lundi 28 décembre 2020

BLOG : Nhạc sĩ Lam Phương

  

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật.


Nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Lam Phương (20/03/1937 – 22/12/2020) là một nhạc sĩ tiêu biểu của nhạc đại chúng, nhạc trữ tình tân nhạc Việt Nam với gần 170 tác phẩm phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay. Ông qua đời ở tuổi 83 vào ngày 22/12/2020 (theo giờ tại Mỹ).



Cuộc đời

Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam và đến đời cha của Lam Phương thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa. Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và 5 người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng". Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè mướn nhà in để in nhạc bướm (Tờ nhạc rời dành cho đối tượng đam mê sưu tập), sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. 3 năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.

Năm 1958, Lam Phương nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.

Sáng ngày 30/4/1975, Lam Phương và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nhưng ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện,... Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch. Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông rời sang Paris. Sang đây, ông làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác,… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.

Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Đầu năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sĩ Lam Phương đã dần bình phục, dù không thể được như xưa.

Nhạc sĩ Lam Phương (THÚY NGA - PARIS BY NIGHT)

Lần xuất hiện gần đây nhất vào tháng 8/2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ của Trung tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình ca Lam Phương in Singapore.

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời vào ngày 22/12/2020 (theo giờ tại Mỹ) sau thời gian dài điều trị bệnh tim và tai biến.


Sự nghiệp

Tân nhạc

Lam Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc miền Nam Việt Nam với gần 170 tác phẩm đã phổ biến kể từ năm 1952 cho đến nay.

Năm 15 tuổi, ông sáng tác bản Chiều thu ấy nhưng mãi đến năm 1954, ông mới nổi danh với hai bài Kiếp nghèoChuyến đò vĩ tuyến. Nhạc của Lam Phương trong thập niên 1950 chủ yếu là cảm xúc về cuộc di cư năm 1954 bao gồm những bài như Chuyến đò vĩ tuyến, Nhạc rừng khuya, Đoàn người lữ thứ, Nắng đẹp miền Nam; nói về quân đội Việt Nam Cộng Hòa như Bức tâm thư, Tình anh lính chiến, Chiều hành quân.

Đến thập niên 1960, Lam Phương viết rất nhiều bản nhạc nổi tiếng và đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về tài chính. Thời điểm đó, lương một vị đại tá quân đội cả phụ cấp vào khoảng 50.000 đồng tiền VNCH, lương một vị giám đốc cũng vào tầm đó. Còn nhạc sĩ Lam Phương trong một lần lên Đà Lạt biểu diễn văn nghệ, ngồi trên khu nội trú nhìn xuống thung lũng ông viết bài Thành phố buồn và bán nó với giá 12 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều bản khác như Tình bơ vơ, Duyên kiếp... khiến ông có một tài sản lớn.

Song song với việc sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân đội, Lam Phương còn cộng tác với Trung tâm Quốc gia Điện ảnh, xuất hiện trong 2 bộ phim mang chủ đề vận động cải tiến xã hội là Chân Trời Mới, Niềm Tin Mới.


Nhạc sĩ Lam Phương lần đầu trả lời trực tuyến báo chí, xúc động khi nhắc về Việt Nam

Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sĩ Lam Phương đã lập gia đình. Thời gian đó ông viết nhiều tác phẩm vui tươi điển hình nhất là tác phẩm Ngày hạnh phúc. Bài hát được chọn làm nhạc hiệu Chương Trình Gia Binh của Đài Phát Thanh Quân đội và được người dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc vui triền miên". Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sĩ, cô Ánh Hằng.

Khi ở Việt Nam, nhạc sĩ Lam Phương có một tài sản rất lớn trong nhà băng. Tuy nhiên, vào sáng ngày 30/4/1975, cũng như rất nhiều người khác, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì, ra đi với 2 bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu, ông viết bài Con tàu định mệnh với câu hát "Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần". Khi đến đất Mỹ, ông viết tiếp bản Mất với câu hát da diết "Sau phong ba trời thêm đen tối, lìa quê hương khi mới đổi đời".

Nhạc sĩ Lam Phương sau khi đến Mỹ, trong hoàn cảnh khó khăn khi phải kiếm tiền bằng những công việc chân tay nặng nhọc thì không may hạnh phúc gia đình tan vỡ. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như Điên, Mất, Tiếc... Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lầm Say.

Một lần nữa, ông lại trắng tay rời sang Paris, mà như ông nói rằng người ta đi tị nạn chính trị còn tôi tị nạn ái tình. Ở đây ông đã gặp được một người phụ nữ tên Hường và viết hàng loạt ca khúc vô cùng tươi vui như Bé yêu, Bài tango cho em. Điển hình là bài Mùa thu yêu đương với câu hát "Đường vào Paris có lắm nụ hồng", hồng ở đây là xuất phát từ người phụ nữ tên Hường. Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu, nên sau cùng ông viết Tình vẫn chưa yên. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga cho đến tận nay.


Kịch nói


NSND Kim Cương thời lập ban thoại kịch năm 1964 và hiện nay

Ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam, Lam Phương còn viết nhạc nền cho ban kịch Kim Cương và ban kịch Thẩm Thúy Hằng.

Năm 1959, Lam PhươngTúy Hồng kết hôn. Năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch - Đoàn kịch "Sống - Túy Hồng". Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam PhươngTúy Hồng lên tột đỉnh vinh quang. Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh, làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được "giới thiệu" trong một vở kịch của Túy Hồng. Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục "thoại kịch" và những vở kịch của ban kịch "Sống – Túy Hồng" bao giờ cũng thu hút nhiều người xem.



LỄ CẦU SIÊU VÀ TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG tại Chùa Giác Ngộ ngày 27/12/2020
https://www.youtube.com/watch?v=LUrMbZ__DeI&feature=youtu.be

Nhạc sĩ Lam Phương lần đầu trả lời trực tuyến báo chí, xúc động khi nhắc về Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=94zxVbuSZyw

Music Box #12 | Hương Lan & Marie Tô | Tình Ca Lam Phương
https://www.youtube.com/watch?v=RPQWIUkmDRc

SINH NHẬT NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG LẦN THỨ 81
https://www.youtube.com/watch?v=BLOYbgI5wfI

TIỆC MỪNG SINH NHẬT CUỐI CÙNG CỦA NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG RA ĐI Ở TUỔI 83
https://www.youtube.com/watch?v=RgtPBDgPQMM


THAM KHẢO

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55420896

Kỳ nữ Kim Cương khóc nhạc sĩ Lam Phương
https://nld.com.vn/van-nghe/ky-nu-kim-cuong-khoc-nhac-si-lam-phuong-20201223155250476.htm







jeudi 24 décembre 2020

BLOG : Người Mỹ gốc Á có thể giúp đảng Dân chủ thắng trong cuộc đua Thượng viện ngày 5/1/2021 ở Georgia ?

   Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật.

4 ứng viên trong cuộc đua vào Thượng viện ở Georgia

Cuộc tranh cử Thượng viện ở Georgia vào ngày 5/1/2021 sẽ quyết định đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa sẽ nắm quyền kiểm soát Thượng viện. Nếu cả 2 thượng nghị sĩ đương nhiệm của đảng Cộng hòa tiếp tục có thêm nhiệm kỳ mới, họ sẽ chiếm đa số tại Thượng viện. Nhưng nếu đảng Dân chủ giành thắng lợi tại cuộc đua ở Georgia, hai đảng sẽ có số ghế ngang bằng nhau. 



Trong trường hợp bỏ phiếu cân bằng tại Thượng viện, Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ là người quyết định cuối cùng.


4 ứng viên trong cuộc đua vào Thượng viện ở Georgia

Dưới đây là những điều cần biết về 4 ứng viên cho hai ghế tại Thượng viện ở bang Georgia.

1. Kelly Loeffler (đảng Cộng hòa)

Sau khi Thống đốc Georgia Brian Kemp bổ nhiệm bà Kelly Loeffler thay thế cho Thượng nghị sĩ Johnny Isakson, người đã nghỉ hưu do các vấn đề sức khỏe. Loeffler không phải là lựa chọn đầu tiên của Tổng thống Trump cho vị trí này. Trước đó, ông Trump được cho là đã lựa chọn Hạ nghị sĩ Doug Collins, một đồng minh của Tổng thống tại Hạ viện.


Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler. Ảnh: Reuters

Kelly Loeffler hiện là thượng nghị sĩ giàu có nhất ở Điện Capitol. Theo Forbes, bà và chồng sở hữu khối tài sản ròng trị giá 800 triệu USD.

Bà Loeffler sinh ra và lớn lên ở bang Illinois. Bà tốt nghiệp trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign và nhận bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Cao học Kinh doanh Kellstadt của Đại học DePaul vào năm 1999.

Thượng nghị sĩ Loeffler đã làm việc cho một số công ty trước khi gia nhập Intercontinental Exchange và kết hôn với Jeffrey Sprecher - Giám đốc điều hành công ty vào năm 2004. Bà trở thành Giám đốc điều hành của BAKKT, một công ty con của Intercontinental Exchange vào năm 2018. Bà Loeffler cũng là chủ sở hữu của đội bóng rổ Atlanta Dream thuộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Nữ (WNBA).





2. Raphael Warnock (đảng Dân chủ)

Raphael Warnock đã hoạt động tích cực về chính trị tại địa phương và trước đó từng xem xét việc tranh cử vào Thượng viện năm 2016. Ông là Chủ tịch của New Georgia Project, một tổ chức phi đảng phái phụ trách vấn đề bầu cử, từ năm 2017 đến tháng 1/2020.


Ông Raphael Warnock. Ảnh: Getty Images 

Warnock là người con thứ 11 trong số 12 đứa trẻ, sinh ra và lớn lên ở nhà xã hội tại Savannah, với cha mẹ đều là mục sư. Ông theo học tại Đại học Morehouse và lấy bằng thạc sĩ Thần học, thạc sĩ Triết học và tiến sĩ Triết học tại Chủng viện Thần học Union.  

Ông Warnock sau đó làm mục sư thanh niên và trợ lý mục sư tại Nhà thờ Baptist Abyssinian trước khi trở thành mục sư cấp cao hơn tại Nhà thờ Cộng đồng Douglas Memorial ở thành phố Baltimore, bang Maryland. Năm 2005, ông làm mục sư tại Nhà thờ Baptist Ebenezer ở Atlanta, giáo đoàn của cố mục sư Martin Luther King Jr.

Ông Warnock đã ly hôn và có hai người con.


3. Jon Ossoff (đảng Dân chủ)

Năm 2017, Jon Ossoff tranh cử một ghế Hạ viện ở Georgia, vị trí do Hạ nghị sĩ Tom Price, người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ để lại. Theo CBS News, cuộc đua của ông Ossoff với bà Karen Handel của đảng Cộng hòa là cuộc chạy đua vào Quốc hội tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông Ossoff thất bại trước bà Handel trong cuộc đua năm 2017 với cách biệt sít sao. Hạ nghị sĩ Handel đã bị ứng viên đảng Dân chủ Lucy McBath đánh bại vào năm 2018.  


Ông Jon Ossoff. Ảnh: AP

Jon Ossoff năm nay 33 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên ở thành phố Atlanta, bang Georgia. Ossoff từng làm thực tập sinh cho cố Nghị sĩ John Lewis khi còn là học sinh trung học. Ông Ossoff tốt nghiệp Đại học Georgetown và Trường Kinh tế London.

Ossoff từng là nhân viên an ninh quốc gia cho Hạ nghị sĩ Hank Johnson trong 5 năm trước khi thôi việc vào năm 2012 để học thạc sĩ. Kể từ năm 2013, ông là giám đốc điều hành của một công ty sản xuất truyền hình điều tra Insight TWI, có trụ sở tại London (Anh).

Ông Ossoff đã kết hôn với Alisha Kramer, người làm việc tại một bệnh viện ở Atlanta.




4. David Perdue (đảng Cộng hòa)

Ông David Perdue được bầu vào Thượng viện năm 2014, hoạt động với tư cách là một doanh nhân, với các kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và bán lẻ. Trong những tháng gần đây, Perdue bị chỉ trích vì mua và bán cổ phiếu trong đại dịch Covid-19, sau đó ông đã được Ủy ban Đạo đức Thượng viện minh oan.


Thượng nghị sĩ David Perdue. Ảnh: AP

Ông Perdue sinh ra và lớn lên ở Georgia. Ông theo học tại Học viện Không quân Mỹ trước khi chuyển sang Học viện Công nghệ Georgia. Người anh họ của ông là Sonny Perdue, cựu thống đốc Georgia và là Bộ trưởng Nông nghiệp dưới thời Tổng thống Trump.

Ông Perdue làm phó chủ tịch của hãng Reebok vào năm 1998, sau đó trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành của thương hiệu. Ông rời khỏi Reebok vào năm 2002 và trở thành Giám đốc điều hành của PillowTex, nhưng chỉ làm việc ở đó trong 9 tháng. Perdue sau đó trở thành Giám đốc điều hành của công ty Dollar General. Năm 2011, ông thành lập Perdue Partners, một công ty thương mại toàn cầu có trụ sở tại Atlanta, cùng với người anh họ Sonny Perdue. Perdue cũng làm việc trong hội đồng quản trị của công ty công nghệ tài chính Cardlytics có trụ sở tại Atlanta từ năm 2010 đến năm 2014.

David Perdue kết hôn với vợ là Bonnie vào năm 1972 và họ đã có hai người con trai.


Người Mỹ gốc "Á châu" và "dân đảo Thái Bình Dương" ở Georgia

Năm 2020 là một năm mở mắt cho nhiều người của cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu (Asian/Pacific American APA) và người Mỹ gốc dân đảo Thái Bình Dương (Asian/Pacific Islander API). Kinh tế suy sụp, cộng với việc trở thành nạn nhân bị kỳ thị chủng tộc, hậu quả của dịch Covid-19, họ bắt đầu quan tâm tới chính trị.

Cộng đồng "người Mỹ gốc Á" là ai ?

Người Mỹ gốc Á (Asian Americans) là người Mỹ gốc châu Á. Thuật ngữ này đề cập đến một nhóm dân tộc bao gồm các quần thể đa dạng, có nguồn gốc tổ tiên ở Đông Á, Đông Nam Á hoặc Nam Á, theo quy định của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. Điều này bao gồm những người chỉ ra các chủng tộc của họ trong cuộc điều tra là "châu Á" hoặc các mục báo cáo như "Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Pakistan, Nhật Bản, Việt Namcác sắc tộc châu Á khác". 

 

Cộng đồng "người Mỹ gốc Quần đảo Thái Bình Dương" là ai ?

Người Mỹ gốc Quần đảo Thái Bình Dương còn được gọi là Người Mỹ gốc Châu Đại Dương, người Mỹ gốc đảo Thái Bình Dương, hoặc người Hawaii gốc và/hoặc người Mỹ gốc đảo Thái Bình Dương khác, là người Mỹ có tổ tiên dân tộc trong số các dân tộc bản địa của Châu Đại Dương (tức người Polynesia, Melanesia và Micronesia). Vì mục đích của nó, cục điều tra dân số Hoa Kỳ cũng tính người Úc bản địa như một phần của nhóm này.

Người Mỹ gốc đảo Thái Bình Dương chiếm 0,5% dân số Hoa Kỳ, bao gồm cả những người có tổ tiên một phần của Quần đảo Thái Bình Dương, liệt kê khoảng 1,4 triệu người. Các nhóm dân tộc lớn nhất của người Mỹ gốc Quần đảo Thái Bình Dương là người bản xứ người Hawaii, Samoa, Chamorro, Fijia, MarshallTonga. Người Hawaii bản xứ, người Samoa, người Tonga và người Chamorros có cộng đồng lớn ở Hawaii, California và Utah, với các cộng đồng lớn ở Washington, Nevada, Oregon, Texas và Alaska. Người Fiji chủ yếu có trụ sở tại California.

Samoa thuộc Mỹ, Quần đảo Bắc Mariana và Đảo Guam là những vùng lãnh thổ (lãnh thổ Hoa Kỳ), trong khi Hawaii là tiểu bang.


Người Mỹ gốc Á có thể giúp đảng Dân chủ thắng trong cuộc đua Thượng viện ngày 5/1/2021 ở Georgia ?

Bang Georgia là bang chiến trường đã góp phần làm nên chiến thắng của ông Joe Biden trước đương kim tổng thống Donald Trump. Trong chiến thắng của ông Biden ở Georgia, lá phiếu của người gốc Á đã góp phần quyết định. Liệu những người Mỹ gốc Á có thể giúp đảng Dân chủ thắng tiếp 2 chiếc ghế trong cuộc đua Thượng viện liên bang từ Georgia, trong cuộc đua ngày 5/1/2020 sắp tới?

Năm 2020 ở tiểu bang Georgia, có đến 30.000 người Mỹ gốc Á đi bầu lần đầu tiên, và theo thăm dò thì cứ 1 người bầu cho ông Trump thì có 2 người bầu cho ông Biden. Điều đó có nghĩa là, có 20.000 người Mỹ gốc Á lần đầu tiên đi bầu và bầu cho Biden. Ông Biden thắng Georgia chưa tới 13.000 phiếu. Nếu trừ đi 20.000 người này thì ông ấy không thắng được Georgia.

Nhưng chiến thắng của Biden không có nghĩa là khối cử tri Á châu ở Georgia là một khối cử tri Dân chủ chắc chắn. Cộng đồng này rất đa dạng về văn hóa, tuổi tác, giàu nghèo. Họ có đến 50 sắc tộc khác nhaunói khoảng 100 ngôn ngữ. Cả hai đảng chính trị Dân chủCộng hòa đều chưa tiếp xúc với họ bao nhiêu. Theo con số của một tổ chức phi lợi nhuận của cộng đồng AAPI, một khảo sát hồi tháng 9/2020 cho thấy, chỉ có 30% người gốc Á được đảng Dân chủ tiếp xúc, 24% được đảng Cộng hòa tiếp xúc.

Các cộng đồng Á châu này theo dõi thời sự qua các kênh tin tức bằng tiếng của họ và ngoài ra họ còn tìm kiếm thông tin qua các mạng xã hội như YouTube, Facebook .... Đây là những nơi mà các đảng chính trị cần nhắm vào để lôi kéo cử tri châu Á.

Các mạng xã hội này cũng là nơi phát tán tin vịt rất kinh khủng, chẳng hạn như việc dán nhãn hai ứng cử viên đảng Dân chủ, Jon Ossoff và mục sư Rafael Warnock là “xã hội chủ nghĩa cực đoan”, hay “cộng sản”.

Để giành phiếu của cử tri gốc Á, không chỉ nhắm vào vùng xung quanh Atlanta không thôi, mà còn cả vùng nông thôn nữa, vì có đến 50.000 người Georgia gốc Á sống ở nông thôn. 

Có hai vấn đề mà cử tri gốc châu Á muốn nghe các ứng cử viên nói, đó là việc phục hồi các doanh nghiệp nhỏ đang bị sa sút vì Covid-19.


Đảng Dân chủ chiếm quyền kiểm soát Thượng Viện Mỹ ngày 06/01/2021

Hai Thượng nghị sĩ tân cử thuộc đảng Dân chủ bang Georgia: Raphael Warnock (trái) và Jon Ossoff.

Số ghế Thượng viện sẽ chia đều 50-50 cho mỗi đảng, và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris của đảng Dân chủ sẽ có lá phiếu quyết định cho các vấn đề bất phân thắng bại. 

Kết quả ở Georgia là cú giáng cuối cùng lên ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ năm 1932 bị mất Toà Bạch Ốc và cả lưỡng viện Quốc hội trong một nhiệm kỳ.


THAM KHẢO

Người Mỹ gốc Á
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_M%E1%BB%B9_g%E1%BB%91c_%C3%81

Người Mỹ gốc Quần đảo Thái Bình Dương
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_M%E1%BB%B9_g%E1%BB%91c_Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Th%C3%A1i_B%C3%ACnh_D%C6%B0%C6%A1ng









dimanche 20 décembre 2020

BLOG : Nhà thờ Tân Định ở Sài Gòn

  Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật.

Nhà thờ màu hồng Tân Định ở Sài Gòn được tạp chí du lịch Mỹ CNTraveler đưa vào "top 10 điểm đến màu hồng đẹp nhất thế giới" đã khiến nhiều du khách tới check-in.


Nằm tại số 289 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM, nhà thờ Tân Định là một nhà thờ Công giáo nổi tiếng với tuổi đời gần 150 năm

Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ rất sớm và có quy mô lớn nhất tại thành phố này.


Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng.

Nhà thờ tọa lạc tại số 289 đường Hai Bà Trưng, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16/12/1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút RomanBaroque. Nhà thờ được sơn màu hồng phấn cả bên ngoài và bên trong từ năm 1957, khiến nhà thờ có biệt danh là "nhà thờ màu hồng".

Trong khuôn viên nhà thờ còn có tượng Chúa dang tay và Phòng khám đa khoa Thánh Tâm Tân Định – một cơ sở y tế trực thuộc giáo xứ Tân Định

Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét. Bên trong có 5 quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng. 


Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic

Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam.

Nhà thờ Tân Định (Église du Sacré-Cœur de Tan Dinh) đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng trong nhiều sự kiện khác nhau, nhưng không hề xóa đi nét kiến trúc ban đầu.


Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, chủ tế Thánh lễ cầu cho các đẳng linh hồn vào chiều ngày 2/11/2017 tại giáo xứ Tân Định. Đồng tế với ngài có cha chánh xứ Tân Định Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, cha phó Phêrô Ngô Lập Quốc, cha khách Phaolô Trần Đình Tam, và thầy phó tế Đa Minh Hà Minh Hoàng Nhật phụ lễ. Hiệp dâng Thánh lễ có các tu sĩ và đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ.


Đi viếng hài cốt thân nhân đã qua đời ở nhà thờ Tân Định

Ngày xưa phía sau nhà thờ có trường nam La San Đức-Minh và kế bên nhà thờ có trường nữ Thiên-Phước.



Nhà thờ Giáo xứ Tân Định trang hoàng lộng lẫy mừng Chúa giáng sinh - Noel 2020
https://www.youtube.com/watch?v=Qme4jOjKD28

Nhà Thờ Giáo Xứ Tân Định Sài Gòn
https://www.youtube.com/watch?v=IP4irjDg-nM







samedi 19 décembre 2020

BLOG : Hồ Con Rùa ở Sài Gòn

 Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật.


