Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Theo baomoi.com ngày 21/10/2018 - Túng quẫn do khoản nợ 70 triệu đồng giải quyết hậu quả vụ án trước đó, cộng tiền lãi 300.000 đồng mỗi ngày nên gia đình anh Thành đã tìm đến cái chết.
Đến 11h30 trưa 20/10/2018, cơ quan công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với lực lượng chức năng, Công an huyện Kỳ Anh khám nghiệm xong tử thi 4 nạn nhân được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ trong nhà tại xã Kỳ Hợp (Kỳ Anh), bàn giao cho gia đình để mai táng.
Công an tiến hành khám nghiệm hiện trường - Ảnh: Công an Hà Tĩnh
Tại vùng quê nghèo xã Kỳ Hợp, hàng trăm người dân đã đến tiễn đưa 4 nạn nhân dù trời đổ mưa tầm tã. Nhiều người không kìm được nước mắt tiếc thương cho các nạn nhân xấu số và nỗi đau tột cùng mà gia đình của các nạn nhân phải chịu đựng.
Không ai nói với ai, mỗi người một tay lo mượn bàn ghế, hậu sự để làm lễ tang cho 4 nạn nhân. Không khí tang thương bao trùm cả thôn quê nghèo.
Theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh Thành cùng vợ và hai người con là túng quẫn do nợ nần.
Trên cơ sở kết quả khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân chết của 4 nạn nhân là do treo cổ. Tại hiện trường, bước đầu phát hiện có hai bức thư của vợ chồng nạn nhân để lại với nội dung bí bách nợ nần trong cuộc sống nên tìm đến cái chết.
Trong bức thư tuyệt mệnh, anh Thành xin lỗi người thân, bà con làng xóm, các cơ quan đoàn thể địa phương. Anh Thành nói nguyên nhân tìm đến cái chết là trong vài năm trở lại đây cuộc sống gia đình thực sự vô nghĩa, bế tắc.
“
Trước khi đưa ra quyết định này thì vợ chồng tôi đã đấu tranh suy nghĩ mất rất nhiều thời gian. Mong mọi người hiểu và cảm thông cho chúng tôi. Cuộc sống này chán lắm mọi người à, bao nhiêu áp lực buồn phiền bế tắc dường như không có lối thoát với chúng tôi”, bức thư của anh Thành để lại viết.
Chia sẻ trên VTC News Đại tá Đặng Hoài Sơn – Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “
Cơ quan Điều tra phải tiếp tục xác định yếu tố dẫn đến việc các nạn nhân chết để xử lý; còn nguyên nhân nào dẫn việc các nạn nhân tự treo cổ, yếu tố nào tác động đến tư tưởng của các nạn nhân thì cơ quan công an đang ráo riết để kết luận sớm”.
Về thông tin trên cơ thể anh Nguyễn Tiến Thành có một số viết thương thì ông Sơn trả lời “
việc này cơ quan điều tra đang xác minh làm rõ, sẽ trả lời sau”.
Người dân tập trung tại nơi xảy ra vụ việc. (Ảnh: Tri thức trẻ)
Được biết, anh Thành mồ côi cha mẹ từ nhỏ, gia đình anh thuộc hộ cận nghèo. Ngôi nhà vừa xây do chính quyền địa phương cùng các doanh nghiệp trên địa bàn tài trợ.
Chị Nguyễn Thị Liễu (30 tuổi, chị gái anh Thành) kể lại, cách đây không lâu, anh Thành có vào Quảng Bình và ăn trộm của người dân một chiếc điện thoại 5 triệu đồng và bị công an bắt.
Chị Liễu cũng cho biết thêm, mấy hôm trước người quen đến đòi tiền, nhưng Thành chưa có trả. Tối qua vợ chồng em ấy vẫn vui vẻ với nhau, không hiểu sao giờ lại xảy ra chuyện đau đớn thế này.
Ông Nguyễn Văn Hà (51 tuổi, bố chị Thanh) cho biết, trong quá trình điều tra vụ ăn trộm điện thoại, anh Thành được một người cùng xóm hỗ trợ một số khoản tiền trong quá trình giải quyết hậu quả vụ án.
“
Hơn 1 tuần nay, ngày nào tôi cũng thấy người ta đến nhà con tôi đòi 70 triệu đồng. Vì không có tiền trả nên họ bắt thằng Thành phải trả lãi một ngày 300.000 đồng. Sau khi xảy ra chuyện, họ vẫn đến đòi tiền”, ông Hà kể.
Trước đó, khoảng 6h sáng, chị Nguyễn Thị Liễu sống 1 bên nhà không thấy vợ chồng em trai dậy nên chạy sang gọi. Do căn nhà đang xây dở không có cửa, nên chị Liễu đi thẳng vào bên trong.
Khi vào trong phòng ngủ, chị Liễu chết đứng người khi thấy vợ chồng em trai cùng 2 cháu nhỏ đang trong tư thế treo cổ.
Chị Liễu vội hô hoán người thân, người dân đến cắt dây đưa cả 4 nạn nhân xuống. Tuy nhiên, cả 4 người được xác định đã chết trước đó.
Ông Dương Xuân Tịnh - Công an viên xã Kỳ Hợp cho biết, sáng cùng ngày, khi công an nhận được thông tin sự việc đã lập tức đến bảo vệ hiện trường đồng thời báo lên Công an huyện Kỳ Anh để điều tra vụ việc.
Tại hiện trường, 4 người gồm anh Thành, chị Nguyễn Thị Hà Thanh (SN 1994) cùng 2 con 6 tuổi và 4 tuổi treo cổ trên 1 thanh sắt bắc ngang trong phòng ngủ của gia đình.
Quỳnh Chi (T/h)
BÌNH LUẬN
Không ai biết chính xác đâu là nguyên nhân dẫn đến bốn người trong cùng một gia đình ở Hà Tĩnh treo cổ tự tử.. Nhưng trên báo, người nhà nạn nhân nói về một nhóm đối tượng đòi nợ lãi cao. Họ đòi lúc gia đình còn sống. Và tiếp tục tới đòi ngay cả khi cả gia đình đã quyên sinh. Là một người có người nhà từng vì chuyện nợ nần mà nghĩ quẩn, tôi rất hiểu áp lực của việc vay lãi cắt cổ, và hiểu ngày nào cũng bị người đến nhà đòi tiền đáng sợ thế nào.
Những kịch bản thường giống nhau: ban đầu là ném sơn, mắm tôm, chất thải vào nhà. Rồi đến vác dao, kiếm đến nhà đập phá, chỉ thẳng mặt dọa dẫm, rồi đêm hôm ngang nhiên đến khóa luôn cửa nhà từ bên ngoài. Nếu người vay nợ bỏ trốn, tất cả sự khủng bố này sẽ được trút thẳng sang thân nhân, bất chấp pháp luật.
Hệ lụy của tín dụng đen rất khủng khiếp. Như lời kể của gia đình tại Hà Tĩnh,
vay 70 triệu đồng, lãi tới 300 nghìn/ngày, tức là lãi suất lên tới 156%/năm. Một gia đình ở nông thôn, liệu có thể làm gì để trả nổi khoản lãi ấy, chứ đừng nói đến trả được gốc.
Lãi mẹ đẻ lãi con. Rồi đủ mọi các chiêu trò uy hiếp nhằm thu hồi nợ sẽ thực sự đẩy những con nợ vào một cuộc sống “
bế tắc, không lối thoát".
Trong vài năm gần đây, đã nhiều lần Bộ Công an chỉ rõ tình hình
tội phạm tín dụng đen đang diễn biến phức tạp, nguy cơ nảy sinh nhiều loại tội phạm hình sự khác. Nhưng điều nguy hiểm là tình trạng này vẫn đang ngày càng phổ biến, trong khi người dân thì chưa nhận được sự bảo vệ cần thiết.
Cách đây không lâu báo chí từng đưa tin về vụ việc cô giáo ở TP HCM bị dọa giết, khủng bố bằng kịch bản quen thuộc:
ném đá, tạt sơn, mắm tôm, khóa cửa ngoài nhốt cả gia đình bên trong. Cô không vay nợ ai, cũng không biết về khoản nợ của người thân.
Căn nhà bị "xã hội đen" xịt sơn khoá cửa trước đó.
Nhưng may mắn cho gia đình này là
sau khi cô giáo viết đơn xin "xã hội đen" tha cho để đi dạy và báo chí lên tiếng, chính quyền địa phương đã lập tức vào cuộc. Phường Bình Trị Đông đã cho sơn lại mặt tiền ngôi nhà bị nhóm đòi nợ tạt sơn, viết chữ. Họ đồng thời gắn camera, dựng chốt bảo vệ dân phố gần nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình cô giáo này quay về sinh sống.
Cho vay nặng lãi là một hình thức tội phạm, và sự khủng bố mà những người vay hay người thân của họ, không phải là giao dịch dân sự thông thường: nó là những dấu hiệu tội phạm diễn ra trên một địa bàn cụ thể. Trong câu chuyện của Hà Tĩnh, nếu mức lãi đúng là 300.000 đồng/ngày cho khoản vay 70 triệu, thì đã đủ để xử lý hình sự (vượt qua 7,5% mỗi tháng). Tôi tự hỏi rằng nếu chính quyền địa phương phản ứng nhanh hơn, thì mạng người có được cứu sống?
Tín dụng đen, cho vay nặng lãi, hỗ trợ tài chính.... nghe đến đã rùng mình. Tôi không hiểu các cơ quan chức năng đang làm gì mà để tín dụng đen phát triển, gây hệ luỵ khủng khiếp tới xã hội như vậy.