Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ nhận định anh Cà Rê hiểu biết pháp luật hạn chế và hoàn cảnh khó khăn nên có thể đề xuất UBND TP Cần Thơ miễn phạt thợ điện này.
Sáng 28/10/2018, ông Trần Quốc Hà, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP Cần Thơ, cho biết sau khi có chỉ đạo của cấp trên, đơn vị đã bàn hướng tham mưu cho UBND TP Cần Thơ về việc xử lý vụ anh thợ điện đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng.
Nếu vì hoàn cảnh khó khăn, vi phạm lần đầu, kiến thức pháp luật còn hạn chế... thì anh Cà Rê sẽ được xem xét miễn phạt 90 triệu đồng.
"Đây chỉ mới là hướng thảo luận, chưa có văn bản chính thức vì hôm nay cuối tuần. Nếu xem xét miễn phạt 100% thì có thể trả lại tang vật 100 USD", ông Hà nêu quan điểm.
Trước đó, trưa 30/1/2018, lực lượng cảnh sát kinh tế bắt quả tang ông Lê Hồng Lực (Giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực - tiệm vàng Thảo Lực) đang thu mua 100 USD của anh Rê, với giá 2.260.000 đồng mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Öng Lê Hồng Lực (tiệm vàng Thảo Lực)
Tiệm vàng Thảo Lực cũng bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng về hành vi mua ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ.
Cho rằng hoàn cảnh khó khăn, không có tiền nộp phạt nên anh Cà Rê đã có đơn xin miễn tiền nộp phạt.
Hiện nay, hầu hết cơ sở kinh doanh, tiệm vàng đều không được cấp phép mua, bán ngoại tệ mà chủ yếu vẫn là tự phát với mác "chợ đen".
Như tại khu vực phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm), nơi vốn được xem là phố ngoại tệ của Hà Nội với hoạt động mua, bán diễn ra rất sôi nổi. Tại một số cơ sở ở đây tỷ giá quy đổi cũng cao hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại.
Dễ nhận ra nhất chính là cơ sở kinh doanh ngoại tệ phải có bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền. Vì các cơ sở này chỉ là đơn vị được tổ chức tín dụng, ngân hàng ủy quyền để trở thành đại lý mua, bán ngoại tệ và tỷ giá tại đây cũng phải công khai tuân thủ theo tổ chức tín dụng ủy quyền.
Đặc biệt, mỗi cửa hàng chỉ được làm đại lý cho một tổ chức tín dụng, và chỉ được đặt tại địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh.
Các tiệm vàng cũng có thể được cấp phép đổi ngoại tệ nếu nằm tại cơ sở lưu trú du lịch 3 sao trở lên; khu vui chơi giải trí có thưởng cho khách nước ngoài; văn phòng bán vé của hãng hàng không; cửa khẩu... Nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất như có nơi giao dịch riêng, được trang bị đầy đủ phương tiện như máy fax, két sắt, tên đại lý đổi tiền tệ...
Ngoài ra, các nhân viên làm việc tại đây phải có giấy xác nhận được tổ chức tín dụng cấp, được đào tạo và tập huyến về kỹ năng nhận biết loại tiền tệ thật, giả... Căn cứ vào một số điểm dễ nhận dạng này, người dân có thể nhận biết đâu là cơ sở kinh doanh ngoại tệ hợp pháp, tránh trường hợp bị xử phạt hàng chục triệu đồng chỉ vì đổi số lượng nhỏ ngoại tệ.
Theo cá nhân tôi, thuận tình theo hướng trả lại 100 USD cho anh Rê và miễn phạt toàn bộ là hợp lý nhất. Tiệm vàng phải là người nắm rõ luật và tư vấn cho những ai chưa hiểu luật khi đến giao dịch. Luật nên cân nhắc điều này.
Tôi là một công dân VN nhưng chưa biết được luật đổi tiền này. Ra ngân hàng đổi phiền phức thủ tục rườm rà lại tiệm vàng đổi cho nhanh. Quy định đưa ra thiếu tính thực tế và truyền thông chưa phát triển.
Phạt về việc đổi tiền khi doanh nghiệp không được phép đổi tiên là đúng. Cái quan trọng là tiệm vàng bị tịch thu kim cưong vô lý mới là vấn đề.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire