dimanche 28 mars 2021

Truyện cười : " TÔI LÀ AI ? "

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



Một người đàn ông ở thành phố Philadelphia (cách TP New York khoảng 100 km) có ý định chết, đã viết một bức thư ngắn "TÔI LÀ AI ?" như sau :


Tôi (27 tuổi) kết hôn với một góa phụ (38 tuổi). Vợ tôi có một con gái (19 tuổi) đã lớn.

Cha tôi (50 tuổi) phải lòng con gái 19 tuổi của vợ tôi, kết hôn với nó, vậy cha tôi trở thành con rể tôi, còn con gái của vợ tôi trở thành mẹ tôi.


Vợ chồng tôi sinh được một con trai, vậy cha tôi là anh rể của con trai tôi, còn con trai tôi là chú tôi, vì nó là em của con gái của vợ tôi.


Rồi vợ của cha tôi 19 tuổi lại sinh một con trai. Đó chính là em trai tôi và cũng là cháu ngoại tôi, vì nó là con của con gái của vợ tôi.


Như vậy thì vợ tôi chính là bà ngoại tôi, vì nàng là mẹ của mẹ tôi. Tôi là chồng nàng đồng thời là cháu ngoại của nàng. Mà chồng của bà ngoại phải là ông ngoại, vì thế 

tôi chính là ông ngoại của tôi ".













 



vendredi 26 mars 2021

Truyện cười : " ĐÊM TÂN HÔN " của cặp vợ chồng mới cưới

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



 " ĐÊM TÂN HÔN " của cặp vợ chồng mới cưới

Có hai vợ chồng nhà kia vừa cưới nhau. Anh chồng "người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn" bị bệnh nặng tai, cô vợ lại là "người miền Trung". Đêm tân hôn, sau khi đã thỏa mãn nhu cầu, anh chồng định đánh một giấc thật đã đời để lấy lại sức. Chị vợ cũng mệt phờ quay sang bảo chồng :

- Xong hỉ ? (tiếng địa phương nghĩa là ”xong rồi nhỉ “)

Anh chồng nặng tai nghe ra chữ “song hỉ” (nghĩa là vui thêm “hai cái”) nữa, cũng chiều vợ làm thêm “hai cái” nữa.

Làm xong, anh vừa định ngủ thì chị vợ lại nói :

- Ngủ hỉ ?

Anh chồng lại nghe ra chữ ” ngũ hỉ “ (nghĩa là vui thêm “5 cái”) nữa, liền làm thêm "5 cái" nữa.

Chị vợ lần này thực sự đã kiệt sức, hổn hển nói với chồng sau khi đã lãnh thêm 5 phát của anh chồng nặng tai :

- Ngủ thật hỉ ?


Anh van em, anh lạy em !

Lần này anh chồng lại nghe thành " ngũ thập hỉ " (nghĩa là vui thêm “50 cái”) nữa,  liền lao ra khỏi giường quỳ xuống và nói :

- Anh van em, anh lạy em ! 10 hay 15 cái nữa thì anh còn làm được, chứ bây giờ em muốn anh làm 50 cái thì anh chết mất !!!!!!



















samedi 20 mars 2021

ẨM THỰC : Tìm hiểu về "nước tương Maggi" đã hơn 100 năm trôi qua

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



Nước tương Maggi đã được người Pháp đưa vào Sài gòn từ năm 1935, người tiêu dùng tại Việt Nam từ lâu đã biết đến cụm từ Maggi như một loại nước chấm màu nâu đen thường làm từ những nguyên liệu có chứa nhiều chất đạm. Maggi đã dần chinh phục người Sài gòn nhờ hương vị thơm ngon, cung cấp nguồn bổ sung chất đạm quan trọng và đến nay đã được phát triển thành nhiều loại loại khác nhau.

Maggi hiện là thương hiệu độc quyền quốc tế của Tập đoàn Nestlé (Thụy Sĩ), được cấp đăng ký và bảo hộ tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời được sử dụng rộng rãi tại gần 200 quốc gia trên thế giới. Thương hiệu này còn được vinh danh là thương hiệu thực phẩm được nhiều người tiêu dùng yêu thích nhất theo bình chọn của AC Nielsen năm 2013.


Quảng cáo (1900)

Ông tổ nước chấm Maggi

Khởi nguồn từ món súp dành riêng cho giới công nhân, lao động, ông Julius Maggi đã chế biến thành loại nước chấm đa năng (nước tương) và phổ biến tới hàng triệu bữa ăn gia đình trên khắp hành tinh.


Julius Maggi

Ông Julius Maggi (tên đầy đủ Julius Michael Johannes Maggi), sinh ngày 9/10/1846 tại thị trấn Frauenfeld, Thụy Sĩ. Cha ông là Michael Maggi, người nhập cư gốc Italy, chủ một xưởng xay nhỏ, cậu con trai út Julius Maggi luôn nổi tiếng nghịch ngợm, quậy phá nên phải chuyển trường liên miên, gia đình thường xuyên bị giáo viên "mắng vốn".

Ngay từ nhỏ ông đã không thích bị gò bó trong khuôn khổ trường học mà chỉ thích tìm tòi sáng tạo và thử nghiệm những ý tưởng mới lạ của mình. Không chỉ vậy Julius Maggi còn khá lém lỉnh và nhanh nhẹn trong mua bán, học hết lớp 10, Julius Maggi vào học trường dạy nghề thương mại tại thành phố Basel nhưng cũng bỏ dở giữa chừng vì thích đi làm hơn và chuyển sang làm công nhân cho một nhà máy xay lớn, được thỏa thích làm việc theo sở thích cộng với sự nhanh nhẹn, sáng tạo, chăm chỉ học hỏi, chỉ sau hai năm Julius Maggi đã trở thành cánh tay phải đắc lực của ông chủ. Khi công ty mở một nhà máy mới tại Budapest (Hungary), ông được tin cậy giao làm phó giám đốc của nhà máy xay này.

Đến năm 1869, cha ông Michael Maggi giao Julius Maggi quản lý hoàn toàn xưởng xay xát của gia đình, từ ông trực tiếp kinh doanh, trở thành chủ công ty gia đình Maggi khi mới 23 tuổi và sớm thành công với nghiệp kinh doanh của mình. Cơ sở xay và chế biến lương thực của gia đình Maggi tiếp tục lớn mạnh và phát triển.

Năm 1872, Julius Maggi mở rộng kinh doanh bằng việc mua lại một nhà máy xay ở Zurich. Cơ duyên khiến Julius Maggi từ xay chuyển sang lĩnh vực gia vị khá tình cờ. Khi biết thông tin đời sống của người công nhân ở các nhà máy công nghiệp tại Thụy Sĩ quá cực khổ, không thể đảm bảo sức khỏe do bữa ăn có chất lượng rất kém, thức ăn không đủ chất và nguội lạnh khi đến bữa, ông quyết tâm phải cải thiện bữa ăn cho công nhân.


Viên súp Maggie

Giữa thế kỷ 19, việc nấu nướng chủ yếu vẫn dùng củi nên rất bất tiện cho công nhân phải nấu ăn buổi trưa vì quỹ thời gian nghỉ giữa giờ của họ rất ít. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải tạo được một sản phẩm có tính tiện lợi cao, ít tốn thời gian chế biến, dễ nấu nướng nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng và rẻ tiền.


Hộp viên súp Maggie 1907 (bouillon Kub)

Julius Maggi đưa ra giải pháp chế một loại súp đã nấu sẵn, chỉ cần cho vào nước sôi là có ngay một bát súp nóng hổi, sau hơn hai năm, Julius Maggi đã nghiên cứu thành công món súp Maggi đặc biệt.


Kub or

Chỉ từ các sản phẩm thực vật như hạt đậu tương, đậu Hà Lan, Julius Maggi đã chiết xuất ra những hoạt chất cần thiết cho viên súp Maggie. Không chỉ chứa hàm lượng protein khá cao mà súp Maggi còn rất thơm ngon với hương vị hấp dẫn không kém gì các loại súp thịt. Súp Maggi nấu sẵn cung cấp cho hàng nghìn công nhân và gia đình họ những bữa ăn sáng và ăn trưa bổ sung đơn giản, rẻ tiền nhưng rất ngon miệng với một bát súp nóng và những lát bánh mì kèm theo.


Nước chấm Maggi

Không dừng lại ở thành công của món súp, từ phản hồi tích cực của những bà nội trợ Julius Maggi đã nghĩ ngay đến việc tiếp tục cho ra đời những sản phẩm mới. Ông tìm cách chế biến loại nước chấm mang hương vị Maggi vốn đã quen thuộc với nhiều người, một gia vị đa năng mà gần như món gì người ta cũng cần có nó. Cuối năm 1886 thương hiệu nước chấm Maggi ra đời và từ đó phát triển ra toàn thế giới.

Ngay sau khi tạo dấu ấn ở quê hương Thụy Sĩ, Julius Maggi đã mạnh bạo tung các sản phẩm Maggi của mình sang các nước châu Âu láng giềng khác.

Năm 1887, lần đầu tiên công ty thâm nhập thị trường nước ngoài bằng việc mở một chi nhánh ở thị trấn Singen của Đức gần biên giới Thụy Sĩ.


Nước chấm Maggi hiện nay

Tại đây, ông thuê một gian nhà kho nhỏ của một hiệu ăn gần nhà ga xe lửa. Hàng ngày, 7 phụ nữ được ông thuê chỉ để san nước chấm Maggi từ những chiếc can nhựa 25-50 lít sang các chai nhỏ để bán lẻ. Mô hình tiêu thụ này rất thành công và ông tiếp tục nhân rộng hàng loạt cơ sở khác ở Italy, Pháp, Đức, Áo, Hà Lan…

Điều giúp cho Maggi nhanh chóng tạo được vị thế trên các thị trường mới là nước chấm này hợp khẩu vị với nhiều gu ăn uống cho dù mỗi dân tộc hay địa phương đều có truyền thống ẩm thực rất khác nhau.

Maggi không làm thay đổi vị đặc thù của mỗi món ăn mà chỉ làm tăng vị đậm đà, trở thành một gia vị không thể thiếu của mỗi bà nội trợ trong gia đình, đã hơn 100 năm trôi qua nhưng nước chấm Maggi vẫn mang một hương vị rất đặc trưng và không hề thay đổi. Được chế biến từ những thành phần quen thuộc như đỗ tương, đậu Hà Lan và có thêm một số hoạt chất từ lúa mì và muối, nhưng công thức chế biến mới là chìa khóa cốt lõi để ra hương vị đậm đà, riêng biệt. Công thức của nước chấm màu nâu đậm đà và rất đặc biệt này được công ty bảo vệ tuyệt mật không kém gì công thức sản xuất nước giải khát Coca Cola.


Quảng cáo (1907)

Với tầm nhìn xa, ngay từ đầu ông chủ Maggi đã rất chú trọng đến vấn đề quảng bá thương hiệu. Nhiều slogan ấn tượng và hấp dẫn về Maggi do chính Julius Maggi trực tiếp nghĩ ra. Dáng của các chai đựng nước tương Maggi ngày nay về cơ bản không có gì khác kiểu chai mà ông chủ Maggi đã thiết kế cách đây gần 100 năm và không hề bị lạc hậu.

Bản thân nhãn hiệu của Maggi với hai tông màu vàng đỏ cũng là nhãn hiệu được thiết kế và lưu hành từ năm 1887 đến nay, trong chiến tranh thế giới thứ hai (1914-18), các nhà máy sản xuất của Maggi bị tàn phá nặng nề. Vì thế, từ năm 1947, khi vừa đúng 50 tuổi, Công ty Maggi do Julius Maggi sáng lập đã được sáp nhập với Tập đoàn Nestlé, tập đoàn thực phẩm Thụy Sĩ hàng đầu trên thế giới.

Thương hiệu Maggi với toàn bộ các sản phẩm nổi tiếng của mình vẫn được giữ lại, duy trì và tiếp tục phát triển đến ngày nay. Hiện tại Maggi có trên 300 sản phẩm khác nhau, doanh số đạt hơn 800 triệu sản phẩm trên toàn cầu.














jeudi 18 mars 2021

ẨM THỰC : Phô mai "Con bò cười - La Vache qui rit" tròn 100 tuổi (1921 - 2021)

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 


Ảnh tư liệu: Bên trong viện bảo tàng Con Bò Cười (La Maison de la Vache qui rit) tại Lons-le-Saunier, vùng Jura (Pháp), nơi loại phô mai này được phát minh vào năm 1921. Ảnh chụp ngày 21/5/2009. AFP - JEFF PACHOUD


Phô mai Con bò cười (tiếng Pháp: La Vache qui rit) là một thương hiệu sản phẩm của hãng sản xuất Groupe Bel của Pháp. Sản phẩm này được làm từ sữa chứa nhiều canxi, vitamin, phốtpho bổ dưỡng cho cơ thể. Phô mai Con bò cười có thể nấu được với cháo, trét một lớp mỏng trên bánh mì hoặc ăn với trái cây như chuối.


8 mẫu phô mai hình tam giác

Nhân sinh nhật lần thứ 100, "Con bò cười" (La Vache qui rit 1921-2021) vẫn trẻ mãi chứ không hề già đi một chút nào trong tâm trí của nhiều người Pháp. Đa số người tiêu dùng đều có kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với 8 mẫu phô mai hình tam giác, xếp ngăn nắp đều đặn trong chiếc hộp tròn. Mỗi phần được gói bằng giấy bạc, với logo con bò đeo đôi bông tai, miệng đang mỉm cười với hàm răng trắng xinh xắn.

Nhờ thủ pháp nhân cách hóa ấy mà Con bò cười là biểu tượng quen thuộc của dòng sản phẩm chế biến từ sữa bò tại Pháp, rồi với thời gian trở thành một trong những mặt hàng chủ lực trong công nghiệp thực phẩm toàn cầu.


Quảng cáo bởi Benjamin Rabier (1926)


Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1865 tại ngôi làng Orgelet (nay có khoảng 1.600 dân) ở vùng núi Jura. Ông Jules Bel thành lập công ty Bel chuyên sản xuất loại phô mai "comté".  Đến năm 1897, con trai ông là Léon Bel lên nối nghiệp bố điều khiển công ty gia đình và dời về thị trấn Lons-le-Saunier (17.000 dân) để khuếch trương hoạt động. Nhờ quyết định khôn khéo này mà Léon Bel sẽ làm giàu nhanh chóng, việc di dời cơ sở sản xuất từ ngôi làng miền núi về một thị trấn sung túc hơn, giúp cho công ty Bel mua muối chế biến phô mai với giá rẻ hơn, thị trấn này cũng có nhà ga xe lửa nối với các tuyến đường sắt chính yếu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phân phối và xuất khẩu phô mai.

Về cái tên gọi "Con bò cười", nguồn gốc của nó xuất phát từ một trò đùa. Câu chuyện bắt đầu từ những đoàn xe tiếp vận lương thực trong thời Thế Chiến Thứ Nhất. Vào năm 1914, ông Léon Bel (lúc bấy giờ 36 tuổi) được bổ nhiệm vào trung đoàn bộ binh chuyên cung cấp thực phẩm cho quân đội. Để nhận dạng và bảo vệ dễ dàng các chiếc xe tải chuyển hàng vào kho, Léon Bel yêu cầu họa sĩ Benjamin Rabier vẽ hình một "con bò" lên các chiếc xe chở hàng thịt.


Bìa The Wachkyrie (1919)

Trung đoàn bộ binh chọn biểu tượng là một con bò vui nhộn hí hửng và ban đầu đặt tên thành "La Wachkyrie". Trong cách chơi chữ, họ dùng đồng âm để nhạo báng "Valkyrie", các nữ thần trong truyện thần thoại cổ của Bắc Âu và cũng là biểu tượng văn hóa Đức qua tác phẩm trường thiên của Wagner.

Sau khi Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918) kết thúc, ông Léon Bel giải ngũ, trở về nguyên quán. Các hầm chứa của công ty gia đình lúc bấy giờ đầy ấp phô mai. Để có thể bán hàng tồn kho, ông mới nghĩ tới chuyện biến các loại phô mai vỏ cứng thành phô mai mềm. Vào đầu những năm 1920, phô mai là mặt hàng không dễ gì bảo quản, cho nên trong các kiểu sản phẩm đầu tiên, ông Léon Bel bán phô mai mềm đóng hộp như các lon sữa đặc. Sáng kiến độc đáo nhất là cách đóng gói rồi bày bán thành những khẩu phần cá nhân. Nhờ vào ý tưởng tuyệt vời này, ông Léon Bel và con cháu nhanh chóng chinh phục thế giới.

Năm 1921, Léon Bel chính thức tung ra thị trường loại phô mai mềm chế biến theo khẩu phần, có gắn nhãn hiệu "La Vache qui rit", Con bò cười. Một sản phẩm khá đơn giản : phô mai được chế biến và sản xuất công nghiệp theo một công thức hầu như không thay đổi trong suốt một thế kỷ. Một khi định hình màu đỏ của logo và giữ nguyên hình tượng con bò đang mỉm cười, La Vache qui rit trở thành một trong những sản phẩm công nghiệp dễ nhận dạng nhất. Léon Bel biến công ty gia đình thành một doanh nghiệp tiên phong trong lãnh vực truyền thông, tiếp thị.

Đây là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới lập văn phòng quảng cáo và biến thành một khâu không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất. Một cách nhanh chóng, Con bò cười gợi hứng từ mô hình kinh doanh của Mỹ bằng cách tung ra các cuộc thi có phần thưởng cũng như các đợt quảng cáo với các dòng sản phẩm như album ảnh sưu tầm, lịch treo tường, chén đĩa, quần áo ..... Kể từ đầu những năm 1930, công ty Bel trở thành sponsor chính thức của Tour de France đưa hình ảnh của mình theo cuộc đua xe đạp đi vòng quanh nước Pháp.

Theo cô Anne-Cécile Nicollet, giám đốc điều hành bộ sưu tập "La Vache qui rit", ban đầu phô mai này là loại crème sữa mềm mịn pha thêm muối theo cách chế biến kiểu "gruyère", nhưng với thời gian phô mai này biết kết hợp thêm nhiều loại khác như emmental, mimolette, gouda trộn với bơ và sữa. Kể từ năm 1929 trở đi, công ty Bel thành lập các nhà máy ở nước ngoài trong đó có các nước như Anh, Bỉ, Ai Cập, Algeria ....


Phô mai "Con bò cười - La Vache qui rit" được phát triển thành một sản phẩm quốc tế, phổ biến tại 136 quốc gia. Theo ông Frank Tapiro, chuyên gia ngành quảng cáo và tác giả của cuốn sách "Why the Laughing Cow never cries" (Vì sao Con bò cười không bao giờ khóc), sáng kiến hay nhất là phô mai này đã biết thích ứng với từng thị trường, đôi khi có thêm mùi vị khác để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng địa phương (như loại phô mai pha trộn với một chút mùi quế cho thị trường Bắc Mỹ).

Ngoài ra cái tên "La Vache qui rit" thay vì giữ nguyên đã được dịch sang hơn hai 20 thứ tiếng : The Laughing Cow trong tiếng Anh, Gulen Inek trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Den Skrattande kon trong tiếng Thụy Điển hay Con bò cười trong tiếng Việt  ......

Từ những năm 1970 trở đi, Con bò cười trở thành một họa tiết hay mô típ gợi hứng sáng tác cho giới nghệ sĩ. Trong số này có Daniel Buren, nhà điêu khắc Pháp, Wim Delvoye, nghệ sĩ tạo hình người Bỉ, Hans Peter Feldmann nhà thiết kế sắp đặt người Đức hay là Mel Bochner, họa sĩ người Mỹ thuộc trường phái nghệ thuật khái niệm .... tất cả những tên tuổi này đã đưa Con bò cười vào dòng văn hóa phổ thông, một biểu tượng đại chúng.

Thương hiệu "La Vache qui rit" minh họa cho câu chuyện kinh doanh của Jules Léon Bel, biến công ty gia đình thành một tập đoàn quốc tế với doanh thu hàng năm xấp xỉ 3,5 tỷ euro. Nếu còn sống, thì có lẽ cả hai cha con nhà họ Bel cũng không ngờ rằng sản phẩm của họ sẽ được trưng bày trong các viện bảo tàng đương đại. Ban đầu gọi là trò đùa nhưng sau đó lại trở thành mặt hàng đắt khách thứ thiệt. Đúng một thế kỷ sau ngày ra đời, Con bò cười vẫn hái ra bạc tỷ, chứ không phải là giỡn chơi.








SỨC KHOẺ : Những loại trái cây không nên ăn vào buổi tối


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



Một đĩa trái cây tráng miệng sau bữa tối hay một ly nước ép mát lạnh sẽ kích thích vị giác của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng thích hợp ăn vào buổi tối.

Chúng ta đều biết trái cây chứa nhiều loại vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Thế nhưng, ăn nhiều chưa chắc đã tốt. Đặc biệt là vào buổi tối hay thời gian trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều thực phẩm sẽ gây hại cho sức khoẻ đấy. Sau đây là những loại trái cây bạn cần tránh ăn vào buổi tối :


Nho


Nho

Nho là loại trái cây phổ biến với các công dụng như phòng ngừa bệnh tim mạch, khả năng chống oxy hoá cao. Thế nhưng, ăn nho vào buổi tối sẽ khiến bạn mất ngủ cả đêm đấy. Vì vậy, để bảo đảm chất lượng giấc ngủ, hãy hạn chế ăn loại quả này vào ban đêm nhé. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều nho.


Quả 


Một ly sinh tố không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn bảo vệ hệ tim mạch, gan, dạ dàyruột. Ngoài ra, lượng chất béo thực vật trong bơ có tác dụng làm giảm cholesterol lipid trong máu. Mặc dù rất tốt cho sức khoẻ của người già và trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho người thân ăn một quả mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy tránh ăn loại quả này vào buổi tối vì hàm lượng mỡ thực vật trong bơ sẽ tích tụ lâu ngày gây ra nhiều biến chứng như tăng huyết áp, tăng cân.


Sầu riêng


Sầu riêng

Sầu riêng không phải là lựa chọn hoàn hảo cho người có huyết áp cao hay thấp, bệnh nhân rối loạn chức năng tim mạch hay các bệnh liên quan đến dạ dày. Vì lượng đường trong sầu riêng rất nhiều, bạn nên hạn chế ăn vào buổi tối vì chúng có thể là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.


Trái Thanh long


Thanh long

Vitamin B1, B2, B3, C, carotene anthocyanin có trong thanh long có tác dụng giảm cântáo bón rất hiệu quả. Mặc dù vậy, loại thực phẩm này không thật sự tốt cho bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy và bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt, bạn không nên ăn thanh long quá nhiều sau bữa tối.


Măng cụt


Măng cụt

Đối với nhiều chị em phụ nữ, măng cụt là vị cứu tinh giúp kiểm soát chứng thèm ăn, mang lại hiệu quả giảm cân rõ rệt. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không ăn loại quả này vào buổi tối. Vì chất xanthones có trong măng cụt sẽ gây ngộ độc axit và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, để đảm bảo tinh thần minh mẫn vào sáng hôm sau, hãy hạn chế ăn măng cụt vào buổi tối nhé!


Dứa (Khóm, Thơm hay gai hoặc trái huyền nương)


Dứa có các tên gọi khác như là: Khóm, Thơm (có nơi gọi là khớm) hay gai (miền Trung) hoặc trái huyền nương

Vitamin C và chất chống oxy hoá có trong dứa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, tránh tích tụ gốc tự do gây xơ vữa động mạch và phòng ngừa huyết áp cao. Thế nhưng, dứa không tốt cho sức khoẻ của bệnh nhân tiểu đường. Hơn thế nữa, dứa dễ gây dị ứng và lượng axit cao có thể gây hại cho dạ dày.


Quả na (mãng cầu ta)


Quả na còn gọi là mãng cầu ta

Quả na còn gọi là mãng cầu ta, rất giàu vitamin C, chất xơ, carbohydrates, kali... giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi 100g quả na chứa 15,3-18,3% tổng số đường nên cũng không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường.


Xoài


Xoài

Xoài là loại quả phổ biến ở vùng nhiệt đới, xoài chứa nhiều chất chống oxy hóa như zethanthin, và beta-carotene rất tốt cho mắt, ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Do có chỉ số đường cao, bạn cũng không nên xoài về đêm, đặc biệt là với người mắc bệnh tiểu đường.









dimanche 14 mars 2021

PHÁP LUẬT : Ông Võ Hoàng Yên "thần y" hay "lừa đảo" ?

  Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật.



Ông Võ Hoàng Yên

Võ Hoàng Yên là ai ?

Ông Võ Hoàng Yên sinh năm 1975  ở Ấp Cái Nước, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Ông xuất thân trong gia đình nghèo khó, nhiều anh chị em nên ngay từ khi còn bé ông đã được cha mẹ gửi tới chùa Hưng Nghĩa Tự (thị trấn Cái Nước) trong vùng để các nhà sư nuôi nấng. Ở đó, ông được các thượng tọa chỉ dạy phương pháp trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.

Với nhiều năm bôn ba khắp nơi để chữa bệnh, bốc thuốc, ông Yên đã tổng kết được những cái cũ cùng những cái mới để làm thành đề tài riêng của mình.

Khi chứng kiến ông chữa bệnh, nhiều người nghĩ rằng ông Yên chữa theo cách thần thánh với năng lực siêu nhiên nào đó. Chỉ vài phút bấm huyệt, ông đã có thể trị bệnh bại liệt hay câm điếc.


Ông Huỳnh Uy Dũng (trái) và ông Võ Hoàng Yên tại sự kiện khánh thành chùa ở tỉnh Bình Thuận - Ảnh: T.L.

Ông Yên từng tổ chức trị bệnh nhưng không có giấy phép hoạt động nên bị phạt hành chính. Không lâu sau, ông cũng bỏ đi khỏi thị trấn Cái Nước. Năm 2019, ông được tài trợ mở một trung tâm khám chữa bệnh và phòng thuốc nam Phước Thiện tại Bình Phước. Và người tài trợ không ai khác chính là ông Huỳnh Uy Dũng (người dân hay gọi là Dũng ''lò vôi")


Võ Hoàng Yên đạt được các thành tựu gì ?

- Cuối năm 2011, ông nhận thời tham gia buổi thực nghiệm chữa bệnh và báo cáo lý thuyết theo đề nghị của Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT). Tại đây, ông được nhiều lời khen và đánh giá công nhận từ các chuyên gia đầu ngành như bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH & KT Việt Nam, Thầy thuốc nhân dân Trần Trọng Hải – Phó Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam, GS Hoàng Bảo Châu.

- Tháng 12/2011, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh chính thức cấp phép hành nghề khám chữa bệnh cho ông Võ Hoàng Yên trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian này, ông đã được kết nạp và trở thành hội viên của Hội Đông y Việt Nam.

- Tháng 5/2012, ông Nguyễn Huy Phong – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước  trao tặng bằng khen cho lương y Võ Hoàng Yến vì những đóng góp lớn trong sự nghiệp chữa bệnh cứu người cho nhân dân trong tỉnh Bình Phước.

- Tháng 7/2012, khánh thành Trung tâm phục hồi chức năng và dưỡng sinh Võ Hoàng Yên tại thôn Yên Khánh, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Trung tâm chính thức được đi vào hoạt động và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ người dân trong tỉnh tới khám và chữa bệnh.

- Ngày 20/12/2012, lương y Võ Hoàng Yên được cấp giấy phép hành nghề y và công nhận danh hiệu lương y.

- Vào đầu tháng 6/2014, lương y Võ Hoàng Yên được Liên hiệp các hội KHKT VN đưa sang Liên bang Nga chữa bệnh cho hơn 100 kiều bào tại đây,

- Đầu năm 2019, từ ngân sách tài trợ, lương y đã mở thêm Trung tâm Khám chữa bệnh và Phòng thuốc nam Phước Thiện tại Khu dân cư Đại Nam thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.


Vợ chồng đại gia Dũng “lò vôi” đã làm đơn tố cáo ông Yên


Vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi) và Nguyễn Phương Hằng

- Ngày 01/03/2021, Võ Hoàng Yên bị vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi) và Nguyễn Phương Hằng tố cáo ông lừa đảo chiếm đoạn hơn 200 tỷ đồng.

Ngày 10/03/2021, Võ Hoàng Yên bị tố dàn cảnh chữa bệnh, chữa bệnh không đúng pháp luật.


BÌNH LUẬN

Rất đơn giản, ông Yên chỉ dùng tay, vận dụng sức lực toàn thân bấm huyệt đạo và kéo, co, duỗi tay chân của người bệnh. Thế nhưng, bao nhiêu giấy mực báo chí phải nói về ông.

Đặc biệt, có tới hàng ngàn người ngày đêm mong mỏi được anh... bấm, day huyệt đạo. Người yêu mến, nhớ ơn, “tấn phong” ông là “thần y”. Nhưng không ít người nghi ngờ, chê bai ông “kung-fu” bệnh nhân...

Thấm thía cái khổ, cái đau của người bệnh, Võ Hoàng Yên đã ra tay bấm, day huyệt giúp họ mà không đòi hỏi điều gì. Khi bị phạt hành chính tiền triệu, Võ Hoàng Yên vẫn nhẹ tênh: “Giúp người bớt khổ là tôi vui rồi”.

Như "thần y" ông Yên chữa bệnh cho một bé câm điếc gần như bẩm sinh, lại không có màng nhĩ, các bác sĩ chuyên khoa cũng đầu hàng nhưng chỉ bằng động tác chữa bệnh "như chơi", kéo lưỡi, bấm vài cái huyệt, vỗ mạnh vào tai vài cái, là cháu bé có thể nói ngọng nghịu được! 


Ông Võ Hoàng Yên từng khám, chữa bệnh cho gần 1.000 người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Công an huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi đã đến 12 hộ gia đình trên địa bàn có con, cháu từng được ông Võ Hoàng Yên khám, chữa các bệnh như: teo cơ, câm điếc bẩm sinh, viêm xoang… Qua làm việc, tất cả các gia đình này đều cho rằng việc chữa bệnh của "thần y" Võ Hoàng Yên không mang lại hiệu quả.

Trên địa bàn huyện Bình Sơn có nhiều hộ nghèo, cận nghèo và hộ gia đình khó khăn. Thân nhân của những gia đình này lại bị các bệnh như câm, điếc bẩm sinh, bại liệt, xương khớp,… Do điều kiện khó khăn nên họ không có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ y tế và điều kiện để chữa bệnh.

Hiện nay công an tỉnh Quảng Ngãi đã tham mưu cho UBND tỉnh, chỉ đạo tạm dừng việc khám chữa bệnh của ông Yên để xác minh tính hiệu quả và khoa học.


THAM KHẢO

Tố cáo 'thần y' Võ Hoàng Yên lừa đảo, vợ ông Dũng 'lò vôi' lên mạng giãi bày
https://vtc.vn/to-cao-than-y-vo-hoang-yen-lua-dao-vo-ong-dung-lo-voi-len-mang-giai-bay-ar599660.html

Vợ chồng ông Dũng 'lò vôi' tố cáo 'thần y' Võ Hoàng Yên, ông Yên phủ nhận
https://tuoitre.vn/vo-chong-ong-dung-lo-voi-to-cao-than-y-vo-hoang-yen-ong-yen-phu-nhan-20210303113300703.htm

Bộ Y tế vào cuộc vụ ông Võ Hoàng Yên bị tố dàn cảnh chữa bệnh nan y
https://kenh14.vn/bo-y-te-vao-cuoc-vu-ong-vo-hoang-yen-bi-to-dan-canh-chua-benh-nan-y-20210312115810196.chn

Công an xác minh hiệu quả việc chữa bệnh của "thần y" Võ Hoàng Yên
https://kenh14.vn/cong-an-xac-minh-hieu-qua-viec-chua-benh-cua-than-y-vo-hoang-yen-20210314142845096.chn

