lundi 30 novembre 2020

BLOG : Tổng thống Donald Trump đã kiếm tiền từ Trung Quốc ?

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận



Ccuộc tranh luận tổng thống lần cuối cùng giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ


Một bài báo gần đây của tờ New York Times nói rằng Tổng thống Donald Trumpmột tài khoản ngân hàng bí mật ở Trung Quốc. Trong cuộc tranh luận tổng thống lần cuối cùng giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ diễn ra ở Nashville, bang Tennessee, bắt đầu từ 8h sáng ngày 23/10/2020, giờ Việt Nam (tức 21h ngày 22/10/2020, giờ miền đông Mỹ), và do nhà báo Kristen Welker của hãng thông tấn NBC điều phối. Cựu phó tổng thống Joe Biden cho biết ông Trump đã kiếm tiền từ Trung Quốc.


Nhà báo Kristen Welker của hãng thông tấn NBC điều phối chương trình tranh luận.
https://news.yahoo.com/biden-trump-only-one-made-020457984.html

Giả định của ông Biden phần lớn thật. Kể từ năm 2017, Tổ chức Trump (Trump Organization) đã kiếm được gần 5,4 triệu USD bằng cách lấy tiền thuê của một ngân hàng Trung Quốc. Ngoài ra, kể từ khi ông trở thành tổng thống, Tổ chức Trump đã nhận được 38 nhãn thương hiệu ở Trung Quốc để đặt tên Trump trên các câu lạc bộ đánh golf, trung tâm chăm sóc trẻ em, viện dưỡng lãonhiều dịch vụ khác.


Hàng hóa của Trump sản xuất ở Trung Quốc 
https://abcnews4.com/news/local/where-is-maga-merchandise-made

Donald Trump từng tuyên bố rằng ông không có nguồn thu nhập nào ở Trung Quốc. Đúng là hàng hóa chính thức của Trump ngày càng chuyển khâu sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng đến cuối năm 2019, Tổ chức Trump đã nhận được tiền thuê từ một ngân hàng nhà nước ở Trung Quốc.


Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã ký hợp đồng thuê
ba tầng tại tòa nhà Trump Tower ở New York
https://www.forbes.com/sites/danalexander/2020/10/23/forbes-estimates-china-paid-trump-at-least-54-million-since-he-took-office-via-mysterious-trump-tower-lease/?sh=474d0dc9ed11#2fb80d70ed11


Năm 2008Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã ký hợp đồng thuê ba tầng tại tòa nhà Trump Tower ở New York. Kể từ khi ông Trump trở thành tổng thống vào năm 2017, ngân hàng này ước tính đã trả gần 5,4 triệu USD tiền thuê nhà cho Tổ chức Trump. Mặc cho cam kết của Tổ chức Trump là quyên góp tất cả lợi nhuận từ chính phủ nước ngoài cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ, chỉ có 343.000 USD được quyên góp. Số tiền này không thể bao gồm lợi nhuận từ Trung Quốc. Điều đáng chú ý là các khoản quyên góp này cũng không bao gồm lợi nhuận từ các chính phủ nước ngoài khác đã sử dụng Khách sạn Quốc tế Trump ở Washington, D.C., chẳng hạn như lúc các quan chức từ Vương quốc Ả Rập Saudi chi 270.000 USD sau khi Tổng thống Trump đắc cử năm 2016.


Ngoài lợi nhuận từ một ngân hàng nhà nước Trung Quốc ra, báo New York Times gần đây đã phát giác Tổng thống Trump có một tài khoản ngân hàng bí mật tại Trung Quốc dựa theo hồ sơ thuế của Trump. Dù quy mô và địa điểm của tài khoản không được tiết lộ, Tổ chức Trump đã trả 188.561 USD tiền thuế cho Trung Quốc từ năm 2013 đến 2015, nhiều hơn đáng kể so với khoản thuế ông Trump đã trả cho chính phủ Hoa Kỳ. Một luật sư của Tổ chức Trump cũng tuyên bố rằng tài khoản ngân hàng vẫn còn đang hoạt động cho đến ngày nay.

Một tin liên quan khác là một báo cáo trên tờ New York Times cho thay Tổng thống Trump đã không trả thuế thu nhập liên bang cho 10 trong vòng 15 năm qua. Chỉ có 2 khoản thanh toán mỗi lần là 750 USD vào năm 2016 và 2017 — được cho là khấu trừ thuế từ những tổn thất lớn trong các doanh nghiệp của ông.


Tổ chức Trump đã trả 188.561 USD tiền thuế cho Trung Quốc từ năm 2013 đến 2015
https://www.nytimes.com/2020/10/20/us/trump-taxes-china.html


Trump đã không trả thuế thu nhập liên bang cho 10 trong vòng 15 năm qua.
https://apnews.com/article/archive-personal-taxes-donald-trump-f0e2af5f9f99de9d30dc6b9097121188

Cũng có bằng chứng cho thấy Tổ chức Trump đã cố gắng mở nhiều doanh nghiệp mới ở Trung Quốc sau khi ông Trump trở thành tổng thống. Trước khi nhậm chức, vào năm 2005, ông đã cố đăng ký 130 nhãn hiệu ở Trung Quốc để mở nhiều doanh nghiệp trong nước mang tên Trump. Những nỗ lực này đều không thành công trong lúc ông tranh cử. Tuy nhiên, từ khi nhậm chức, Tổ chức Trump đã yêu cầu và có được 38 nhãn hiệu dưới cái tên Donald J. Trump https://www.nytimes.com/2017/03/08/business/china-trademark-donald-trump.html. Điều này chứng tỏ ông quan tâm đến việc kinh doanh nhiều hơn ở Trung Quốc dưới tên của mình.

Trump đã tuyên bố rằng ông không còn kiểm soát Tổ chức Trump, tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi về xung đột lợi ích.

Để bảo toàn tính độc lập của Tổng Thống Hoa Kỳ hiện tại, có những điều khoản trong Hiến pháp Hoa Kỳ cho các khoản thu nhập bên ngoài (Emoluments Clauses https://fas.org/sgp/crs/misc/IF11086.pdf). Một điều khoản nêu rõ tổng thống đương nhiệm không được thu vào bất kỳ lợi nhuận nào từ chính phủ liên bang hoặc các tiểu bang ngoại trừ “khoản đền bù” cho “các dịch vụ” làm người điều hành quốc gia. Tổng thống cũng không được nhận quà tài chính hoặc bất cứ thứ gì có thành giá lớn từ một tỗ chức nước ngoài.


Những điều khoản trong Hiến pháp Hoa Kỳ cho các khoản thu nhập bên ngoài
https://fas.org/sgp/crs/misc/IF11086.pdf

Những tổng thống có sở hữu tài sản đáng kể, bao gồm tất cả các tổng thống Mỹ thời cận đại https://www.washingtonpost.com/news/wonk/wp/2016/11/15/ronald-reagan-did-it-george-h-w-bush-did-it-bill-clinton-did-it-george-w-bush-did-it-donald-trump-wont-do-it/, đều đặt chúng vào một tài khoản uỷ thác “mù” được một tỗ chức độc lập thứ ba quản lý. Điều này đảm bảo tổng thống sẽ không biết trong tài khoản uỷ thác này đang có những đầu tư nào và chúng đang hoạt động ra sao để mọi quyết định của mình mang tính chất độc lập.

Trump đặc biệt ở một chỗ là ông không làm điều này với đế chế kinh doanh của mình. Ngược lại ông cho những người con của mình kiểm soát tài sản https://www.nytimes.com/2017/02/03/us/politics/donald-trump-business.html và tuyên bố điều này đáp ứng yêu cầu của các điều khoản về các khoản thu nhập bên ngoài. Vì Trump vẫn là chủ sở hữu của Tổ chức Trump và vẫn được cập nhật về tình hình của công ty, điều này không tuân thủ khái niệm tài khoản uỷ thác “mù” https://www.politico.com/story/2016/11/trump-children-business-blind-trust-231179 và theo một số học giả Hiến pháp là vi phạm Hiến pháp.