Hồ Con Rùa

Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một hồ phun nước nhân tạo nằm giữa nơi giao nhau của 3 con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc ThạchTrần Cao Vân ở Quận 3 Sài Gòn, tạo thành một nút giao thông cùng mức kiểu vòng xoay (bùng binh). Khu vực này có tên chính thức là Công trường Quốc tế, hiện nay là một trong những nơi hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều tiệm cà phê và hàng quán xung quanh.


Công trường Quốc tế - Hồ Con Rùa


Qua các thời kỳ lịch sử

Thời nhà Nguyễn


Bản đồ Sài Gòn - Gia Định năm 1795 với thành Bát Quái ở trung tâm.


Thời nhà Nguyễn

Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). 


Ảnh: bản vẽ hoạ thành Quy-Gia Định, cửa Khảm Khuyết nằm ở góc trái trên cùng.

Vua Minh Mạng sau đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Bốn năm sau khi cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) bị dẹp tan, tức năm 1837, nhà vua hạ lệnh phá thành Bát Quái và xây một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trí cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài vòng thành, nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.


Thời Pháp thuộc

Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của thành Phụng), họ đã cho san bằng ngôi thành này vào ngày 8/3/1859. Khi chiếm được cả 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu quy hoạch lại thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã sắp xếp khu hành chính mới căn cứ trên các di tích cũ. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ở cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng vào năm 1863. Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de l'Intérieur - người dân đương thời gọi là "Dinh Thượng thơ"), được xây dựng ở phía đối diện dinh Thống đốc. Vào ngày 1/2/1865, Thống đốc Nam Kỳ, Phó đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Paul de La Grandière (1807-1876) đã đặt tên con đường số 16 là đường Catinat.


Tượng đài do người Pháp xây dựng đầu thế kỷ 20 ở vị trí Hồ Con Rùa ngày nay. Ảnh tư liệu

Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24/2/1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước đổi tên thành đường Blancsubé

Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard - nay là đường Võ Văn Tần - và đường Larclauze - nay là đường Trần Cao Vân). 


Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó người địa phương thường gọi nó là Công trường Ba Hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến Sĩ.


Thời Việt Nam Cộng hòa

Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam thì địa điểm Công trường Chiến Sĩ là vòng xoay giao thông của hai con đường Duy TânTrần Quý Cáp. Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967. Người thiết kế Hồ con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Mẫu thiết kế của ông được chọn trong cuộc thi tìm quy hoạch mới cho địa danh này.


Ảnh: Tượng ở Công trường Chiến sĩ bị giật đổ.

Từ 1970 - 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tuchỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng 5 bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ nhụy hoa. Tháp chính có chiều cao 34 mét. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn ghi tên các nước công nhận Việt Nam Cộng hòa. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.


Hồ Con Rùa năm 1972, lúc còn con rùa bằng đồng ở giữa. Ảnh tư liệu

Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến Sĩ Tự Do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.


Sau năm 1975 đến nay

Sau năm 1975, chính quyền cho đục bỏ các dòng chữ trên tấm bia. Đường Duy Tân thay tên thành đường Phạm Ngọc Thạch còn đường Trần Quý Cáp đổi thành đường Trần Cao Vân/Võ Văn Tần. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.


Hồ Con Rùa trang trí vào dịp tết Nguyên Đán 2010.

Khu vực vòng xoay hồ con rùa bao quanh bởi các quán cà phê, là nơi tấp nập về đêm và là một trong những vòng xoay có nhiều cây xanh nhất thành phố Hồ Chí Minh.


Giai thoại Hồ Con Rùa

Do có kiến trúc khá kỳ lạ, Hồ Con Rùa được gắn với giai thoại trấn yểm long mạch của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001). Theo lời thuật của tác giả Huỳnh Bá Thành trong cuốn sách Vụ án Hồ Con Rùa (Nhà xuất bản Tuổi Trẻ 1982), có giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967 khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã cho mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập.


Các công trình kiến trúc mà Nguyễn Văn Thiệu trấn yểm

Ông thầy phong thủy này khen dinh được xây trên long mạch. Con rồng này có đầu nằm ngay dinh Độc Lập (vì vậy Dinh Độc lập còn có tên gọi là Phủ Đầu Rồng) và đuôi rồng nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ. Tuy phát hưng vượng nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền, cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy, mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài.

Vì vậy, ông Nguyễn Văn Thiệu đã nghe theo và cho xây dựng một hồ nước có hình bát giác, phỏng theo bát quái trận đồ, một biểu tượng phong thủy thường dùng để trấn yểm của người xưa, và cho đặt một con rùa lớn đúc bằng đồng ngay chính giữa hồ. Cũng vì thế, nhiều người cho rằng kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm hoặc một cây đinh khổng lồ đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng, và khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương.















mercredi 16 décembre 2020

(FR) NETLIX : Chambre 2806 - Affaire DSK

Cliquez ici pour consulter la documentation la plus récente.

« Chambre 2806 » : la série Netflix qui s'empare de l'affaire DSK. Plusieurs personnalités y témoignent, dont la femme de chambre Nafissatou Diallo, qui l'avait accusé de viol au Sofitel de New York en 2011. 


Qui est Dominique Strauss-Kahn ? 


Dominique Strauss-Kahn en 2008.

Dominique Strauss-Kahn, dit « DSK », né le 25 avril 1949 à Neuilly-sur-Seine, est un économiste et homme politique français.

Il est député socialiste à partir de 1986, président de la commission des Finances de l'Assemblée nationale de 1988 à 1991, ministre de l'Industrie et du Commerce extérieur de 1991 à 1993, dans les gouvernements Édith Cresson et Pierre Bérégovoy, et maire de Sarcelles de 1995 à 1997.


Dominique Strauss-Kahn au meeting socialiste organisé au Zénith, le 29 mai 2007.

Après avoir contribué à la victoire de la gauche plurielle aux élections législatives de 1997, il est nommé ministre de l'Économie, des Finances et de l'Industrie dans le gouvernement Lionel Jospin. Mis en cause dans des affaires judiciaires en 1999, il démissionne du gouvernement, puis retrouve son siège de député en 2001, avant de bénéficier d'un non-lieu et d'une relaxe. Candidat à la primaire socialiste de 2006, il est battu par Ségolène Royal.

Il devient directeur général du Fonds monétaire international FMI en 2007, mais doit démissionner en 2011, après sa mise en cause dans le cadre d'une accusation d'agression sexuelle à New York. Il bénéficie d'un non-lieu au pénal, avant qu'une transaction financière ne mette fin l'année suivante à la procédure engagée au civil.

Cette affaire judiciaire et médiatique discrédite l'hypothèse de sa candidature à l'élection présidentielle de 2012 alors qu'il était donné favori pour représenter le Parti socialiste à ce scrutin. Mis en cause dans plusieurs autres affaires politico-financières et de mœurs tout au long de sa carrière, il a toujours bénéficié de non-lieux, de classements sans suite ou de relaxes.

Il reprend ensuite des activités dans le secteur privé.


Room 2806 : L'Affaire DSK

C'est sous le nom "Room 2806" que la série documentaire sur Dominique Strauss-Kahn sort ce lundi 07/12/2020 sur la plateforme en ligne Netflix. Plusieurs personnalités y témoignent, dont la femme de chambre Nafissatou Diallo qui l'avait accusé de viol au Sofitel de New York il y a neuf ans, révèle la bande-annonce mise en ligne vendredi.

En outre, l'ancien patron du FMI Dominique Strauss-Kahn a annoncé livrer « pour la première fois » sa « version des faits » sur le scandale sexuel qui a entraîné sa chute, dans un film documentaire sur sa vie, à sortir à l'automne 2021.


Accusations de viols et de proxénétisme

Dominique Strauss-Kahn avait vu sa carrière se fracasser sur les accusations de viols au Sofitel. Les poursuites pénales ont été abandonnées en 2011 dans ce dossier à la suite d'une transaction financière avec la plaignante. L'homme politique a par ailleurs comparu et été blanchi dans un procès pour proxénétisme au Carlton de Lille.

« Je n'ai jamais donné ma version des faits qui ont marqué mon retrait de la vie politique, d'autres s'en sont chargé à ma place, prenant la parole à partir de coupures de presse, d'interviews et de faits réels ou supposés. L'heure est venue de m'exprimer », a écrit DSK vendredi sur les réseaux sociaux.


Une affaire qui inspire les réalisateurs

Le film « actuellement en production » « retrace les événements » qui ont marqué la vie de ce septuagénaire, l'une des figures les plus puissantes du Parti socialiste avant sa chute, à un an de l'élection présidentielle de 2012 où il était l'un des candidats pressentis à gauche.






mardi 15 décembre 2020

(FR) L’art du camouflage de "Johannes Stötter"

Cliquez ici pour consulter la documentation la plus récente.


Johannes Stötter est un des plus grands body painters au monde. Gagnant du World Bodypainting Festival en 2012 dans la catégorie brush/sponge, Johannes est un maitre du camouflage.

Johannes Stötter est un artiste, un musicien et un bijoutier d'art. Né et basé dans le Tyrol du Sud (Italie), il a passé sa petite enfance dans les hautes Alpes et a grandi avec 3 frères et une sœur dans une famille de musiciens. Il chante, joue du violon, du sifflet et du bouzouki dans le groupe Folk celtique "Burning Mind", il étudie l'éducation et la philosophie à l'Université d'Innsbruck en Autriche et participe à plusieurs projets sociaux qu'il a combinés avec l'art et la musique.


En tant qu'artiste entièrement autodidacte, Johannes a développé son style de peinture et sa technique de bodypainting sans aucune relation avec d'autres artistes de bodypainting et leur travail. Il a rejoint la communauté internationale de bodypainting en 2009 au World Bodypainting Festival en Autriche, où il a participé pour la première fois au championnat du monde de bodypainting.




Au cours des années suivantes, il a remporté de nombreux prix, notamment le Championnat du Monde 2011 et 2014, Champion d'Italie 2011 et 2013, vainqueur du North American Bodypainting Championship, Atlanta, Georgia, USA 2013 et Winner of the International Prix ​​de l'artisanat des arts martiaux 2014.

En 2013Johannes est devenu célèbre dans le monde entier avec sa création légendaire d'une grenouille tropicale composée de 5 corps humains, donc il a fait la manchette dans la presse mondiale et a été présenté dans :

les journaux, les magazines et les magazines en ligne comme  New York Post, New York Daily News, The Sun , The Times, The Mirror, The Guardian, Dailymail, Bild, Stern, Spiegel, Focus, Süddeutsche Zeitung, View

- les chaînes de télévision comme CNN, BBC, TV Globo, RAI, ZDF, Pro7, RTL, DW, ORF , Ntv Japan  

- les livres publiés "The Art of Bodypainting" (Peter de Ruiter), "Champions of Heart" (Karala B), "The Human Canvas" (Karala B) 

- le Calendrier " Peintures " (Weingarten Verlag).

Aujourd'hui, Johannes enseigne Bodypainting à la World Bodypainting Academy - au WBF ( World Bodypainting Festival ) ainsi que dans le monde entier - et Anatomic Bodypainting à l' Académie Yoni. Il travaille et expose partout dans le monde en collaboration avec son agence wb-production .

Commentaires

L'artiste professionnel Johannes Stötter est connu pour son travail révolutionnaire dans le domaine de la peinture corporelle et de l'art corporel. Sa création en 2013 d'une grenouille tropicale à l'aide de 5 modèles est devenue virale, propulsant sa carrière dans une autre stratosphère. En tant que phénomène de renommée mondiale, Johannes a remporté de nombreux prix, franchi divers jalons et reçu plusieurs distinctions de la presse renommée. Guidé par sa philosophie de vie et motivé par la vie de tous les jours, sa fascination pour les personnes de diverses cultures permet à son ingéniosité de s'épanouir.

Plutôt qu'une toile statique, Johannes transfère son art sur des modèles vivants, ce qui renforce la connectivité entre l'artiste, la personne et la forme d'art. En donnant vie à son œuvre à chaque coup de pinceau et en créant des effets détaillés avec ses mains, il fusionne le vu et l'invisible en un seul. Mêlant souvent son art dans le décor de paysages naturels ou de décorations intérieures, il crée des chefs-d'œuvre illusoires, dépeignant la beauté des formes de vie dans son existence et sa vulnérabilité.

Époustouflant, stupéfiant et inspirant, sa capacité à sélectionner les nuances de couleur parfaites est aussi précise. Le faisant paraître sans effort, sa technique distinctive complimente sa personnalité particulière, mais motivée et passionnée; comme il peint avec brio sa vision, transformant chaque modèle pièce par pièce. Née dans un style de vie qui s'articule autour d'éléments entrelacés de créativité, de spiritualité et de vie alternative, la musique fait également partie intégrante de son expression artistique.

Avec un esprit élevé et un sens créatif puissant, il enseigne dans des ateliers de bodypainting et expose son travail dans le monde entier. Sa capacité à toucher le cœur des autres et à susciter la positivité à travers son art est de loin l'un des plus grands succès de Johannes.



Magnificent Art. Breathtaking illusions by Johannes Stoetter.

Britain's Got Talent 2020 Johannes Stoetter Human Art Full Audition S14E08

Animal Illusions by Johannes Stoetter on Chinese Talent Program BEYOND SHOW

Mandrill - Fine Art Bodypainting by Johannes Stötter