Quảng Ngãi dừng việc mời, cấp phép cho ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh
https://zingnews.vn/quang-ngai-dung-viec-moi-cap-phep-cho-ong-vo-hoang-yen-chua-benh-post1192809.html

Những người từng được 'thần y' Võ Hoàng Yên chữa bệnh nói gì?
https://soha.vn/nhung-nguoi-tung-duoc-than-y-vo-hoang-yen-chua-benh-noi-gi-20210316230955357.htm

Mất 200 triệu tiền ngân sách cho ‘thần y’ Võ Hoàng Yên mà không ai hết bệnh
https://tuoitre.vn/mat-200-trieu-tien-ngan-sach-cho-than-y-vo-hoang-yen-ma-khong-ai-het-benh-20210322153716646.htm

Hủy quyết định khen thưởng ông Võ Hoàng Yên
https://zingnews.vn/huy-quyet-dinh-khen-thuong-ong-vo-hoang-yen-post1202501.html








lundi 8 mars 2021

(FR) Boisson alcoolisée

 

 Cliquez ici pour consulter la documentation la plus récente

Un ensemble de boisson alcoolisée

Vous voulez boire un verre tout en continuant à prendre soin de votre santé ? Voici peut-être les meilleures boissons alcoolisées à cet effet à condition qu'elles soient consommées avec modération.

Une boisson alcoolisée est une boisson contenant de l'éthanol. Le vin, la bière, les eaux-de-vie, sont des exemples de boissons alcoolisées. Le goût, mais aussi l'effet psychodysleptique de l'éthanol, peuvent participer à l'appétence pour ce type de boisson et motiver sa consommation. Celle-ci peut également être influencée par des facteurs sociaux tels qu'un contexte convivial offrant une disponibilité facile du produit, le mimétisme voire la pression de groupe, ou à l'inverse, la restriction voire l'illégalité de vente ou de consommation du produit. L'alcool est une drogue, dont la consommation forte ou chronique peut dégénérer en addiction appelée alcoolisme. Toute consommation, même faible, est néfaste pour la santé du consommateur, tandis qu'une consommation importante présente divers risques, pour le consommateur et pour autrui.

Après le tabac (dont il aggrave les dégâts et amplifie les risques), l'alcool est la drogue récréative qui occasionne la plus forte mortalité, dans le monde comme en France, figurant sur la liste des cancérogènes du groupe 1 du CIRC et responsable de plusieurs millions de morts par an ainsi que de nombreuses maladies chroniques, incapacités durables et handicaps. La consommation d'alcool présente en effet une activité psychotrope, appelée ivresse ou intoxication alcoolique, un risque de dépendance, appelé alcoolisme ou alcoolodépendance, et de nombreux risques pour la santé, ainsi que de nombreux risques sociaux : violence, accidents de la route, etc. L'alcool est également un facteur majeur de violences sur enfants, de violences conjugales et notamment de violences envers les femmes. 

En conséquence, la plupart des pays possèdent une législation réglementant la production, la vente et la consommation de ces boissons et certains vont même jusqu'à son interdiction totale. Une méta-analyse à très large échelle publiée en 2018 par The Lancet, basée sur les effets sur la santé de la consommation d'alcool chez 28 millions de personnes entre 1990 et 2016 a conclu que consommer de l'alcool est dangereux même à faible dose.

Dans certains pays, les boissons alcoolisées sont toutefois très ancrées culturellement et constituent l'une des plus anciennes drogues récréatives dont la consommation est largement banalisée. Les producteurs de ces boissons et leurs lobbys défendent cette consommation, en en contestant ou minimisant les dégâts. 

En France, en particulier, le lobby Vin et société conteste la qualification du vin comme une drogue, tente d'en dissocier l'image de celle des autres boissons alcoolisées, et parvient en 2015 à faire adopter un amendement législatif assouplissant la loi Évin (La loi du 10 janvier 1991 relative à la lutte contre le tabagisme et l'alcoolisme).


Pictogramme apparaissant sur les étiquettes des boissons alcoolisées.

L'exposition prénatale à l'alcool est une cause de handicap à vie pour l'enfant à naître. Pour cette raison, l'alcool est totalement proscrit pour les femmes enceintes ou ayant un projet immédiat de grossesse.


Commentaires

Aucune des boissons alcoolisées existantes n'est totalement saine. Elles peuvent toutes être à la fois bénéfiques pour la santé et nocives, causant de graves dommages, non seulement physiques mais aussi psychologiques, et leur consommation en grande quantité est l'une des principales causes de décès évitables dans le monde. 

La plupart des études qui constatent des bienfaits dans la consommation de boissons alcoolisées soulignent que cette consommation doit être modérée, en petites quantités, pour ne pas avoir d'effets contre-productifs.


Sources

Loi Évin
https://fr.wikipedia.org/wiki/Loi_%C3%89vin








mercredi 3 mars 2021

(FR) Savoir sur les 'fruits' et 'légumes'

 Cliquez ici pour consulter la documentation la plus récente



5 portions de fruits et légumes par jour : c'est la portion nécessaire en fruits et légumes pour être en forme et protéger sa santé !


Les fruits et les légumes

Un légume est une plante dont on mange certaines parties. Les légumes sont classés en 8 familles :

1. Les légumes fleurs (artichaut, chou-fleur, brocoli)

2. Les légumes feuilles (chou, épinard, salade, endive)

3. Les légumes fruits (concombre, aubergine, courgette, tomate)

4. Les légumes à bulbe (oignon, échalote, ail)

5. Les légumes tubercules (topinambour, pomme de terre)

6. Les légumes graines (haricot, petit pois, maïs, fève, lentille)

7. Les légumes racine (radis, carotte, céleri-rave, betterave)

8. Les légumes tiges (asperge, céleri, fenouil) 


Les fruits et les légumes

Un fruit est ce qui résulte de la transformation d’une fleur après sa fécondation. Il contient les graines qui vont permettre à la plante de se reproduire. On classe les fruits en 6 familles :

1. Les fruits à noyau (prune, pêche, cerise, abricot)

2. Les fruits à pépin (pomme, poire, raisin, coing)

3. Les baies et fruits rouges (myrtille, groseille, cassis)

4. Les agrumes (citron, pamplemousse, orange, clémentine)

5. Les fruits à coque (noix, amande, châtaigne, noisette)

 6.Les fruits exotiques (litchi, ananas, mangue, papaye)


Quel intérêt nutritionnel ?

Les fruits et légumes sont riches en fibres, en vitamines et minéraux ainsi qu'en antioxydants. Ceux-ci luttent contre les dégâts causés par les radicaux libres naturellement produits par notre organisme.

Les légumes contiennent aussi des lignanes végétales, un type de phytoestrogène qui ont un impact sur le cancer du sein. En effet, une étude [1] a montré que les femmes ayant les taux les plus élevés d’entérolactone (substance issue des phytoestrogènes) ont un risque de mortalité réduit de 40 % ainsi qu’un risque moindre d’une évolution défavorable de la maladie.

D’autre part,  une augmentation de 25g par jour de fruits ou de légumes blancs s’avère associée à un risque plus faible de 9% d’AVC [2]. A noter, une pomme pèse en moyenne 120 grammes.

Par ailleurs, une autre étude [3], révèle que les femmes ménopausées grandes consommatrices de fruits et de légumes seraient moins sujettes aux fractures. Cette recherche montre qu'augmenter de 40 % sa ration d'aliments à forte densité nutritionnelle dans ses apports énergétiques journaliers réduirait de 14 % le risque de fracture d'un os dans les dix ans à venir chez les femmes.

Enfin, les fruits et légumes auraient un action positive sur la peau en la rendant plus dorée et en améliorant son hydratation, son épaisseur et sa densité [4].


Quelle quantité en consommer ?

Le Programme National Nutrition Santé recommande de consommer chaque jour au moins 5 portions (de 80 g minimum) de fruits ou de légumes et de profiter au maximum de leur variété saisonnière. 

Une portion représente le volume d'un poing fermé. Concernant les légumes c'est par exemple :

- 1 carotte

- 2 têtes de brocoli ou de chou-fleur

- 1 tomate

- 1/2 poireau

- 1 bol de salade

- 1 bol de soupe


Concernant les fruits, c’est par exemple :

- ½ pomme

- ½ poire

- 2 abricots

- 1 banane

Une enquête du Credoc menée entre octobre 2009 et juillet 2010 auprès de 2.500 personnes, enfants et adultes, soit 1 200 foyers, représentatifs de la population française a montré que 3 français sur 4 ne consomment pas les 5 portions de fruits et légumes recommandées par jour.


Sources

[1] Katharina Buck. Serum Enterolactone and Prognosis of Postmenopausal Breast Cancer. Journal of Clinical Oncology, 10.1200/JCO.2011.34.6478

[2] L. Oude Griep. Colors of Fruit and Vegetables and 10-Year Incidence of Stroke. Stroke.  Published online before print September 15, 2011, doi: 10.1161/​STROKEAHA.110.611152

[3] L. Langsetmo. Dietary patterns and incident low-trauma fractures in postmenopausal women and men aged ≥ 50 y: a population-based cohort study. Am J Clin Nutr. 2011 Jan;93(1):192-9. Epub 2010 Nov 10.

[4] S. De Spirt, H. Sies, H. Tronnier, U. Heinrich. An Encapsulated Fruit and Vegetable Juice Concentrate Increases Skin Microcirculation in Healthy Women. Skin Pharmacology and Physiology 2012, 25: 2 - 8.

Fruits et légumes
https://sante.lefigaro.fr/mieux-etre/nutrition-aliments/fruits-legumes/quel-interet-nutritionnel

Tous les fruits et légumes
https://www.passeportsante.net/portail/fruits-legumes

Astuces pour conserver les fruits et les légumes
https://www.cotemaison.fr/vie-pratique/conserver-fruits-et-legumes-astuces_30214.html

Les 13 vitamines et leurs rôles
https://www.bienetre-et-sante.fr/13-vitamines-leurs-roles/

Recommandations sur la consommation des fruits et légumes
https://www.aprifel.com/fr/article-dossier/recommandations-sur-la-consommation-des-fruits-et-legumes/

Cancer du sein
https://sante.lefigaro.fr/maladie/cancer-sein

Accident vasculaire cérébral (AVC)
https://sante.lefigaro.fr/maladie/accident-vasculaire-cerebral-avc

Peau
https://sante.lefigaro.fr/sante/organe/peau




Calendrier des fruits et légumes de saison
https://www.youtube.com/watch?v=qGPj_XTrrXY

Fruits et légumes de saison : meilleurs en goût… et pour la planète ! - La Quotidienne
https://www.youtube.com/watch?v=nOOr771JTk4