Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Theo BBC 16//01/2019 - 202 phiếu thuận và tới 432 phiếu chống, Hạ viện Anh đã chính thức không thông qua kế hoạch Brexit trong cuộc bỏ phiếu tối 15/1/2019 (giờ địa phương). Thủ tướng Anh nhiều khả năng sẽ phải đối diện cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong thời gian tới.
Thủ tướng Anh tỏ ra quyết tâm theo đuổi Brexit đến cùng bất chấp kết quả bỏ phiếu
Với khoảng cách lên tới 230 phiếu, đây có thể coi là thất bại "chưa từng có'' trong lịch sử Hạ viện hiện đại, The Guardian nhận định. Trong số đó, có tới 118 phiếu chống thuộc các nghị sĩ nằm trong chính đảng Bảo thủ cầm quyền của bà May.
Thủ tướng May đã ngay lập tức thừa nhận thất bại của Chính phủ và chấp nhận đề nghị của các nghị sĩ, đó là tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của bà.
Hạ viện Anh bác bỏ thỏa thuận Brexit của chính phủ Thủ tướng Theresa May với số phiếu áp đảo. Ảnh: BBC
"Hạ viện đã lên tiếng và Chính phủ sẽ lắng nghe. Rõ ràng Hạ viện đã không ủng hộ thỏa thuận này, nhưng cuộc bỏ phiếu tối nay chẳng cho thấy được rằng nó đang ủng hộ điều gì", bà May nói.
Thủ lĩnh Công đảng đối lập Jeremy Corbyn
Ngay trong tối 15/1/2019, thủ lĩnh Công đảng đối lập Jeremy Corbyn cũng xác nhận ông đã chính thức đệ trình yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của bà May. Ông cho biết yêu cầu này được ủng hộ bởi các nhà lãnh đạo phe đối lập khác và dự định sẽ bỏ phiếu trong ngày 16/1/2019.
"Đây là một thất bại thảm hại. Quốc hội đã đưa ra phán quyết về thỏa thuận của Thủ tướng. Mọi sự trì hoãn và phủ nhận phải chấm dứt", ông nói.
Thủ tướng May từng vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nếu bà không thể thành công trong lần bỏ phiếu này, nhiều khả năng nước Anh sẽ phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn để lựa chọn một Chính phủ mới.
Năm 2016, người Anh chọn "ly hôn'' Liên minh châu Âu (EU). Sau 2 năm xây dựng thỏa thuận với các cuộc đàm phán kéo dài, Thủ tướng May và chính phủ của bà đã đạt được khung thỏa thuận Brexit với EU, nhưng lại vấp phải sự phản đối của chính các nghị sĩ trong nước.
Sự phản đối đã buộc Thủ tướng May phải lùi thời hạn bỏ phiếu Brexit tại Quốc hội từ tháng 12 năm ngoái sang tháng 1 năm nay, nhằm có thêm thời gian thương lượng và nhận được sự ủng hộ từ các Hạ viện. Song, kết quả bỏ phiếu ngày 15/1/2019 cho thấy, điều đó đã không xảy ra.
Cựu Ngoại trưởng Anh Borish Johnson
Cựu Ngoại trưởng Anh Borish Johnson cho rằng thất bại nặng nề trong cuộc bỏ phiếu đồng nghĩa với một "nhiệm vụ khổng lồ" dành cho Thủ tướng, đó là trở lại Brussels và tìm kiếm một thỏa thuận tốt hơn.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk
Sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, người phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã bày tỏ lấy làm tiếc về kết quả cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Anh. Người phát ngôn nêu rõ: "Chúng tôi lấy làm tiếc về kết quả cuộc bỏ phiếu và kêu gọi Chính phủ Anh nêu rõ ý định của mình về những bước đi tiếp theo càng sớm càng tốt."
BÌNH LUẬN
Rạng sáng 16/1/2019 (giờ Việt Nam), thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Anh Theresa May cùng các cộng sự dốc lòng soạn thảo và đàm phán trong suốt hai năm qua đã được bỏ phiếu tại Hạ viện. Tuy nhiên, không có bất ngờ nào xảy ra bởi các nghị sĩ thẳng thừng bác bỏ thỏa thuận nêu trên, đẩy nước Anh vào thế “hỗn loạn” trước thời điểm chính thức “ly hôn” Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 29/3/219 tới.
Thủ tướng Anh thất bại cay đắng trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện ngày 16/1/2019.
Ảnh: Simon Dawson/Pool.
Truyền thông Anh gọi kết quả của cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Anh rời EU (Brexit) lần này là “đòn giáng chí mạng” vào Thủ tướng Theresa May, với số phiếu chênh lệnh ngoài sức tưởng tượng là 432 phiếu chống và 202 phiếu ủng hộ. Đây cũng đồng thời được coi là thất bại tồi tệ nhất của Chính phủ Anh trong lịch sử 95 năm tại Quốc hội.
Ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu, thủ lĩnh Công đảng đối lập Jeremy Corbyn cho biết, ông đã chính thức đệ trình một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ của bà May nhưng Thủ tướng Theresa May nhận được 325 phiếu ủng hộ, 306 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu ở quốc hội ngày 16/1. Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, May nói rằng bà "hài lòng" khi quốc hội tin tưởng vào chính phủ và cho biết bà sẽ tiếp tục làm việc để đưa Anh rời khỏi EU, theo Reuters.
Kịch bản về trưng cầu dân ý lần 2 sẽ chỉ phản ánh sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Anh.
Ảnh: standard.co.uk
Hầu hết các lãnh đạo châu Âu đều bày tỏ nuối tiếc và lo lắng sau kết quả bỏ phiếu tại Hạ viện Anh ngày 16/1. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Áo Sebastien Kurz, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki bác bỏ khả năng đàm phán lại thỏa thuận, nhưng thúc giục chính phủ Anh phải nhanh chóng ngăn chặn quá trình rời khỏi EU của Anh mà không có bất kỳ thỏa thuận nào.
Các lãnh đạo cho biết sẵn sàng giúp Anh tránh một Brexit cứng liên quan đến đường biên giới với Ireland, cũng như đảm bảo mối quan hệ trong tương lai.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire