh thổ. "Rất tiếc chúng ta vẫn chưa có vaccine đúng chỗ để bảo vệ tính mạng của mọi người", bà nói.

WHO đã kêu gọi các quốc gia giàu có, gồm Mỹ, tăng cường tài trợ vaccine cho các nước nghèo hơn. Chính quyền Biden vừa công bố chi tiết nơi họ sẽ gửi 55 triệu liều vaccine, phần lớn trong số đó sẽ được phân phối thông qua Covax, chương trình cung cấp vaccine do WHO hậu thuẫn.


Nguồnhttps://vnexpress.net/my-coi-bien-chung-delta-la-moi-de-doa-lon-nhat-4298376.html



THAM KHẢO

Biến chủng Delta đe dọa kế hoạch mở cửa của EU
https://dantri.com.vn/the-gioi/bien-chung-delta-de-doa-ke-hoach-mo-cua-cua-eu-20210623104054998.htm

Biến thể Delta chiếm 20% các trường hợp Coronavirus mới ở Hoa Kỳ
https://www.baocalitoday.com/hoa-ky/fauci-bien-the-delta-chiem-20-cac-truong-hop-coronavirus-moi-o-hoa-ky.html

Covid-19 : Biến chủng Delta đe dọa nhiều nước chống dịch tốt
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210623-covid-19-bi%E1%BA%BFn-ch%E1%BB%A7ng-delta-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-nhi%E1%BB%81u-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch-t%E1%BB%91t

















dimanche 20 juin 2021

COVID-19 : Nhiều chợ tự phát ở TP.HCM vẫn đông đúc khi đại dịch tái phát

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



Dù TP.HCM quy định cấm chợ tự phát để phòng chống dịch COVID-19, nhưng đến trưa 20/6/2021 nhiều điểm bán còn duy trì, thậm chí đông đúc như ngày thường.



Sáng 20/6/2021, anh bán chuối, chị bán rau... đã đứng bán chật cả đường đi tại khu vực chợ tự phát quanh chợ Bà Chiểu - Ảnh: THÙY DƯƠNG


Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, từ sáng đến trưa 20/6/2021, dù treo nhiều băngrôn ghi rõ việc không cho buôn bán nhưng xung quanh khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh người mua người bán vẫn khá tấp nập trên một đoạn đường chỉ khoảng 150m.

Tuy vậy, ngoài những tấm băngrôn yêu cầu "ngưng hoạt động chợ tự phát", hầu như không thấy lực lượng chức năng nhắc nhở người mua bán tự phát cũng như yêu cầu khai báo y tế, đo thân nhiệt



Dù có bảng thông báo cấm tụ tập, kinh doanh tự phát nhưng các tuyến đường xung quanh khu vực chợ Bà Chiểu vẫn đông - Ảnh: N.TRÍ


Một người bán hàng rong tại khu vực trên cho biết trước khi đến đây chị không nghe thông báo gì nên vẫn đi bán. "Nhiều người bán ở đây họ cũng không biết ngưng chợ tự phát nên dọn hàng ra từ 4h sáng, khách có cầu thì mình có cung thôi", chị này nói.



Đến trưa, đủ các loại hàng rong tại chợ tự phát bên hông Lăng Ông, chợ Bà Chiểu - Ảnh: NHẬT THỊNH

Trong khi đó, trong nhà lồng chợ Bà Chiểu (chợ truyền thống được phép bán và có kiểm soát y tế) khá ít khách. Trừ những quầy hàng trái cây, thịt lâu lâu còn có người hỏi mua, các khu quần áo, giày dép hầu như vắng hoe.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Huỳnh Thanh Trường - trưởng Ban quản lý chợ Bà Chiểu - thừa nhận chợ tự phát xung quanh khu vực chợ Bà Chiểu trong sáng 20/6/2021 vẫn còn khá đông người bán, thu hút hàng nghìn người dân đi chợ.

Theo ông Trường, do chưa thông báo kịp việc ngưng hoạt động chợ tự phát đến hết tất cả người bán hàng rong và người dân khu vực.

"Trưa qua chính quyền mới nhận được thông báo về việc ngưng chợ tự phát, trong khi đó đa số người bán rong buổi sáng đã về, không kịp thông báo nên sáng hôm nay họ không biết, vẫn đi chợ", ông Trường thông tin.

Ông Trường cho biết hiện cả UBND phường 1 và phường 2 (quản lý địa bàn khu vực chợ) đều bị phong tỏa, nhân sự phải cách ly tại nhà do có ca nhiễm COVID-19 nên không đủ nhân sự dẹp chợ tự phát, buộc phải nhờ quận điều động nhân sự chi viện.

Ông Trường cho biết đang tập trung nhân lực xử lý, sẽ dẹp sớm chợ tự phát trong hôm nay.

Tương tự, trưa 20/6/2021, tại khu vực chợ tự phát xung quanh chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) vẫn có khá đông trong khi việc xử lý của cơ quan chức năng hầu như không có.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 20/6/2021, ông Thái Bình Sơn - trưởng Ban quản lý chợ Phạm Văn Hai - cho biết chợ đã phối hợp với lực lượng phường phát loa, tuyên truyền việc ngưng bán hàng rong và đã dẹp từ sớm. Theo ông Sơn, khi lực lượng chức năng đi thì người bán lại vào bán.

"Nhiều người bán hàng thiết yếu họ chở đồ tới nên ngại chở về, canh me vào bán, người dân cũng đi chợ như thói quen nên mới xảy ra tình trạng dẹp xong lại đông", ông Sơn nhận định.



Gần trưa 20/6/2021, đông khách mua rau củ tại chợ Cây Quéo (Q.Bình Thạnh) - Ảnh: BÔNG MAI

Gần 11h ngày 20/6/2021, chợ tự phát Cây Quéo (Q.Bình Thạnh) vẫn hoạt động, dù số lượng người bán có giảm. Hàng trăm người vẫn mua bán bình thường, trong đó phần lớn các cửa hàng rau, củ, đậu phụ... còn mở đều đông khách. 

Theo chị Hạnh (bán hàng), ngay từ chiều qua nhiều chị em bán hàng đã nắm được thông tin về khả năng tạm ngưng chợ tự phát nhưng vẫn lấy hàng, chỉ là bán lượng ít hơn.



Sáng 20/6/2021, kẹt xe bên trong chợ Gò Vấp (Q.Gò Vấp) - Ảnh: BÔNG MAI

Việc dẹp chợ tự phát khiến người dân đổ đi các chợ truyền thống, điểm kinh doanh đông hơn. Ở đường Nguyễn Thượng Hiền (quận Bình Thạnh - quận Gò Vấp), nhiều cửa hàng tạp hóa, chuyên bán rau củ... đã bán hết hàng ngay từ sớm.

Tại chợ Gò Vấp (quận Gò Vấp), hầu hết khách hàng và tiểu thương đều đeo khẩu trang, mang mặt nạ che giọt bắn. Tuy nhiên, vì nhiều người dân lái xe máy vào chợ, trong khi lối đi chỉ rộng khoảng 1,5-2m nên nhiều đoạn đường trong chợ bị kẹt cứng, người xe sát rạt, khó thực hiện giãn cách.

Ngược lại, một số khu vực như chợ tự phát tại quận Phú Nhuận từ sáng 20/6/2021 đã ngưng, đường sá thông thoáng.

Theo ghi nhận, khoảng 7h30, tại 3 cửa ngõ hướng vào chợ truyền thống Nguyễn Đình Chiểu (quận Phú Nhuận), lực lượng chức năng phường 4 đã lập chốt kiểm soát để ngăn không cho vào bán hàng khu vực chợ tự phát. Người đi chợ phải khai báo y tế và đo thân nhiệt để vào chợ.



Sáng 20/6/2021, lực lượng chức năng hỗ trợ người dân đi chợ Nguyễn Đình Chiểu thực hiện khai báo y tế - Ảnh: NHẬT THỊNH

Bảo - một hộ dân gần chợ - cho biết cũng quen đi chợ tự phát này cho tiện, nhưng giờ TP chủ trương dẹp để phòng chống dịch nên bà cũng tuân thủ. "Chịu khó đi chợ xa hơn mà giúp tình hình dịch COVID-19 thuyên giảm, trật tự được kiểm soát thì người dân nên đồng hành", bà Bảo nói.

Ông Huỳnh Văn Vũ - chủ tịch UBND phường 4, quận Phú Nhuận - cho biết từ chiều tối 19/6/2021, UBND phường đã cho xe đi phát loa thông báo tại chợ Nguyễn Đình Chiểu về quyết định dừng hoạt động các khu chợ tự phát trên địa bàn TP.HCM.


BÌNH LUẬN

Dịch bệnh đang hoành hành khắp nơi và lây nhiễm bất kì ai. Đó là sự hiển nhiên, hôm nay có thể lây nhiễm người này, ngày mai có thể lây nhiễm ngay chúng ta, nếu chúng ta ỷ lại, cho mình không lây nhiễm, hoặc có tư tưởng "trời kêu ai nấy dạ" thì khá nguy hiểm.

Kiềm chế, kiểm soát di chuyển, đó là một trong những cách để phòng ngừa dịch bệnh hiện nay. Chỗ càng đông người thì càng dễ lây nhiễm, chỗ càng ăn chơi thì càng đông người, đó là môi trường cho virus bệnh phát tán càng nhiều.



Tại sao phải giãn cách xã hội? 

Vì môi trường càng đông người, tựu tập vui chơi, thì sự lây nhiễm càng cao. Chúng ta đã biết virus Corona hiện nay rất nguy hiểm, rất phức tạp, chúng thâm nhập phổi, gây khó thở, gây sốt, gây ra đàm,...có thể dẫn đến tử vong. Phòng bệnh hơn chữa bệnh là tiêu chí hàng đầu, nếu chúng ta thiếu ý thức, quá ham vui, không chú ý đến sự phòng bệnh là virus có thể thâm nhập ngay. Tính mạng con người rất quý, chúng ta phải biết.

Thời buổi đại dịch, kéo theo sự làm ăn rất khó khăn, đó là tất yếu, chúng ta phải ý thức điều này. Nên sống tiết kiệm, chứ không nên hoang phí. Làm thì không ra tiền, ăn xài thì quá sung sướng, thì có ngày bị nợ nần, "ăn riết núi cũng lở".

Nói tóm lại, trong thời đại dịch, thứ nhất đừng ham vui bên ngoài, đừng tựu tập vào các nơi đông người, vì các nơi ấy rất dễ bị lây nhiễm. Thứ hai, phải sống tiết kiệm, không hoang phí, vì thời đại dịch kiếm được đồng tiền là không dễ.


THAM KHẢO

Nhiều chợ tự phát ở TP.HCM vẫn đông đúc dù có lệnh cấm
https://tuoitre.vn/nhieu-cho-tu-phat-o-tp-hcm-van-dong-duc-du-co-lenh-cam-20210620123216609.htm

TP.HCM tạm dừng các chợ tự phát, dừng toàn bộ xe công nghệ, taxi, buýt
https://www.youtube.com/watch?v=pU-aV3KSEvk

TP.HCM ngưng các chợ tự phát, dừng toàn bộ xe công nghệ, taxi, buýt | Video AloBacsi
https://www.youtube.com/watch?v=edxse6lvVbk

Chợ tự phát họp lúc rạng sáng bị xử lý
https://www.youtube.com/watch?v=Nv-CocLZV2I