Đầu năm 2020, các thành viên Quốc hội Đảng Dân chủ muốn kiện Trump vì đã vi phạm các điều khoản Hiến pháp này. Toà án phúc thẩm Quận Columbia đã bác bỏ đơn kiện https://www.cnbc.com/2020/02/07/trump-wins-appeal-of-emoluments-clause-lawsuit-by-democrats.html do một vấn đề chuyên môn, nhưng không quyết về liệu Trump có vi phạm Hiến pháp hay không

Sau khi kiểm tra những lợi nhuận kinh doanh của Trump, chúng ta có thể đánh giá giả định Trump có kiếm tiền từ Trung Quốc là phần lớn thật. Ông Trump mới đây tuyên bố: “Tôi không kiếm tiền từ Trung Quốc,” đồng thời cáo buộc ứng cử viên tổng thống Joe Biden là có nhận tiền từ Trung Quốc. Một cuộc kiểm tra hồ sơ thuế của Biden không cho thấy thu nhập nào từ Trung Quốchttps://www.businessinsider.fr/us/no-evidence-trump-claim-joe-biden-earned-money-in-china-2020-10














mercredi 25 novembre 2020

BLOG : Có gian lận trong kỳ bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2020 hay không?

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Donald Trump như một ngọn đèn dầu sắp tắt, trước khi tàn rụi còn lóe sáng lên rồi mới chịu ngủm đi. Ông ta sẽ không còn được núp sau các đặc quyền bảo vệ quyền lực tổng thống để ngăn cản các cuộc điều tra.


Donald Trump khởi động chuyển giao quyền lực cho Joe Biden (Reuters)


Joe Biden đã được công nhận là Tổng Thống Đắc Cử của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Donald Trump từ chối chịu thua trong kỳ bầu cử và nói rằng chiến thắng của Biden là do gian lận bầu cử rộng rãi.

Trump đã thua kỳ bầu cử và những tuyên bố của ông về gian lận bầu cử là vô căn cứ. Thực tế chúng ta đang thấy là các vụ kiện ở tất cả các tiểu bang nhiều tranh chấp gặp thất bại liên tục.


Các viên chức bầu cử ở tất cả 50 tiểu bang cũng như Cục An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ đã nói kỳ bầu cử 2020 là “kỳ bầu cử an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”. Để Trump có thể thắng trong kỳ bầu cử 2020, ông cần ít nhất là 38 phiếu đại cử tri, và ít nhất là 80.000 phiếu phổ thông từ nhiều tiểu bang. Trump đã nộp 21 đơn kiện đòi hủy bỏ kết quả bầu cử tại nhiều tiểu bang, viện lý do gian lận bầu cử. Cho đến nay, 15 trong số đó đã bị tòa từ chối thụ lý do thiếu chứng cứ gian lận bầu cử.

Vào ngày 07/11/2020, Joe Biden đã được công nhận là Tổng Thống Đắc Cử của Hoa Kỳ bởi các kênh truyền thông chính gồm  Fox News, CNN và MSNBC. Không lâu sau đó, các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới như Canada, Anh, Pháp và Đức đã gọi cho Biden để chúc mừng chiến thắng của ông.


Trong khi đó, Tổng Thống Trump đã từ chối công nhận kỳ bầu cử và nói trên Twitter rằng, “Ông Biden thắng vì kỳ bầu cử đã bị lũng loạn. Những người xem và theo dõi đếm phiếu không được cho vào, phiếu bầu được đếm bằng công ty của giới cực tả, Dominion, với uy tín tệ hại và máy móc vô giá không đủ điều kiện cho Texas, truyền thông giả tạo”.

Trump nói đúng, ông thắng tiểu bang Texas. Trong đêm bầu cử, khi kết quả kiểm phiếu dần được thông báo, Trump có vẻ như dẫn trước Biden. Đó là vì các tiểu bang quan trọng như Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin, phiếu được bỏ trực tiếp vào ngày 03/11 được thông báo trước. Phiếu được gửi qua thư được đếm và thông báo sau. Có nghĩa là vào ngày 03/11, Trump dẫn trước Biden tại các tiểu bang đó, nhưng khi ngày càng nhiều các phiếu gửi qua thư được đếm thì Biden có lợi thế hơn.

Ngược lại, tại các tiểu bang như Florida Texas, phiếu bỏ qua thư được đếm trước, có nghĩa là Biden dẫn trước sớm vào buổi tối. Các tiểu bang đó sau đó được dự đoán Trump thắng khi phiếu bỏ trong ngày được đếm.

Trong kỳ bầu cử 2020, một con số kỷ lục 65 triệu người đã bỏ phiếu qua thư, có nghĩa là cần nhiều thời gian hơn để đếm và kiểm phiếu qua thư.

Để thắng trong kỳ bầu cử 2020, Trump phải thắng Biden tại phần lớn trong số 15 tiểu bang tranh chấp. Biden đã thắng 9 tiểu bang, quan trọng nhất trong số đó là Pennsylvania, Georgia, Wisconsin, Michigan, Nevada và Arizona

Hiện nay, Biden đang dẫn trước Trump với 82.129 phiếu tại Pennsylvania; 12.275 phiếu tại Georgia; 10.457 phiếu tại Arizona; 20.546 phiếu tại Wisconsin; 33.596 phiếu tại Nevada; và 155.629 phiếu tại Michigan. Để Trump có thể thắng trong kỳ bầu cử 2020, ông cần ít nhất là 38 phiếu đại cử tri, và ít nhất là 80.000 phiếu phổ thông trên nhiều tiểu bang.


Đơn kiện đòi hủy bỏ kết quả bầu cử tại nhiều tiểu bang

Để đảo ngược kết quả kỳ bầu cử 2020, Trump phải chống lại kết quả tại nhiều tiểu bang. Để làm điều này ông đang đệ đơn kiện để vô hiệu hóa các phiếu được bỏ tại các tiểu bang đó. Trump đã nộp 21 đơn kiện tại Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Wisconsin và Pennsylvania. Các đơn kiện nói rằng :
- có các trường hợp một người bỏ phiếu hai lần
- những người không phải công dân bỏ phiếu
- người đã chết đi bỏ phiếu

Cho đến ngày 19/11/2020, 16 đơn kiện đã bị từ chối thụ lý do thiếu bằng chứng. 6 vụ kiện vẫn còn đang diễn ra.

Trong một vụ kiện tại Pennsylvania, nhóm của Trump cáo buộc rằng những người theo dõi phiếu bầu thuộc Đảng Cộng hòa không được phép vào khu vực đếm phiếu tại Philadelphia. Đứng trước tòa, luật sư của Trump thừa nhận rằng những người theo dõi khu vực bầu cử thuộc Đảng Cộng hòa thật sự là có mặt nhưng đứng quá xa. Thẩm phán đã yêu cầu ủy ban bầu cử của thành phố cho phép những người này đứng gần nơi đếm hơn (quá trình đếm phiếu của Philadelphia cũng được truyền trực tuyến trên Youtube).

Hai công ty luật đại diện cho chiến dịch của Trump đã tuyên bố họ sẽ không đại diện cho Trump trong các vụ kiện liên quan đến gian lận bầu cử nữa.


Phần mềm kiểm phiếu Dominion

Trump cũng cáo buộc rằng một phần mềm kiểm phiếu tên Dominion tạo ra gian lận. Ông đã tweet: “Dominion đã xóa 2,7 triệu phiếu bầu cho Trump trên toàn quốc. Phân tích dữ liệu cho thấy 221.000 phiếu bầu ở Pennsylvania chuyển lựa chọn trên phiếu từ Tổng thống Trump sang Biden.” Tuyên bố này dường như bắt nguồn từ One America News Network - một mạng lưới cực hữu ủng hộ Trump.

Một nhóm các quan chức bầu cử liên bang, tiểu bang và địa phương đã phản bác các tuyên bố của Trump. Nhóm này, bao gồm Cơ quan An ninh mạngCơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địaHiệp hội Quốc gia của các Giám đốc Bầu cử Tiểu bang, đã đưa ra một tuyên bố nói kỳ bầu cử 2020 là “an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.”

Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ hệ thống bỏ phiếu nào đã xóa hoặc đánh mất phiếu bầu, thay đổi phiếu bầu hoặc bị xâm phạm dưới bất kỳ hình thức nào,” nhóm này cho biết trong một tuyên bố.


Kiểm lại phiếu

Các tiểu bang mà Trump đang tranh cử đều sử dụng phiếu giấy mà sau đó sẽ được một máy đếm qua. Việc kiểm lại sẽ dễ dàng tìm thấy bất kỳ bất đồng nào. Georgia đả kiểm lại từng lá phiếu, đếm và thống kê bằng tay. Đây không phải là hành động của Trump. Tại Georgia, nếu tỉ lệ chênh lệch giữa hai ứng cử viên là dưới 0,5% thì tiểu bang sẽ tự động kiểm lại phiếu. Vào ngày 19/11, Georgia đã hoàn thành việc kiểm lại phiếu, và Biden vẫn là người chiến thắng trong tiểu bang.

Chiến dịch tranh cử của Trump có thể yêu cầu kiểm lại phiếu ở bất kỳ tiểu bang nhiều tranh chấp nào. Họ đã yêu cầu kiểm lại một phần phiếu tại hai quận tập trung nhiều người theo Đảng Dân chủ tại tiểu bang Wisconsin.

Tại Mỹ, mỗi tiểu bang đưa ra các quy tắc và quy trình bầu cử. Tờ New York Times đã gọi các văn phòng bầu cử ở các tiểu bang và không tìm thấy bằng chứng về gian lận quy mô lớn ở bất kỳ tiểu bang nào. Frank Larose, ngoại trưởng tiểu bang Ohio thuộc Đảng Cộng hòa, cho biết: “Dựng lên những điều sai sự thật về bầu cử là một khả năng rất nhân tính.” Trump thắng bang Ohio. “Các thuyết âm mưu và tin đồn và tất cả những gì tương tự hiện đang tràn lan mọi nơi.

Các quan chức nói rằng đã có những trường hợp riêng lẻ cử tri bỏ phiếu hai lần hoặc trục trặc kỹ thuật- những điều cuộc bầu cử nào cũng có. Nhưng họ cũng đồng ý rằng không có sai sót nào hay việc kiểm lại phiếu sẽ cho Trump hàng chục nghìn phiếu bầu ông đang cần để thắng Kỳ Bầu Cử 2020.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump John Bolton nói trên ABC News rằng: “Trump đã thua kỳ bầu cử và những tuyên bố của ông về gian lận bầu cử là vô căn cứ. Thực tế chúng ta đang thấy là các vụ kiện ở tất cả các tiểu bang nhiều tranh chấp gặp thất bại liên tục.”

Tính đến ngày 19/11/2020, Biden được dự đoán sẽ nhận được 306 phiếu đại cử triTrump 232. Về số phiếu phổ thông, Biden hiện đang dẫn trước Trump 5.920.016 phiếu. Tổng số phiếu đã được tính là 79.537.684. Nhiều tiểu bang vẫn đang xác nhận kết quả kiểm phiếu của kỳ bầu cử năm 2020.


Kết luận

Giả định của Trump cho rằng việc kiểm phiếu sau ngày bầu cử là gian lận. Tiến trình dân chủ của nước Mỹ phụ thuộc vào việc đếm từng lá phiếu. Bất kỳ hành động gây cản trở nào là phạm luật

Vào ngày 07/11/2020, Joe Biden đả được tuyên bố là người chiến thắng dự kiến ​​trong cuộc bầu cử năm 2020 bởi các tổ chức tin tức lớn, bao gồm CNN, Fox News và New York Times.

Ngày 23/11/2020 dường như đã khép lại những nỗ lực không mệt mỏi của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump trong việc tung ra các vụ kiện pháp lý nhằm thách thức kết quả bầu cử, sau khi chính quyền liên bang thừa nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử và Trump đã chấp nhận hợp tác trong quá trình chuyển giao quyền lực.


Các đồng minh của Trump đều kín đáo thừa nhận rằng chiến lược của Trump không nhằm thay đổi kết quả bầu cử, song dựng lên những tuyên bố mờ ám về cuộc bầu cử tổng thống này nhằm reo giắc sự hoài nghi trong lòng dân chúng, đồng thời duy trì được nền tảng ủng hộ của mình ngay cả khi chiến thắng rõ ràng thuộc về Biden không có bằng chứng nào về gian lận bỏ phiếu quy mô lớn.

AFP cho rằng cho dù Trump thừa nhận thất bại hay không thì cử tri đoàn chắc chắn sẽ thông qua những bản đề nghị chính thức về việc xác nhận Biden là người đắc cử trong cuộc họp cử tri đoàn vào ngày 14/12/2020 tới và Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2021.


















mardi 24 novembre 2020

BLOG : Tình trạng bạo hành trẻ em ở việt nam

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận



Trẻ em chính là mầm non tương lai của đất nước. Hiện nay, vấn nạn bạo hành trẻ em đang diễn ra ngày càng nhức nhối trong xã hội. 

Ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên phấn đấu cho một chế độ công bằng và văn minh, dân chủ và giàu mạnh. Ấy thế mà trong xã hội vẫn tồn tại một hiện tượng làm nhức nhối trái tim và lương tri của những người lương thiện. Đó là hiện tượng bạo hành trẻ em. Vậy thế nào là bạo hành, hậu quả của nó và thái độ, trách nhiệm của chúng ta ra sao trước vấn nạn này?

Bạo hành là hành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn... bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.


Một số ví dụ điển hình

Phạt bảo mẫu "dán miệng trẻ" 3 năm tù
https://tuoitre.vn/phat-bao-mau-dan-mieng-tre-3-nam-tu-261655.htm


Bị cáo Lê Thị Lê Vy

Chắc hẳn trong chúng ta không ai không biết và chưa quên trường hợp thật đau lòng của cháu Đỗ Ngọc Bảo Trân, 18 tháng tuổi, trường mầm non Thiên Thơ, bị cô bảo mẫu Lê Thị Lê Vy, 31 tuổi, vì muốn cháu ngừng khóc mà dán băng keo vào miệng và dẫn đến cái chết thương tâm.


Thấy bé Hảo cầm kéo nghịch tờ tiền, mẹ đẻ giật kéo cắt ngón tay của bé
https://dantri.com.vn/xa-hoi/me-be-hao-khai-nhan-hanh-vi-tan-doc-1222417638.htm


Bé Hảo trong vòng tay của những người có tấm lòng hảo tâm. (Ảnh: Công Quang)

Bé Hảo mới 4 tuổi đã bị ngay người mẹ đẻ ra mình bạo hành. Thấy con nghịch tờ tiền, bà mẹ Nguyễn Thị Mỳ (33 tuổi) đã dùng kéo cắt ngón tay để cảnh cáo. Một lần bé Hảo không may trèo cây bị ngã. Trước sự việc đó, bà mẹ chẳng những không cứu con, mà thậm chí còn có một hành động tàn ác hơn cả dã thú. Dùng dao phạt đứt gót chân con. Hậu quả là bé Hảo bị mất 41% sức khoẻ, trên mình đầy rẫy vết thương và phải sống như một người tàn phế.


18 tháng tù cho bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa
https://tuoitre.vn/18-thang-tu-cho-bao-mau-quang-thi-kim-hoa-248081.htm


Bị cáo Quảng Thị Kim Hoa trước tòa - Ảnh: Minh Luận

Cô bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa ở Biên Hoà, Đồng Nai đã dùng bạo lực đánh đập, tát, vả... những đứa trẻ còn rất non yếu do bà ta trông giữ, đến độ bà phải lãnh án tù.


Cô giáo cho cả lớp tát học sinh phải nhập viện vì quá áp lực
https://tuoitre.vn/co-giao-cho-ca-lop-tat-hoc-sinh-phai-nhap-vien-vi-qua-ap-luc-20181128163221441.htm


Cô giáo nói lý do phạt học sinh 231 cái tát vì áp lực thi đua

Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6/2, Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình) đã có những giải trình ban đầu về việc đưa ra hình phạt là cả lớp cùng tát em Hoàng Long Nhật vì nói tục.


Cậu bé 14 tuổi làm thuê bị chủ quán bạo hành
https://vnexpress.net/cau-be-lam-thue-bi-chu-quan-bao-hanh-4195544.html


Duy tại bệnh viện trong sáng 23/11. Ảnh: Phạm Dự

BẮC NINH 23/11/2020 - Suốt một tháng, Trương Quang Duy (14 tuổi) bị chủ quán bánh xèo Nguyễn Thị Ánh Tuyết (34 tuổi) ở huyện Yên Phong đánh, bắt nhịn đói.


Cậu bé làm thuê kể lại thời gian bị chủ quán hành hạ 


Tuyết chỉ nơi thường hành hạ nhân viên. Ảnh: Công an cung cấp.

Thêm nạn nhân 21 tuổi cũng bị chủ quán bánh xèo hành hạ
https://vnexpress.net/them-nan-nhan-bi-chu-quan-banh-xeo-hanh-ha-4196221.html

BẮC NINH 21/11/2020 - Võ Văn Đức, 21 tuổi, được Công an huyện Yên Phong xác định là nạn nhân thứ hai, từng bị chủ quán chém, đánh gãy tay.


Hậu quả nghiêm trọng của sự bạo hành

Đó là những hậu quả nghiêm trọng gây thương tích, chết người nên công luận lên tiếng và mọi người mới biết. Còn những kiểu bạo hành âm thầm như mắng nhiếc, doạ dẫm, khủng bố tinh thần và thể xác, không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt, sờ được bằng tay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta, thì ai mà thống kê hết được?

- Bản chất của nạn bạo hành trẻ em hậu quả của nó và thái độ, trách nhiệm của mỗi chúng ta trước vấn nạn này.

- Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án

- Những người bạo hành con cái, trẻ em là những người không yêu con, không yêu trẻ và có cách giáo dục thiếu tình thương.

- Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Đặc biệt ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến.

- Bạo hành trong gia đình gây ra mối bất hoà và ảnh hưởng lớn tới sự bền vững của gia đình và xã hội. Còn bạo hành ngoài xã hội thì ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức, ứng xử của con người.

- Dù bởi nguyên nhân khách quan hay chủ quan, do áp lực của cuộc sống, do đói nghèo, do say rượu thiếu tỉnh táo... hay gì đi nữa. Thì hành động bạo hành cũng là hành động của những con người gần như mất hết lương tri, suy đồi về đạo đức, tha hoá về nhân cách và đi ngược lại truyền thống đạo lý yêu thương nhân ái “Thương người như thể thương thân” vốn rất đẹp và quý báu của dân tộc ta.

Việt Nam ta là nước đầu tiên ở Châu Á đã ký kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em. Chúng ta hãy nỗ lực thực hiện bằng được cam kết ấy. Và pháp luật, báo chí, toàn xã hội phải góp sức, chung tay cùng lên án hành vi bạo hành trẻ em để có thể mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội, làm cho mọi người được sống trong yêu thương đùm bọc lẫn nhau.


BÌNH LUẬN

Trẻ em cần được cảm thấy an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng của mình. Tuy nhiên, kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam với 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình. Hành vi như vậy bị ảnh hưởng bởi khả năng tài chính, trình độ học vấn của cha mẹ và các vấn đề khác như lạm dụng rượu hoặc ma túy.

Do kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương khi các em có hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lên tiếng và tìm sự giúp đỡ khi bạo hành xảy ra. Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo hành, bất kể bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi này và mọi hình thức bạo hành đều có thể gây hại cho trẻ em, giảm lòng tự trọng, sự tôn trọng nhân phẩm và cản trở sự phát triển của trẻ.

Đại dịch COVID-19 gây ra tổn thất nặng nề trên toàn thế giới. Những nỗ lực ngăn chặn vi-rút corona hết sức quan trọng tới sức khoẻ của người dân trên toàn thế giới. Tuy nhiên cũng khiến cho trẻ em và phụ nữ gia tăng nguy cơ bị bạo lực, như ngược đãi, bạo lực trên cơ sở giới và xâm hại tình dục. Một số báo cáo gần đây từ các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cho thấy hạn chế đi lại, cách ly xã hội và những biện pháp ngăn chặn bệnh dịch khác, đi kèm với áp lực kinh tế và xã hội tăng lên đối với các gia đình đang dẫn đến bạo lực tăng lên, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình tăng từ 30% đến 300%. Tại Việt Nam, 21 triệu trẻ em không đến trường và cách ly ở nhà trong thời gian qua. Hiện thực mới này tác động trực tiếp đến sự chăm sóc, bảo vệ và an toàn của trẻ em.






THẾ GIỚI : Chính quyền Trump khởi động 'chuyển giao quyền lực' cho ê-kip của Joe Biden

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận



Tổng thống Donald Trump và ông Joe Biden (phải). Ảnh: Business Standard


Ngày 23/11 (sáng 24/11 theo giờ Việt Nam), chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng khởi động tiến trình chuyển giao quyền lực cho ê-kip của ông Joe Biden, người được truyền thông dự báo là giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.


Bà Emily W. Murphy. Ảnh: Wiki

Kênh CNN cho biết Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Công (GSA) Emily Murphy chiều 23/11 (giờ địa phương) đã gửi cho CNN một lá thư, trong đó thông báo rằng Chính quyền Tổng thống Trump sẵn sàng khởi động quá trình chuyển giao quyền lực một cách chính thức.

Trong thư, bà Emily Murphy cho biết đội ngũ cố vấn của ông Joe Biden có thể bắt đầu tiến trình tiếp quản quyền lực từ chính quyền Tổng thống Trump, đồng thời khẳng định “tôi đưa ra quyết định một cách độc lập và dựa trên cơ sở luật pháp cũng như sự thật”. Ông Biden và các cộng sự cũng nhận được lá thư tương tự từ GSA.

Động thái này của người đứng đầu GSA là bước đi đầu tiên cho thấy GSA đã công nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 vừa qua, qua đó khởi động các bước đi chuyển giao quyền lực.

Theo Điều 3 Luật Chuyển giao Quyền lực Tổng thống năm 1963 của Mỹ, quyết định trên của GSA là mang tính pháp lý và có ý nghĩa quan trọng, qua đó cho phép đội ngũ phụ trách chuyển giao quyền lực của ông Joe Biden tiếp cận các nguồn lực của chính phủ liên bang để xúc tiến quá trình này.

Trên trang mạng cá nhân Twitter sau khi thông tin trên được công bố, Tổng thống Trump cho biết ông cảm ơn bà Murphy về lòng trung thành phục sự tổ quốc, song cũng cho rằng bà đã bị đe dọa, bị ép buộc và ông sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc chiến pháp lý. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho hay ông chấp nhận quyết định của GSA.

Ngay sau khi GSA đưa ra tuyên bố trên, đội ngũ cố vấn của ông Joe Biden đã ra thông cáo cho biết các quan chức phụ trách tiếp quản quyền lực của ông Biden đã sẵn sàng gặp giới chức liên bang để xúc tiến các công việc cần thiết.

Trước đó, ngày 23/11, hơn 100 cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao của đảng Cộng hòa từng phục vụ dưới thời các cựu Tổng thống Reagan, George H.W. Bush, George W. Bush cũng như Tổng thống Trump đã lên tiếng thúc giục các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng này yêu cầu Tổng thống Trump chấm dứt hành vi "công kích phản dân chủ nhằm vào tính toàn vẹn của cuộc bầu cử tổng thống" và chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử.

Trong một lá thư, các cựu quan chức an ninh quốc gia đảng Cộng hòa khẳng định cuộc bầu cử đã kết thúc và đã có kết quả chắc chắn. Bức thư nêu rõ: “Điều rõ ràng trong hơn hai tuần qua là ông Joe Biden đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 với 306 phiếu đại cử tri, nhiều hơn số phiếu đại cử tri cần thiết là 270 phiếu”.

Mặc dù Tổng thống được quyền yêu cầu kiểm phiếu lại và đưa ra các thách thức pháp lý một cách hợp pháp, tuy nhiên cho tới nay ông Trump đã không đưa ra bằng chứng nào về việc gian lận trên diện rộng hoặc bất kỳ sự bất thường đáng kể nào khác. Hầu hết các đơn kiện của đội ngũ pháp lý thuộc ban vận động tranh cử của Tổng thống đã bị các bang bác bỏ.


Cựu cố vấn diều hâu John Bolton: "Tôi nghĩ ông Trump đang ném đá qua cửa sổ"
Ảnh: Jacquelyn Martin/AP Photo

Ngoài ra, bức thư cũng lưu ý rằng một số lãnh đạo đảng Cộng hòa cũng đã công khai kêu gọi Tổng thống Trump tôn trọng ý nguyện của người dân Mỹ” trong những ngày gần đây, đồng thời cho rằng đã đến lúc các nhà lãnh đạo của đảng này “gạt chính trị sang một bên” và yêu cầu Tổng thống Trump chấm dứt những nỗ lực phản dân chủ, gây tổn hại tới kết quả bầu cử để bắt đầu quá trình chuyển giao.


BÌNH LUẬN

Theo đạo luật chuyển giao quyền lực tổng thống năm 1963, người đứng đầu GSA có trách nhiệm vào "thời điểm rõ ràng" xác định ai là người chiến thắng và kích hoạt quá trình chuyển giao quyền lực.

Người đứng đầu GSA cũng có nhiệm vụ ký những thủ tục giấy tờ chuyển hàng triệu USD cho tổng thống đắc cử, trao quyền tiếp cận cho các quan chức chính phủ, chuyển giao các văn phòng và thiết bị cho nhóm chiến thắng. Hiểu một cách nôm na, vai trò của GSA giống như một người giữ chìa khóa cổng: chỉ giao chìa khóa cho người được xác định là chủ nhân mới của những tòa nhà họ đang quản lý.

Trong nhiều tuần qua, người đứng đầu GSA bà Murphy đã liên tục chịu chỉ trích từ đảng Dân chủ, các chuyên gia an ninhy tế quốc gia.


Tổng thống Mỹ Donald Trump (bìa trái) cùng người đứng đầu Cơ quan dịch vụ tổng hợp Mỹ (GSA), bà Emily Murphy và các quan chức khác có mặt tại Nhà Trắng tháng 1-2018 - Ảnh: White House

Những người này cho rằng việc trì hoãn quá trình chuyển giao quyền lực đang phá hoại nỗ lực và tốc độ của chính quyền ông Biden trong việc đối phó với đại dịch COVID-19, làm tổn hại tới an ninh quốc gia. Nhiều nhà lập pháp của đảng Cộng hòa cũng kêu gọi bà Murphy cho phép việc chuyển giao quyền lực được thực hiện.

Quyết định này đồng nghĩa với việc đội ngũ của ông Biden sẽ được tiếp cận các văn phòng chính phủ, sẽ được gặp đội ngũ quan chức của ông Trump để thảo luận về các chính sách, và sẽ nhận được 7,3 triệu USD tiền thanh toán cho chi phí nhân viên và các chi phí khác.



dimanche 22 novembre 2020

BLOG : Có phải Trump ủng hộ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng?

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận



Nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng Ku Klux Klan (đảng KKK)
AP Photo/Steve Helber


Một số người Mỹ tin rằng Trump giúp những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng bằng cách cổ xuý kỳ thị chủng tộc trong nước và từ chối lên án các lãnh đạo và tổ chức theo chủ nghĩa này.


Donald Trump nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng như Ku Klux Klan (đảng KKK) và Proud Boys. Mặc dù Trump đã chỉ trích các tổ chức này, ông chỉ lên tiếng khi gặp áp lực từ nhiều phía. Ngoài ra, Trump cũng tỏ ra khoan dung với các tổ chức chủ nghĩa da trắng thượng đẳng thông qua các phát biểu trước công chúng và tài khoản Twitter. Ông đã từng đăng lại trên Twitter đoạn ghi hình một người đàn ông hô hào “sức mạnh da trắng.”


Nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng Proud Boys
AP Photo/Steve Helber

Chủ nghĩa da trắng thượng đẳng (white supremacistslà niềm tin rằng chủng tộc da trắng vốn dĩ có ưu thế hơn các chủng tộc khác và nên có quyền lực hơn cả. Tháng 10/2020, Bộ an ninh Nội địa (DHS) đã xác nhận những phần tử cực đoan theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là “mối đe doạ dai dẳng và có nguy cơ gây chết người nhất khi nói về các thành phần cực đoan bạo lực trong nước.” DHS báo cáo rằng, tính từ 2018, những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã tiến hành nhiều cuộc tấn công trong nước Mỹ hơn bất kỳ một phong trào cực đoan bạo lực nào khác.


Proud Boys

Mối quan hệ của Trump với chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã được báo chí đăng tải rộng rãi trong suốt sự nghiệp và nhiệm kỳ tổng thống của ông. Bất chấp những chỉ trích liên tục về sự gần gũi giữa ông và những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, Trump vẫn tiếp tục mở đường cho những kẻ kỳ thị chủng tộc này. Gần đây nhất, Trump từ chối lên án nhóm Proud Boys, một nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng cổ xúy bạo lực, trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên ngày 29/10/2020, Trump kêu gọi họ “hãy lùi lại và sẵn sàng (Stand back and stand by),” một thông điệp mà nhóm Proud Boys hiểu là có ý ủng hộ và đã lấy làm khẩu hiệu

Sau khi nhận được sự phê bình gay gắt từ cả phía Dân ChủCộng Hoà, hai ngày sau, Trump đã rút lại những lời nói của mình trong cuộc tranh luận và lên án hai nhóm da trắng cực đoan Ku Klux Klan Proud Boys.

Mặc dù Trump đôi khi chỉ trích các nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, các ghi chép cho thấy hành vi này của Trump đi theo một kiểu luận điệu là lúc đầu thì từ chối lên án các nhóm này rồi sau đó lên án khi đối giới truyền thông phản ứng dữ dội. Trump cũng liên tục không công nhận chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là một mối đe dọa quốc gia.

Một số ví dụ gần đây giữa Trump chủ nghĩa da trắng thượng đẳng:

- Tháng 1/2016: Một công ty phân tích dữ liệu phát hiện 1/3 các tin Trump đăng lại trên Twitter đến từ các tài khoản chủ nghĩa da trắng thượng đẳng nổi tiếng.

- Tháng 2/2016: Khi được yêu cầu tố cáo một người ủng hộ mình là David Duke, lãnh đạo của nhóm KKK, Trump đã từ chối và nói rằng ông “không hề biết gì về [Duke].” Điều này là sai. Trump có biết về lịch sử kỳ thị chủng tộc của Duke, bởi năm 2000 chính Trump đã gọi Duke là “một kẻ cố chấp, phân biệt chủng tộc, rắc rối.” Nhưng năm 2016, Trump vẫn không lên án Duke.


Steve Bannon

- Tháng 11/2016: Trump thuê Steve Bannon làm tham mưu trưởng, một quyết định được đông đảo các lãnh đạo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, trong đó có Duke, tán dương và ủng hộ. Họ cho rằng Bannon sẽ giúp vận động cho các chính sách chống nhập cư của họ. 

- Tháng 8/2017: Các nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng tổ chức một cuộc biểu tìnhCharlottesville, Virginia. Họ mang theo súng và đốt đuốc, đồng thời hô vang các khẩu hiệu phân biệt chủng tộcchống Do Thái. Một người đã lái xe đâm vào một nhóm người phản đối biểu tình, giết chết một người (cô Heather Heyer 32 tuổi) và làm 28 người khác bị thương (theo cáo trạng của Bộ Tư Pháp). 


Cô Heather Heyer 32 tuổi

Phản ứng trước sự việc này, Trump tuyên bố rằng “hai phe đều có những người rất tử tế” và nói rằng những người biểu tình phân biệt chủng tộc “chỉ ở đó để biểu tình một cách vô tội và hợp pháp.” Những tuyên bố của Trump dường như cổ vũ thêm cho các lãnh đạo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng như Richard SpencerDavid Duke. Duke đã đăng trên Twitter: “Cám ơn Ngài Tổng thống vì sự trung thực và can đảm nói ra sự thật.”

- Tháng 3/2019: Một kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã bắn chết 51 người trong một thánh đường ở New Zealand. Tay súng gọi Trump là “một biểu tượng cho bản sắc da trắng được hồi sinh và mục đích chung mới.” Trump đã từng đưa ra những bình luận xúc phạm người Hồi giáo và tìm cách cấm người nhập cư từ các quốc gia có phần đông dân số theo đạo Hồi. Khi được hỏi rằng liệu Trump có coi chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là một mối đe dọa, ông trả lời, “Không hẳn. Tôi nghĩ họ chỉ là một nhóm nhỏ những người có vấn đề rất rất nghiêm trọng. Đó chắc chắn là một điều tồi tệ.”

- Tháng 6/2020: Trump đăng lại trên Twitter một đoạn video trong đó một người đàn ông hô vang “sức mạnh da trắng,” một khẩu hiệu nổi tiếng của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. 


Kết luận

Trump dung thứ cho những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng được thẩm định phần lớn là đúng. Tuy Trump không công khai ủng hộ các nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, ông thường chậm chạp trong việc chỉ trích trực tiếp nhóm người này, thậm chí xu nịnh họ, chẳng hạn như khi đăng lại trên Twitter đoạn video một người đàn ông hô vang “sức mạnh da trắng.” 


Biểu tình bạo loạn tại Mỹ liên quan đến cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd

Trump tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các lãnh đạo da trắng cực đoan mà không lên án họ, mặc dù Bộ An ninh Nội địa đã gọi các nhóm này là “mối đe doạ dai dẳng và có nguy cơ gây chết người nhất” ở Hoa Kỳ.








SỨC KHOẺ : 'Trứng gà', 'trứng vịt' và 'trứng vịt lộn' loại nào bổ hơn?

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận



Trứng vịt dinh dưỡng hơn trứng gà

Trứng gà, trứng vịt và trứng vịt lộn loại nào bổ hơn, nó khác nhau ở những chất gì?

Trứng là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao và cân bằng dinh dưỡng nhất trong các loại thực phẩm mà từ trẻ em đến phụ nữ mang thai và người già đều ăn được (trừ một số ít dị ứng với trứng).

Theo bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2006 thì trong trứng chứa protein, lipit, gluxit, các chất sắt, canxi, phốt pho, be-ta caroten, vitamin A, B1, B2, PP... (riêng trong trứng lộn còn có thêm vitamin C) cần thiết cho cơ thể. Nếu so sánh thành phần dinh dưỡng trong 100g (trứng gà, vịt và vịt lộn) thì trong trứng vịt lộn có hàm lượng sắt, canxi, phốt pho, beta-caroten, vitamin A, PP cao hơn hẳn trứng gà, và trứng vịt thường. Ví dụ: vitamin A trong trứng gà: 700mcg, trứng vịt thường: 360mcg, vịt lộn: 875mcg; canxi trong trứng gà: 550mg, trứng vịt thường 710mg, vịt lộn 820mg.

Nếu so về năng lượng thì trứng gà: 166 Kcal/100g, trứng vịt thường 484 Kcal, vịt lộn: 162 Kcal. Như vậy, về thành phần dinh dưỡng thì cả 3 loại trứng đều bổ và không độc, mọi người đều ăn được kể cả người bị phong tê thấp và rất tốt cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, với người có cholesterol cao, béo thì nên hạn chế, chỉ nên dùng 2-3 quả/1 tuần. Chú ý, khi ăn trứng nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ.

Trước kia, một số người cho lòng đỏ trứng là tốt nên thường ăn lòng đỏ và bỏ lòng trắng và cho rằng lòng trắng khó tiêu là sai lầm vì chính lòng trắng có chất lecithin giúp chuyển hoá cholesterol. Tốt nhất là ăn kèm sữa vì sữa có nhiều lecithin giúp trung hoà cholesterol.








samedi 21 novembre 2020

BLOG : Donald Trump không chuyển giao quyền lực để thúc đẩy nỗ lực chống Covid-19

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận 


Donald Trump như một ngọn đèn dầu sắp tắt, trước khi tàn rụi còn lóe sáng lên rồi mới chịu ngủm đi. Ông ta sẽ không còn được núp sau các đặc quyền bảo vệ quyền lực tổng thống để ngăn cản các cuộc điều tra.


(Theo CNN) - Đại dịch Covid-19 tại Mỹ có nguy cơ biến thành một thảm họa nhân đạo, khi Tổng thống Donald Trump kiên quyết không chuyển giao quyền lực cho chính quyền Joe Biden kế tiếp.


TT Mỹ Donald Trump đối diện với báo giới tại Nhà Trắng ngày 20/11/2020.
REUTERS - CARLOS BARRIA

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt hàng loạt lời kêu gọi tạo điều kiện cho quá trình đàm phán chuyển giao giữa các quan chức y tế của ông với đội ngũ cố vấn cho Tổng thống đắc cử Joe Biden trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Leana Wen, chuyên gia y tế khẩn cấp của Mỹ, cho rằng toàn bộ nước Mỹ giờ đây là "điểm nóng lây nhiễm Covid-19" và so sánh đại dịch này với "trận bão lửa" càn quét cả nước.

Nước Mỹ trong thời gian 30 ngày qua số người bị lây nhiễm càng ngày càng nhiều khắp nơi trên nước Mỹ. Số liệu do các nhà khoa học hay trường đại học Johns Hopkins công bố cho thấy là ở Mỹ mỗi ngày có trên 200.000 người bị lây nhiễm, các bang như Texas, Washington... số người bị nhiễm bệnh đã vượt quá con số một triệu người và trung bình mỗi tháng ở những nơi đó, có khoảng 1.000 người Mỹ bị chết, tất cả những điều này làm cho người dân Mỹ rất lo sợ. Tình hình đó càng khiến những lời khẩn cẩu đến từ chính bên trong chính quyền Trump và cả đội ngũ của Tổng thống Biden đắc cử, bên cạnh các chuyên gia y tế công cộng độc lập trở nên khẩn thiết hơn.

Nhưng thay vì lắng nghe hoặc nỗ lực giải quyết đại dịch mà một số chuyên gia y tế cảnh báo đang trở thành khủng hoảng nhân đạo, Trump trong những ngày qua tiếp tục tung ra những thông tin tranh cãi về thất bại của mình trên đường đua vào Nhà Trắng. Hôm 15/11/2020, ông dường như lần đầu tiên công nhận Biden thắng trong một dòng tweet, nhưng sau đó khẳng định lại rằng "Tôi không nhận thua trước bất kỳ điều gì".

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu nước Mỹ, trong cuộc phỏng vấn với CNN cuối tuần trước nói rằng "tất nhiên mọi thứ sẽ tốt hơn nếu chúng tôi có thể bắt đầu làm việc với đội ngũ của Biden".

"Nó gần giống như trao lại cây gậy trong một cuộc đua tiếp sức, bạn sẽ không muốn dừng lại rồi mới đưa nó cho người tiếp theo", Fauci cho hay. "Bạn sẽ muốn mọi thứ tiếp diễn, và đó chính là bản chất của quá trình chuyển giao".

Ron Klain, chánh văn phòng Nhà Trắng tương lai do Tổng thống đắc cử Biden chọn, cho biết đội ngũ của họ chưa thể thảo luận với các quan chức y tế cấp cao của chính quyền hiện nay về Covid-19Trump từ chối kích hoạt quá trình chuyển giao quyền lực.

"Các chuyên gia của chúng tôi cần nói chuyện với những người đó sớm nhất có thể", Klain nói.

Nhưng tiến sĩ Scott Atlas, quan chức hiện có ảnh hưởng nhất với Tổng thống Trump, hôm 15/11/2020 lại viết một dòng tweet kêu gọi người dân Michigan "đứng lên" chống lại các biện pháp hạn chế chống Covid-19 mới được Thống đốc thuộc đảng Dân chủ Gretchen Whitmer áp dụng cho các trường học, rạp chiếu phim và nhà hàng.

Bài đăng của Atlas, người được cho là ủng hộ chiến lược miễn dịch cộng đồng chống Covid-19, đã khiến nhiều người bức xúc, cho rằng nó thể hiện thái độ không coi trọng nỗ lực đoàn kết chống đại dịch.

Fauci không phải quan chức cấp cao duy nhất kêu gọi chính quyền Trump đàm phán chuyển giao quyền lực để thúc đẩy nỗ lực chống Covid-19. Moncef Slaoui, quan chức phụ trách việc phát triển vaccine dưới chính quyền Trump, cũng chia sẻ với Financial Times rằng ông muốn liên lạc với đội ngũ của Biden, nhưng thêm rằng ông không thể làm vậy nếu chưa có sự cho phép từ Nhà Trắng.

Trong lúc đội ngũ của Biden đang gia tăng áp lực thúc giục khởi động quá trình chuyển giao quyền lực phù hợp, các thành viên trong ban cố vấn Covid-19 do ông thành lập ngày càng tỏ ra lo ngại về những hậu quả có thể xảy ra nếu tình trạng bế tắc tiếp diễn.

Tiến sĩ Celine Gounder, thành viên ban cố vấn, hôm 14/11/2020 nhận xét tình hình dịch bệnh hiện nay giống như một cuộc tấn công khủng bố hay chiến tranh và cần phải có cách phản ứng trơn tru, hợp lý.

"Chúng ta cần được chuẩn bị... Có những điểm mù mà chúng ta không thể lường trước khiến ta dễ bị tổn thương", bà nói.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Michael Osterholm, một thành viên khác trong ban cố vấn, đã than phiền về việc Trump không tham gia tích cực xử lý cuộc khủng hoảng, đồng thời kêu gọi ngay lập tức mở các kênh liên lạc giữa đội ngũ chuyển giao quyền lực và Nhà Trắng.

"Chúng tôi hy vọng trong tương lai rất gần, chúng tôi có thể hợp tác với họ", ông cho hay, cảnh báo về nguy cơ số ca nhiễm mới gia tăng nhanh chóng vào những tháng tới.

Chuyên gia độc lập, tiến sĩ Peter Hotez thuộc Đại học Y Baylor trích dẫn một nghiên cứu cho rằng vào tháng 1/2021, thời điểm tân tổng thống nhậm chức, khoảng 2.500 người Mỹ có thể thiệt mạng vì Covid-19 mỗi ngày. Ông mô tả tình hình dịch bệnh hiện nay là một "thảm họa nhân đạo" mà Tổng thống Trump chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Covid-19 không phải lĩnh vực duy nhất mà Biden bị ngăn chặn đặc quyền chuyển giao vốn thường được cấp cho một tổng thống đắc cử chỉ vài giờ sau khi được tuyên bố chiến thắng. Ông đến nay vẫn chưa được tiếp cận với những báo cáo tình báo mật vốn được cung cấp cho tổng thống và các quan chức cấp cao hàng ngày.

Trong khi phần còn lại của thế giới bắt đầu chấp nhận chiến thắng của Biden, thậm chí một số thượng nghị sĩ Cộng hòa cũng nói rằng ông nên nhận được báo cáo tình báo tổng thống, Trump vẫn quyết tâm khước từ kết quả bầu cử.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh CBS, cựu tổng thống Barack Obama cho rằng hành động của Tổng thống Trump "giống như trẻ con".

"Nếu con gái tôi, trong bất kỳ cuộc thi nào, thua cuộc rồi sau đó bĩu môi và buộc tội bên kia gian lận nhưng không thể đưa ra bằng chứng, chúng tôi sẽ mắng chúng", ông nói.

Trong một cuộc phỏng vấn khác với NPR, Obama chỉ trích đảng Cộng hòa vì không thuyết phục Trump chuyển giao quyền lực giữa thời điểm khủng hoảng như hiện nay. "Hãy nhìn xem, chúng ta đang đối mặt với đại dịch, chúng ta đang rơi vào khủng hoảng kinh tế. Chúng ta đang gặp những vấn đề an ninh quốc gia nghiêm trọng", ông nhấn mạnh.

Biden vẫn tiếp tục nỗ lực kêu gọi Trump hành động ngay bây giờ nhằm giải quyết khủng hoảng. "Cuộc khủng hoảng này cần một phản ứng liên bang mạnh mẽ và tức thời, điều mà đáng tiếc là chúng ta đang thiếu", ông hôm 13/11/2020 tuyên bố. "Tôi là Tổng thống đắc cử nhưng chưa phải tổng thống chính thức cho tới năm sau. Cuộc khủng hoảng không quan tâm đến ngày tháng trên cuốn lịch, nó đang leo thang ngay lúc này".

Tuy nhiên, lời kêu gọi từ Biden có lẽ không thể làm suy suyển mối quan tâm duy nhất của Tổng thống Trump hiện tại: Thất bại trong cuộc bầu cử.


BÌNH LUẬN

Mỗi ngày Donald Trump vẫn tung lên Twitter thông tin về những vụ được cho là gian lận ồ ạt làm vấy bẩn cuộc bầu cử. Ẩn mình trong Nhà Trắng, ông Trump cấm chính quyền của mình liên lạc với ê-kíp của Joe Biden. Hôm thứ Sáu 20/11/2020, phát ngôn viên của Donald Trump, bà Kayleigh Mc Enany đã cố gắng biện minh rằng ông Trump muốn tất cả các lá phiếu hợp pháp phải được kiểm.


Tổng thống Trump tại Nhà Trắng hôm 21/11. Ảnh: Washington Post.

Phần lớn các vụ khởi kiện của ê-kíp tranh cử của ông Trump đều đã thất bại vì thiếu bằng chứng hay nhân chứng khả tín. Hôm 20/11/2020 ông Trump đã xuất hiện trước báo chí nhưng không trả lời câu hỏi của các nhà báo. Ông Trump vẫn giữ niềm tin đã thắng cử và ông là nạn nhân của một âm mưu.

Không thắng được trước tòa án, Donald Trump cố gây áp lực với các dân biểu địa phương. Cũng hôm qua,ông đã tiếp các quan chức đảng Cộng Hòa của bang Michigan chịu trách nhiệm việc xác nhận kết quả bầu cử ở bang. Phe Dân Chủ đánh giá hành động trên là ông Trump lạm dụng quyền lực.


THAM KHẢO

NƯỚC MỸ CÓ MỘT 'CON HỔ GIẬN DỮ', ÔNG BIDEN PHẢI NHỐT NÓ VÀO CHUỒNG
https://zingnews.vn/nuoc-my-co-mot-con-ho-gian-du-ong-biden-phai-nhot-no-vao-chuong-post1154441.html










vendredi 20 novembre 2020

BLOG : Donald Trump, bậc thầy nói dối

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Donald Trump (ảnh: Getty Image)

Nếu chúng ta tìm kiếm trên mạng xã hội USA "Ai là Tổng Thống Mỹ lương thiện nhất?", thì kết quả là Abraham Lincoln, George Washington. Còn nếu ai muốn biết Tổng Thống Mỹ nào nói láo nhiều nhất thì câu trả lời quá dễ, mà không cần tìm tòi trên Internet mất giờ, người đó là : "Donald Trump".

Tổng thống Mỹ D. Trump không chỉ là đứng đầu quân đội Mỹ, mà ông còn đứng đầu về nói dối, theo Washington Post. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày ông Donald Trump nói dối hay nói sai sự thật ít nhất 15 lần. Tổng cộng trong 2 năm làm chủ nhân Nhà Trắng, kể từ tháng 01/2017, vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ nói dối đến 7.600 lần.

Cũng theo nhật báo Mỹ, một trong những lần nói trái sự thật gần đây nhất là khi ông Donald Trump phát biểu trước các binh sĩ Mỹ đang làm nhiệm vụ tại Irak, cho rằng ông là tổng thống Mỹ đầu tiên từ 10 năm nay đã tăng 10% lương cho các binh sĩ. Trên thực tế, lương trả cho các quân nhân được tăng đều mỗi năm kể từ năm 1983 và mức tăng dự kiến cho năm 2019 là 2,6%.

Nhật báo Mỹ nhận thấy dù chuyện nhỏ hay lớn, số lần lời nói dối đã bắt đầu tăng lên trong suốt mùa hè, đạt mức kỷ lục 1.200 lần mỗi tháng vào tháng 10/2018 trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ, rồi giảm xuống còn 900 lần trong tháng 11. Điều này đang làm cho nhiều người dân Mỹ ngày càng cảm thấy ngán ngẩm. Căn cứ vào các dữ liệu xác minh sự việc của báo Mỹ, chỉ có gần 3/10 dân Mỹ còn tin vào những phát biểu dối trá của tổng thống Trump.

Trong một thăm dò khác do Đại học Quinnipiac (Connecticut) thực hiện hồi tháng 11/2018, khoảng 58% số cử tri được hỏi nghĩ rằng tổng thống Trump không trung thực, so với tỷ lệ 36% vẫn còn tin ông.


Donald Trump est-il une menace pour la démocratie américaine ?https://www.rtl.fr/actu/international/donald-trump-est-il-une-menace-pour-la-democratie-americaine-7800925932


BÌNH LUẬN

Khi nhậm chức, bất cứ Tổng Thống Mỹ nào, kể cả Trump phải tuyên thệ lời thề:
 "Tôi long trọng thề rằng tôi sẽ trung thành thực hành, lãnh đạo Văn phòng Tổng Thống Hoa Kỳ, và với tất cả khả năng của tôi, bảo tồn, che chở, và bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ.
(I do solemnly swear that I will faithfully execute the Office of President of the United States, and will to the best of my Ability, preserve, protect and defend the Constitution of the United States)".

Thề nhưng Trump làm ngược lại, đây cũng là một lời nói láo của Trump. Thay vì bảo vệ, Trump lại phỉ báng các cơ quan và nhân viên chính phủ CIA, FBI, Bộ Tư Pháp… không tiếc lời, dù rằng họ không phạm pháp. Gần đây nhất, Trump tweet đe dọa bỏ tù, không nêu ra lý do,  một lô người liên quan đến văn phòng của Independent Counsel đang điều tra xem

Thay vì bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ, bảo vệ danh dự của Văn Phòng Tổng Thống, những hành động của Trump trong phạm vi Tổng Thống chỉ có một mục đích duy nhất là bảo vệ chính mình, Donald Trump.

Ngoài việc nói láo kinh niên,
- Trump người thù vặt, hèn mọn : sa thải những nhân vật trong chức lãnh đạo quan trọng như Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Rex Tillerson, Giám Đốc FBI James Comey bằng Tweet, chính họ cũng không biết mình bị sa thải.
Trump người đê tiện : dùng từ ngữ hạ cấp gọi người khác như Crooked Hillary (Hillary Gian lận - Hillary Clinton), Lyin' Ted (Ted Nói láo - Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz), Cryin' Chuck (Chuck khóc nhè - Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer), ỷ lớn hiếp bé, ức chế mạt sát người khác (Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Jeff Sessions), xem thường luật pháp, coi rẻ người khác, ngoại tình trong khi cưới vợ, khinh rẻ phụ nữ, hăm he bỏ tù người khác vô cớ, kiêu căng, hống hách, khoe khoang.





BLOG : Donal Trump ngăn cản chuyển tiếp quyền lực cho ông Biden

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận 


Donald Trump như một ngọn đèn dầu sắp tắt, trước khi tàn rụi còn lóe sáng lên rồi mới chịu ngủm đi. Ông ta sẽ không còn được núp sau các đặc quyền bảo vệ quyền lực tổng thống để ngăn cản các cuộc điều tra.



Ảnh minh họa: Tổng thống Mỹ Donald Trump. AFP/Mandel Ngan


Tại Hoa Kỳ, theo truyền thống, sau cuộc bầu cử, người thua cuộc phải nhìn nhận thất bại và phối hợp với bên thắng cử chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới.

Tuy nhiên, trong kỳ bầu cử Mỹ năm 2020, tổng thống mãn nhiệm Donald Trump kiên quyết không công nhận thắng lợi của đối thủ, ông Joe Biden, ứng viên đảng Dân chủ. Chủ nhân Nhà Trắng khăng khăng khẳng định có gian lận trong kỳ bỏ phiếu. Thái độ này của ông Trump sẽ có những hệ quả ra sao cho quá trình chuyển tiếp quyền lực ?


Tiến trình chuyển giao quyền lực ?

Tại Mỹ, vấn đề chuyển tiếp quyền lực là một thủ tục được quy định trong Hiến Pháp. Chính quyền sắp mãn nhiệm phải tiến hành một số công việc và phải có sự hợp tác mật thiết với chính quyền sắp tới. Bởi vì, ở Mỹ, tất cả mọi vấn đề phải được chuyển tiếp một cách nhịp nhàng, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc phòng.

Đây là 2 vấn đề then chốt của nước Mỹ. Bất kỳ một khoảng trống nào từ bây giờ cho đến ngày vị tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2021, mà có một biến cố lớn tâm hại đến nền an ninh của Hoa Kỳ thì điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn.

Bởi vì, truyền thống của nước Mỹ cũng như là thái độ của vị tổng thống sắp mãn nhiệm thường không có những hoạt động tích cực, có thể là họ có ý niệm cho rằng là để lại những gánh nặng cho người kế nhiệm nhưng đó chỉ là điều dự đoán.

Tuy nhiên, rõ ràng sự chuyển tiếp này đã bị chính ông Donald Trump ngăn cản. Bởi vì cho đến giờ này, sau gần 2 tuần lễ bầu cử mà ông Donald Trump vẫn chưa chịu chấp nhận là ông ấy đã thất bại.


Donald Trump kiên quyết không công nhận thất bại

Chính vì không công nhận thất bại nên ông ấy ra lệnh cho các viên chức của chính phủ là bất hợp tác với ban chuyển tiếp của ông Joe Biden.

Vì không chấp nhận ông Biden đã thắng cử, cơ quan được gọi là Cơ quan Quản trị các dịch vụ của nước Mỹ (GSA), có trách nhiệm công nhận ông Biden thắng cử cũng bị cản trở. Cơ quan này có 2 nhiệm vụ then chốt:

1. Thứ nhất là phải tìm một nơi cho ban chuyển tiếp của ông Joe Biden về Washington để làm việc, liên lạc với các bộ để có sự chuyển tiếp nhịp nhàng, không có sơ sót trong các hồ sơ hay vấn đề ngân sách của mỗi bộ ...

2. Điều quan trọng thứ hai, chỉ khi nào cơ quan đó chứng nhận ông Joe Biden đã thắng cử và sẽ trở thành tổng thống tương lai của nước Mỹ thì ông Joe Biden và các cố vấn của ông cũng như là vị phó tổng thống là bà Kamala Harris được quyền tham dự và được quyền nhận các báo cáo về an ninhtình báo của Hoa Kỳ.

Thủ tục của nước Mỹ là sau khi một người đắc cử tổng thống thì người đó có quyền và các cơ quan an ninh có bổn phận phải đến thuyết trình ngay lập tức những bản báo cáo về an ninh và tình báo hàng ngày như họ vẫn làm với tổng thống đương nhiệm để có một sự chuyển tiếp.

Tất cả những gì tổng thống đương nhiệm biết về an ninh và tình báo của Hoa Kỳ cho đến ngày ông ấy ra đi, thì bên phía ông Joe Biden cũng phải được biết, như vậy họ mới nắm vững tình hình. Trong khi cho đến giờ này, ông Joe Biden không được hưởng những điều đó và không có quyền liên lạc với các cơ quan an ninh tình báo để mà đòi hỏi được thuyết trình, bởi vì các cơ quan đó phải nhận lệnh từ tổng thống và phải có sự chứng nhận của các cơ quan được đề cập ở trên. Nếu như những cơ quan đó chưa có động tĩnh gì thì các cơ quan an ninh không có quyền đến thuyết trình cho ông Joe Biden. Đây là một điều nguy hiểm cho nền an ninh Hoa Kỳ.  


Bối cảnh dịch bệnh COVID-19

Nước Mỹ trong thời gian 30 ngày qua số người bị lây nhiễm càng ngày càng nhiều khắp nơi trên nước Mỹ. Số liệu do các nhà khoa học hay trường đại học Johns Hopkins công bố cho thấy là ở Mỹ mỗi ngày có trên 200.000 người bị lây nhiễm, các bang như Texas, Washington... số người bị nhiễm bệnh đã vượt quá con số một triệu người và trung bình mỗi tháng ở những nơi đó, có khoảng 1.000 người Mỹ bị chết, tất cả những điều này làm cho người dân Mỹ rất lo sợ.

Nhưng khi ông Donald Trump chậm trễ trong việc trao quyền lực cho Joe Biden dẫn đến việc các cơ quan lo về y tế của Mỹ cũng không thể liên lạc, nói chuyện hay chuyển tiếp các tin tức cũng như là các biện pháp phòng ngừa hay những chính sách ngăn chận dịch bệnh cho phía ông Joe Biden. Đây thật sự là một việc làm nguy hiểm.

Vì lý do này nên trong cuộc họp báo ngày thứ Hai 16/11/2020, ông Joe Biden có nói một cách rõ ràng là nếu không có sự chuyển giao quyền lực mau chóng và chúng tôi không được tiếp xúc với vấn đề y tế và các viên chức phụ trách kiểm soát dịch bệnh, thì từ giờ cho đến tháng 12, bởi vì mùa này là mùa lạnh, mùa thu của nước Mỹ và sắp sửa sang mùa đông, khó diệt trừ vi khuẩn, nên người ta dự đoán nước Mỹ sẽ có một cuộc khủng hoảng y tế từ giờ cho đến khi ông Joe Biden nhậm chức.

Nguồnhttps://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201118-donald-trump-chuyen-tiep-quyen-luc-an-ninh


BÌNH LUẬN

Xác nhận kết quả vốn chỉ là một bước mang tính hình thức sau khi giới chức bầu cử địa phương hoàn tất việc kiểm phiếu, đánh giá lại quy trình để đảm bảo các phiếu bầu hợp lệ và điều tra nếu có những chênh lệch. Thông thường, quy trình này do ủy ban bầu cử địa phương đảm nhiệm, sau đó kết quả sẽ được xác nhận ở cấp bang. Tuy nhiên, do đến nay ông Trump vẫn chưa nhận thua và tiếp tục đưa ra những cáo buộc thiếu căn cứ về gian lận bầu cử nên quy trình này trở thành một khâu quan trọng, đáng chú ý.

Đội ngũ của ông Trump không còn nhiều thời gian bởi khiếu nại kiểm lại phiếu hay các vụ kiện tụng cuối cùng cũng sẽ phải khép lại bởi các bang phải hoàn tất việc chứng nhận kết quả trước ngày 8/12/2020 để Đại cử tri đoàn bỏ phiếu chính thức bầu ra tổng thống mới vào ngày 14/12/2020.

Các chuyên gia pháp lý cho rằng, những nỗ lực mới nhất này của ông Trump cũng sẽ khó thành công. Theo họ, chiến lược mới của ông Trump cho thấy một sự tác động chưa từng có tiền lệ của một tổng thống đương nhiệm vào các thể chế dân chủ. Joshua Douglas, giáo sư luật tại Đại học Kentucky, nhận định việc đội ngũ của ông Trump làm trì hoãn hoặc ngăn cản quy trình xác nhận kết quả bầu cử là chưa từng có tiền lệ.


THAM KHẢO

NƯỚC MỸ CÓ MỘT 'CON HỔ GIẬN DỮ', ÔNG BIDEN PHẢI NHỐT NÓ VÀO CHUỒNG
https://zingnews.vn/nuoc-my-co-mot-con-ho-gian-du-ong-biden-phai-nhot-no-vao-chuong-post1154441.html