Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Quả măng cụt (Garcinia mangostana)
Măng cụt (Mangoustanier-Mangosteen) là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Nó cũng là loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút.
Cây măng cụt
Cây măng cụt có nguồn gốc Mã Lai, Nam Dương, từ Malacca qua Moluku, ngày nay bắt gặp khắp Đông Nam Á, Ấn Độ, Myanma cũng như ở Sri Lanka, Philippines, được các nhà truyến giáo đạo Gia tô di thực vào miền Nam Việt Nam, rồi trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một của Việt Nam. Ở đây do khí hậu cũng nóng ấm nên cây dễ mọc. Vì vậy cây không tiến được lên miền Bắc lạnh hơn, xa nhất chỉ đến Huế.
Lợi ích của quả măng cụt
Đang vào mùa măng cụt, bạn nên tranh thủ ăn mỗi ngày. Măng cụt có tới hơn 80 loại vitamin khác nhau. Loại quả này được coi là “siêu trái cây” nhờ các thành phần có chứa trong nó. Trong quả măng cụt có nguồn gốc từ Việt Nam, người ta tìm ra các chất có hoạt tinh ức chế enzyme mạnh góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp...
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, là một loại cây ăn trái phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới, có nguồn gốc ở quần đảo Sunda và Moluccas của Indonesia.
Cây măng cụt phát triển chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á - trong đó thổ nhưỡng của Miền Nam Việt Nam (Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một) rất thích hợp cho loại cây này - và còn thấy ở các nước nhiệt đới Nam Mỹ như Colombia, Kerala ở Ấn Độ và Puerto Rico…
Quả của cây măng cụt có vị ngọt và thơm, hơi xơ, với các múi trắng ngần mọng nước, vỏ màu tím sậm phía bên ngoài nhưng bên trong lại màu đỏ rượu vang rất đẹp khi chín.
Trong mỗi quả, thịt quả ăn được có mùi thơm bao quanh mỗi hạt và mỗi quả có từ 6 đến 18 múi, ăn ngọt thơm ngon rất đặc trưng.
Cũng giống như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường như: sucroza, fructoza, glucoza và có thể có cả maltoza rất có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, trong quả măng cụt có nguồn gốc từ Việt Nam, người ta tìm ra các garcinon A, B, C, D, E, mangostinon, garcimangoson A, B, C, gartanin, egonol, epicatechin, procyanidin và cả benzophenon glucosid là các chất có hoạt tinh ức chế enzyme mạnh góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp...
Măng cụt còn chứa rất nhiều vitamin C và có tới 81 loại vitamin khác. Loại quả này được coi là “siêu trái cây” nhờ các thành phần có chứa trong nó.
Không chỉ có nhiều vitamin, các nhà khoa học còn đo được nồng độ các khoáng chất như sắt, phốt pho, canxi và kali, đặc biệt là chất xơ rất nhiều ở măng cụt. Dưới đây là một số lợi ích của “siêu quả” này.
Chống ung thư
Măng cụt giúp bạn chống chọi ung thư bằng cách giảm bớt nguy cơ tế bào ung thư tăng trưởng. Hợp chất xanthone trong măng cụt có thể giúp bạn chống các loại ung thư như ung thư vú, ruột kết, da và tuyến tiền liệt, theo trang Brinkwire.
Tim khỏe
Các đặc tính chống ô xy hóa của măng cụt giúp bạn giảm stress ô xy hóa do các gốc tự do tạo ra, qua đó giảm hạ thấp rủi ro mắc bệnh tim. Nó cũng giúp chống những cơn đau tim, các tác động của đột quỵ và những thương tích ở tim.
Giảm cân
Măng cụt chứa nhiều nước và chất xơ. Ngoài ra chúng tồn tại trong cơ thể lâu hơn, do cần thời gian dài hơn để tiêu hóa, vì thế bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn và qua đó ngăn chặn những cơn đói cồn cào.
Cải thiện tiêu hóa
Tiêu hóa kém và các vấn đề dạ dày - ruột đã trở nên phổ biến trong thế giới hiện đại, chủ yếu do lối sống không lành mạnh. Hãy thay thế quà ăn vặt bằng măng cụt. Chất xơ trong loại quả này hấp thu nước từ thức ăn và giúp ngăn ngừa táo bón.
Giảm tác động dị ứng
Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất ethanol từ măng cụt giúp giảm dị ứng và chữa trị chứng viêm.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire