Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Khi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão kết nối mọi ngõ ngách trên thế giới, internet được coi là một công cụ đắc lực phục vụ và đem lại lợi ích to lớn cho con người, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn bao giờ hết.
Bị phạt tù vì tội danh xúc phạm người khác trên mạng
Trung Quốc có lẽ là quốc gia có luật Internet chặt chẽ nhất. “Tường lửa Vạn Lý Trường Thành” chặn hàng triệu trang web của Trung Quốc. Tường lửa này cũng cấm người dân đăng tải các bình luận không chính thống lên các trang như Facebook và Twitter.
Trung Quốc có hơn 60 điều lệ Internet và được cho là có 30.000 cảnh sát mạng để kiểm soát Internet. Các cửa hàng cafe Internet tại nước này đều ghi lại mọi hoạt động của người dùng. Nhà chức trách Trung Quốc vừa ban hành các quy định mới nhằm ngăn chặn tình trạng lan truyền lời đồn hoặc thông tin sai sự thật trên Internet. Văn bản của Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc (có hiệu lực từ ngày 10-9-2013) quy định một bài viết trên mạng có tính bôi nhọ được chuyển tiếp hơn 500 lần hoặc hơn có thể khiến tác giả ngồi tù 3 năm. Ngoài ra, những ai viết bài khiến người đọc tổn thương tâm lý, gây hại cho bản thân hoặc dẫn đến tự sát cũng phải lĩnh mức án 3 năm tù giam. Các “hành vi nghiêm trọng” khác bao gồm viết bài kích động xung đột sắc tộc - tôn giáo, phá hoại hình ảnh quốc gia hoặc “gây tác động quốc tế không tốt”.
Xử lý nghiêm khắc thông tin xấu trên mạng
Mới đây, cơ quan chức năng của Thổ Nhĩ Kỳ tại thành phố Izmir đã bắt giữ 24 đối tượng bị tình nghi đã xúi dục bất ổn thông qua các mạng xã hội và tuyên truyền chống chính phủ. Tiếp đó, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ ở thành phố Adana bắt giữ 13 blogger bị cáo buộc đã phát tán trên Internet thông tin kích động lật đổ, chuẩn bị các hoạt động phá hoại, lôi kéo dân chúng xuống đường. Cơ quan an ninh Adana cho rằng, nhóm blogger này “sử dụng các mạng xã hội để lan truyền những tuyên cáo kích động sự bất mãn và giận dữ”. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, đã nhận định dịch vụ blog cá nhân Twitter xâm hại sự bình yên của đất nước, là nguồn phát tán các thông tin sai lạc.
Cũng nhằm mục đích hạn chế những tiêu cực do các blogger đưa trên mạng có thể ảnh hưởng đến trật tự xã hội, trong 6 tháng đầu năm nay, chính phủ Singapore đã yêu cầu Yahoo cung cấp các thông số chủ yếu liên quan tới các vụ điều tra tội phạm. Một quy định có hiệu lực từ 1/6/2013 buộc các trang tin có ít nhất 50.000 người truy cập từ Singapore hàng tháng và hàng tuần có ít nhất 1 tin về xã hội Singapore thì trong 2 tháng trở lên phải xin giấy phép hoạt động.
Tại Mỹ, Cục Điều tra Liên bang FBI vừa thành lập một lực lượng mới có nhiệm vụ phát triển các công nghệ có khả năng kiểm soát thông tin trên Internet cũng như các liên lạc bằng điện thoại di động. Trung tâm Hỗ trợ truyền thông nội địa, tên gọi của lực lượng mới này, hoạt động bí mật và có nhiệm vụ chính là phát triển các công nghệ theo dõi, nhằm giúp cảnh sát theo sát các nghi phạm khi chúng dùng công nghệ hiện đại để liên lạc với nhau.
Mới đây, chính phủ Anh công bố dự thảo kế hoạch giám sát tất cả thông tin đăng nhập, cuộc hội thoại hay thư điện tử trên Internet và mạng điện thoại. Không chỉ giám sát các hoạt động trao đổi thông tin trực tuyến, nhà chức trách tại Anh còn tuyên bố những ai kháng cự kế hoạch trên chỉ có thể là tội phạm mạng hoặc các tổ chức chống chính quyền.
Luật hóa chặt chẽ, khắt khe các vấn đề trên mạng
Nằm trong tiến trình luật hóa Internet, Tổng thống Philippines Beniqno Aquino vừa ký ban hành luật kiểm soát các trang web độc hại. Ngoài các tội danh mang tính chất hình sự thì tội vu khống hoặc phỉ báng đang khiến nhiều người sử dụng Internet ở Philippines và nhiều nước tỏ ra khá lúng túng khi xử lý. Trong luật mới của Philippines có các bản án tù khá nặng nề với tội phỉ báng trực tuyến.
Các tiểu vương quốc Ả-Rập Thống nhất có hệ thống tường lửa chặn mọi dữ liệu liên quan đến khiêu dâm, chặn các phòng chat, các trang web hẹn hò và thậm chí chặn cả các dịch vụ như Skype hay các trang web như Flickr. Tường lửa này mạnh đến nỗi đôi khi ngay cả việc tìm kiếm một từ nào đó cũng bị chặn. Một số trang của Wikipedia cũng bị chặn tại quốc gia này.
Còn ở Jordan, chính phủ đã yêu cầu các cửa hàng cafe cài đặt phần mềm chặn truy cập các trang web liên quan đến đánh bạc, phỉ báng tôn giáo và các trang web được chính phủ cho là không phù hợp. Các quán cafe cũng bị yêu cầu phải lưu lại các thông tin của người dùng Internet như tên và mã số xã hội.
Dù sống tại một trong những quốc gia đi đầu về Internet nhưng người dân Hàn Quốc lại không có được quyền tự do truy cập mạng. Để gửi bài viết, hay kể cả bình luận lên mạng buộc phải có số chứng minh nhân dân. Nếu bị phát hiện bình luận giấu tên trên các blog có trên 10.000 người đọc tại Hàn Quốc sẽ bị phạt tù lên tới 5 năm.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire