Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Nhiều nơi diễn ra có hệ thống, có tổ chức, có đường dây, bằng cả trao đổi các yếu tố vật chất và phi vật chất... Hệ quả là các đối tượng tham gia "CCCQ" liên kết thành bè cánh, phe nhóm, đường dây, "nhóm lợi ích", "cánh hẩu". Đó chính là các nhóm lợi ích kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhóm lợi ích chính trị kiểu "chủ nghĩa gia tộc" hay "chủ nghĩa thân hữu".
Ông Phạm Cao Phong cho biết: "Chủ nghĩa bè phái" cũng là biểu hiện của chạy chức, chạy quyền, không chạy ngay bổ nhiệm lần này nhưng lại chạy cho các đợt bổ nhiệm trong tương lai. Thứ hai, nếu chúng ta không chống chạy chức chạy quyền thì trong xã hội sẽ triệt tiêu tinh thần phấn đấu của anh chị em, cán bộ đảng viên. Vì không cần phấn đấu, cứ theo chạy chức chạy quyền là được đề bạt và triệt tiêu các ý tưởng khoa học của các nhà khoa học, của những người làm công tác chuyên môn".
Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn cho biết: "Người đi thanh tra, kiểm tra mà ngại, thậm chí còn sợ thì Nghị quyết khó mà đi vào cuộc sống được. Quá trình tổ chức thực hiện phải có dũng khí vì đụng đến vấn đề kiểm tra giám sát, kiểm soát quyền lực là đụng đến người có chức có quyền, đã là người có chức có quyền thì càng không dễ dàng. Tôi cho rằng, Quy định là một chuyện nhưng chuyện đi vào cuộc sống thì tổ chức, cơ quan phải miễn dịch với vấn đề tiêu cực. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra không phải lo lắng gì đến việc bị trả thù, trù úm".
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định: "Lợi ích thiết thực của thi tuyển là giải quyết được nhiều vấn đề, tránh cục bộ trong từng vụ, từng cơ quan đơn vị mình. Tránh tình trạng nằm trong quy hoạch và xếp thứ tự. Việc xếp tuần tự thứ tự những người công tác lâu năm được ưu tiên chọn trước. Có thi điều kiện như nhau thì cơ hội ngang nhau và khắc phục tình trạng "CCCQ", "bổ nhiệm thân quen".
TBT & CTN Nguyễn Phú Trọng đã từng nêu thẳng vấn đề: "Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc nhiều người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại là sai?...". Rõ ràng, việc "CCCQ", tệ tham nhũng đã chi phối nhiều khâu trong công tác cán bộ, từ lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đến quy hoạch, luân chuyển, đánh giá, bổ nhiệm.
Ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu công tác cán bộ nên không phải băn khoăn để chạy lên tìm người nọ, người kia tác động. Chúng tôi là những người có trách nhiệm quán xuyến việc này. Những ai chạy chức chạy quyền dứt khoát không dùng và tiếp tay cho chạy chức chạy quyền thì phải kỷ luật. Xây dựng công tác cán bộ trong sạch, lành mạnh, dân chủ, khách quan, trung thực để tìm ra đội ngũ cán bộ thực sự trong sáng, tinh thông và gương mẫu".
Chống "CCCQ" là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng hết sức cần thiết. Vấn quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ bằng thể chế, cơ chế. Đồng thời, đẩy nhanh việc bố trí bí thư cấp ủy tỉnh, huyện không phải là người địa phương để hạn chế, khắc phục tình trạng bổ nhiệm người nhà, dòng họ, cục bộ địa phương. Trên cơ sở thí điểm, cần sớm đẩy mạnh và mở rộng áp dụng hình thức thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước để khắc phục cho được tình trạng "chạy chức, chạy quyền".
BÌNH LUẬN
Vấn nạn chạy chức, chạy quyền… thì ở xã hội nào cũng có, thời nào cũng có. Phải chăng nó tùy thuộc vào cách thức tổ chức quản lý xã hội của bộ máy nhà nước ở mỗi quốc gia, vào các giai đoạn lịch sử khác nhau, vấn nạn này xảy ra ít hay nhiều mà thôi. Nói như vậy, không có nghĩa là xã hội chấp nhận sự tồn tại của vấn nạn chạy chức, chạy quyền… Không, chắc chắn là không! Bài học được đúc rút từ xa xưa tới nay cho thấy, vấn nạn “mua quan, bán chức” sẽ làm cho bộ máy nhà nước rối ren, dân chúng bất bình…
Nhận diện 6 hành vi chạy chức, chạy quyền
http://ttvn.vn/chinh-tri/nhan-dien-6-hanh-vi-chay-chuc-chay-quyen-20190930082603739.htm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire