Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Viêm gan B là bệnh gan phổ biến do vi rút HBV gây ra, căn bệnh diễn biến âm thầm dễ lây lan nhưng hết sức nguy hiểm đối với xã hội. Nắm bắt được các con đường lây lan sẽ hạn chế được việc nhiễm bệnh cho bản thân và xã hội.
Virus viêm gan B - kẻ giết người nguy hiểm
Viêm gan B là một bệnh lý nguy hiểm về gan gây ra bởi Virus HBV. Chủng loại virus này còn có tên khoa học là Hepatitis B virus, được viết tắt là HBV. Bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường tình dục và lây truyền qua đường máu.
Viêm gan B có 2 loại:
Viêm gan B cấp tính
Bệnh thường xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu tính từ khi bị phơi nhiễm đối với với virus viêm gan B. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến viêm gan B mãn tính ở tỉ lệ khoảng 10%.
Bệnh ở giai đoạn này nếu được điều trị kịp thời sẽ có đến 90% người khỏi bệnh hoàn toàn mà không hề để lại bất cứ di chứng nào.
Dấu hiệu nhận biết xuất hiện ở 40% người bệnh bệnh là
- đau nhức xương khớp,
- chán ăn,
- cơ thể mệt mỏi, sốt,
- cảm cúm, đau ở gan,
- nôn mửa thường xuyên.
Viêm gan B mãn tính
Trong thời gian ủ bệnh, có đến hơn ½ số bệnh nhân không hề có biểu hiện gì và quá trình này có thế kéo dài từ 10 cho đến 25 năm. Còn một số bệnh nhân khác sẽ có các biểu hiện như:
- mẩn ngứa,
- cơ thể mệt mỏi,
- hệ tiêu hóa bị rối loạn,
- vàng mắt,
- vàng da…
Nếu bệnh bị biến chứng lại có xu hướng giảm nhẹ các triệu chứng khiến người bệnh nhầm tưởng bệnh đã được cải thiện chứ không biết rằng virus đang sinh sôi nảy nở và phá hủy một cách nguy hiểm các tế bào trong gan.
Đến khi virus hoạt động trở lại thì đó cũng là thời điểm mà căn bệnh này đã chuyển sang thời kỳ nguy hiểm nhất của nó là ung thư gan và xơ gan.
Viêm gan B có thể gây xơ gan, ung thư gan
Phát hiện viêm gan B bằng xét nghiệm, siêu âm ổ bụng...
- Xét nghiệm công thức máu:
nếu có bệnh nó sẽ biểu hiện ở sự bất thường về chỉ số của bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu…
- Siêu âm ổ bụng như siêu âm gan, siêu âm mật…
- Miễn dịch học: anti HBs, IgM anti HBC, HbeAg hayy HbsAg….
Ngoài ra, tùy thuộc đặc trưng của từng bệnh nhân mà Bác sĩ còn có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm nữa để xác định bệnh đang ở giai đoạn nào để có liệu pháp điều trị hợp lý…
Triệu chứng thường gặp bệnh viêm gan B
Y học hiện đại đặt tên cho căn bệnh này là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó không có biểu hiện gì trong thời gian đầu khiến người bệnh chủ quan cho đến khi chuyển sang thời kỳ nguy hiểm mới biểu hiện ra ngoài.
Một số dấu hiệu khi mắc bệnh viêm gan B:
- Nổi ban đỏ trên da,
- Cơ thể mệt mỏi,
- Đau nhức xương khớp,
- Vàng da, vàng mắt.
Ngoài ra, còn có những biểu hiện khác nữa như:
- phân thay đổi màu sang xanh xám,
- chán ăn,
- ăn không ngon miệng,
- sốt nhẹ,
- đau bụng,
- buồn nôn,
- ngứa ngáy trên cơ thể.
Một số bệnh nhân có biểu hiện mạch máu nổi lên rất rõ trên da giống như mạng nhện vậy. Bước nguy hiểm cuối cùng là bệnh chuyển sang ung thư gan, xơ gan gây tử vong.
Các triệu chứng của bệnh viêm gan B
Nguyên nhân gây viêm gan B
Căn bệnh này sinh ra là do một loại virus HBV gây ra. Nó có thể lây qua đường tình dục nếu bạn quan hệ với người bị bệnh hoặc dùng chung bơm kim tiêm với người bệnh mà chưa được khử trùng đúng cách.
Ngoài ra, bệnh có thể lây qua dịch của cơ thể hay lây qua đường máu như:
- sữa mẹ,
- dịch tiết ra từ âm đạo,
- nước bọt,
- mủ sinh ra từ vết thương của người bệnh hay từ tinh dịch…
Mẹ bầu mang bệnh cũng có thể khiến trẻ sinh ra mắc căn bệnh này.
Viêm gan B lây qua đường nào?
Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm vì hầu như ai cũng ý thức được sự nguy hiểm của căn bệnh này và muốn tham khảo để biết cách phòng tránh. Bệnh viêm gan B lây truyền qua 3 con đường chính sau đây:
Bệnh lây truyền qua đường tình dục:
Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh thì bạn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh.
Bệnh lây truyền qua đường máu:
Nhận máu từ người mắc bệnh thì hiển nhiên bạn sẽ bị căn bệnh quái ác nay. Hay đơn giản hơn nếu dùng chung bơm kim tiêm cùng người bệnh bạn cũng có khả năng mắc bệnh này.
Bệnh lây truyền từ mẹ sang con:
Nếu mẹ mang bầu bị bệnh thì khả năng truyền sang con rất cao lên đến 90%. Vì thế, trước khi mang bầu các bà mẹ thường được khuyến cáo tiêm phòng và khám sàng lọc. Để phòng trừ bệnh này cho trẻ sơ sinh tiêm phòng cho bé ngay sau khi sinh trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi sinh.
Viêm gan B có lây qua tuyến nước bọt không?
Có thể! Thông thường trong nước bọt có rất ít vi rút viêm gan B, nhưng với những người có tổn thương khoang miệng như nhiệt miệng, chảy máu chân răng...thì trong miệng lại có rất nhiều vi rút, điều này có thể làm lây nhiễm viêm gan B
Các con đường lây nhiễm bệnh viêm gan B
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
Đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm và cực kỳ khó kiểm soát. Nó có thể lây nhiễm bằng nhiều cách với tốc độ lây truyền còn nhanh hơn cả căn bệnh HIV từng khiến cả thế giới phải khiếp sợ.
Điều nguy hiểm nữa của căn bệnh này là nó có thời gian ủ bệnh quá dài và đa phần trong khoảng đó, người bệnh không hề có biểu hiện bất thường nào nên không có ý thức thăm khám để phát hiện bệnh.
Đến khi bệnh biểu hiện ra ngoài thì đã chuyển sang thể mãn tính, biến chứng sang những mối nguy lớn hơn là xơ gan và ung thư gan có thể cướp đi sinh mạng con người bất cứ khi nào.
Viêm gan B có chữa được không?
Bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế liệu có điều trị được không?
Thực tế, việc bệnh có được chữa khỏi hay không còn tùy thuộc vào thời kỳ bạn phát hiện ra bệnh.
Nếu bạn phát hiện ra bệnh sớm trong thời gian diễn biến cấp tính ngắn thì tỉ lệ chữa khỏi bệnh hoàn toàn rất cao lên đến 90% với các liệu pháp điều trị đúng đắn, khoa học. 10% trong số bệnh nhân cấp tính đó sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và có thể bị xơ gan, ung thư gan.
Người bị bệnh viêm gan B nên làm gì?
Người nhiễm bệnh tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có phương pháp điều trị hợp lý. Nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính có thể điều trị tại nhà kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý.
Nếu ở dạng mãn tính thì cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa
Tối nhất khi biết mình mắc viêm gan B nên tới cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn chữa bệnh và phòng bệnh cho những người xung quanh
Viêm gan B kiêng ăn gì?
Người bệnh này nên kiêng :
- uống rượu bia,
- hút thuốc hay là dùng các loại đồ uống có cồn.
- Ăn uống khoa học,
- đúng bữa,
- kiêng các món chiên,
- xào,
- nội tạng động vật,
Viêm gan B sống được bao lâu?
Tuổi thọ của người viêm gan B dài hay ngắn còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố. Đó là mức độ bệnh, quá trình điều trị và thể trạng người dùng. Nếu bệnh ở mức cấp tính bạn có thể điều điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm.
Ngược lại, ở thể mãn tính, nguy cơ tử vong sẽ cao nếu để chuyển sang xơ gan và ung thư gan và không có phác đồ điều trị phù hợp. Với những người bị bình thường có lối sống khoa học, tuân thủ phác đồ điều trị có thể sống tới 90 tuổi.
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B rất khó chữa nên để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và toàn xã hội thì bạn nên biết cách ngăn ngừa căn bệnh này đúng cách. Nếu là trẻ sơ sinh sau khi vừa mới chào đời trong vòng 24 tiếng đồng hồ nên tiêm ngay vacxin chống viêm gan B.
Ngoài ra, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn thường xuyên tiếp xúc với những người bệnh cũng nên tiêm chủng ngừa để đảm bảo an toàn. Tại tất cả trung tâm y tế dự phòng hay bệnh viện đều có vắc xin phòng ngừa viêm gan B
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire