Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, hôm 29/6/2019.
Theo Bloomberg - Các lệnh cấm của chính quyền Trump hồi tháng trước nhằm cắt đứt nguồn cung linh kiện và công nghệ Mỹ cho Huawei đánh dấu bước leo thang trong cuộc đối đấu thương mại Mỹ - Trung, sau khi Trump nâng thuế lên mức 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Việc đưa Huawei vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ được nhìn nhận như là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Mỹ và Trung Quốc đang sa vào một cuộc "Chiến tranh Lạnh mới".
Trump trước đó hứng chỉ trích của các nghị sĩ Mỹ có quan điểm cứng rắn về vấn đề an ninh, khi ông nói rằng có thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Huawei để đổi lấy một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Việc Trump để các công ty công nghệ Mỹ tiếp tục bán hàng cho Huawei dường như là bước tiến quan trọng để hướng đến mục tiêu đó và phát đi tín hiệu rằng ông quan tâm đến việc bán các sản phẩm Mỹ cho Trung Quốc hơn là đẩy hai nước vào một cuộc "Chiến tranh Lạnh công nghệ" khốc liệt không kém chiến tranh thương mại. Về lâu dài, khuynh hướng kinh doanh này có thể ảnh hưởng lớn tới hướng đi của mối quan hệ Mỹ - Trung hơn là thỏa thuận ngừng áp thuế và nối lại đàm phán thương mại mà Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập vừa đạt được sau cuộc gặp ở Osaka.
Ngoài động thái liên quan đến Huawei, Mỹ và Trung Quốc không đạt được tiến bộ nào khác tại Osaka cho thấy hai nước sắp tiến gần đến một giải pháp chấm dứt chiến tranh thương mại, Scott Kennedy, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở Washington, nhận định. "Đây có thể là thông tin mà thị trường muốn nghe nhưng không thực sự đưa chúng ta đến gần với việc giải quyết các bất đồng sâu sắc giữa đôi bên", ông nói.
Giới quan sát đánh giá động thái nhượng bộ Huawei của Trump hôm 29/6/219 cho thấy ông muốn ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hơn là dấn thân vào chiến trường công nghệ trong cuộc cạnh tranh với nước này.
BÌNH LUẬN
- những trả đũa "không mua nông sản" (Trung Quốc đã hủy đơn hàng mua đậu tương) gây thiệt hại cho nông gia Mỹ, dẫn đến hệ lụy mất phiếu ở những tiểu bang Mỹ.
- những tập đoàn kinh tế lớn Mỹ vì lợi ích riêng tư, khi bị hao tổn vì thương chiến sẽ nhập về phe Dân Chủ, sẽ có hại đến kết quả bầu cử 2020.
- nếu áp toàn bộ thuế lên hàng TQ thì thương tổn ngược về nền Kinh Tế Mỹ.
- nền mậu dịch toàn cầu suy giảm, ảnh hường khắp nơi . .
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí nối lại các cuộc đàm phán giữa hai bên tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Osaka, Nhật Bản tuần trước. Hai lãnh đạo cũng thống nhất "ngừng bắn thương mại", không áp thêm thuế vào hàng hóa lẫn nhau trong quá trình đàm phán.
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được khởi động từ cuối năm ngoái, nhưng sụp đổ hồi tháng 5 khi Washington cáo buộc Bắc Kinh rút lại các cam kết trong bản dự thảo đã được nhất trí trước đó. Sau khi đàm phán đổ vỡ, Trump quyết định áp thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Mỹ.
Để đáp trả, Trung Quốc tăng thuế 25% với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ, đồng thời cho rằng chính các "yêu sách quá đáng" của Washington khiến căng thẳng thương mại leo thang.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire