jeudi 29 septembre 2016

DU LỊCH : Sân bay Tân Sơn Nhất


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là cảng hàng không quốc tế ở miền Nam Việt Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850 ha đứng thứ nhất về mặt công suất nhà ga (với công suất từ 15-17 triệu lượt khách mỗi năm - quá tải khi lượng hành khách lớn hơn 25 triệu khách/năm, so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 19 triệu, Sân bay Đà Nẵng là 3 triệu) và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Nằm cách trung tâm Sài Gòn -TPHCM 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam. Năm 2014, sân bay này phục vụ 26.546.475 lượt khách, nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới.

Sân bay cũng là trụ sở hoạt động chính của tất cả các hãng hàng không Việt Nam, là nơi đóng trụ sở của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng ở Việt Nam.

Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Sân bay này thuộc sự quản lý và khai thác của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

- Mã IATA: SGN (lấy theo Sài Gòn, tên gọi trước đây của Thành phố Hồ Chí Minh)
- Mã ICAO: VVTS


Lịch sử

Sân bay được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định.

Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất là vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày.

Năm 1938 Pháp cho thành lập Sở Hàng không Dân dụng.

Năm 1956 Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000 m, bằng bê tông. Trong khi đó sân bay do Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500 m, bằng đất đỏ.

Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà. Sau khi Việt Nam thống nhất, sân bay tiếp tục được mở rộng để khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế. Tuy nhiên tính theo diện tích thì sân bay ngày nay (2016) chỉ còn 1/4 đến 1/5 so với phi trường Tân Sơn Nhứt năm 1975.


Hoạt động

- Hiện có 3 hãng hàng không nội địa và 43 hãng hàng không quốc tế (5 hãng bay theo mùa) đang có đường bay đến Tân Sơn Nhất. Nok Air là hãng hàng không mới nhất có đường bay đến sân bay này (từ 10/2015).

- Phí sân bay: 18 đô-la Mỹ (cho các chuyến bay quốc tế). Phí sân bay đã được tính trong vé máy bay. Hành khách không cần phải mua khi đến sân bay như trước đây.

Nhà ga quốc nội

Sau khi khánh thành nhà ga mới, toàn bộ nhà ga quốc tế cũ được chuyển thành nhà ga quốc nội.

Lúc 3:00 sáng ngày 27 tháng 10 năm 2008, nhà ga quốc nội đã cháy lớn. Đến 6:30 sáng cùng ngày, đám cháy mới được dập tắt. Theo kết quả điều tra nguyên nhân vụ cháy là do chập điện, không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại về tài sản là khá nặng. Sự việc khiến nhà ga quốc nội phải ngưng hoạt động từ ngày 27 tháng 10, 2008 để sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại một phần vào ngày 3 tháng 11, 2008, các dịch vụ khác tại nhà ga quốc nội vẫn tiếp tục được sửa chữa. Đến nay, toàn bộ nhà ga quốc nội đã hoàn tất sửa chữa và đưa vào khai thác bình thường trở lại.

Năm 2010, nhà ga nội địa đã phục vụ 8 lượt triệu khách nội địa, đạt công suất tối đa của nhà ga nội địa.

Nhà ga nội địa

Cuối năm 2011, nhà ga nội địa đã được nâng cấp và mở rộng nhằm tăng công suất phục vụ và khai thác lên khoảng 15 triệu khách/năm. Các hạng mục sẽ được cải tạo bao gồm tầng trệt nhà ga nội địa rộng khoảng 22.000 m², tầng lầu 2 rộng 17.000 m² và tầng mái khoảng 22.000 m².

Hiện nay, nhà ga quốc nội với diện tích là 40.048 m², công suất phục vụ hành khách đi lại vào giờ cao điểm là 2.100 hành khách; nhà ga quốc nội có 111 quầy làm thủ tục, một quầy làm thủ tục nối chuyến và một quầy hành lý quá khổ; số cửa boarding: 19; 4 máy soi chiếu hành lý xách tay; 4 cổng từ, 6 băng chuyền hành lý đến, 6 băng chuyền hành lý đi, 9 cửa kiểm tra an ninh, 2 thang máy, 10 thiết bị kiểm tra kim loại cầm tay đưa vào sử dụng, có thể phục vụ tối đa 13 triệu khách mỗi năm.

Nhà ga quốc tế

Nhà ga quốc tế có công suất tối đa 15-17 triệu lượt hành khách/năm với tổng dự toán: 260 triệu USD từ vốn ODA Chính phủ Nhật Bản. Tổng thầu thi công là Tổ hợp Liên danh 4 nhà thầu Nhật Bản (KTOM - Kajima, Taisei, Obayashi, Maeda).

Nhà ga có diện tích: 93.228 m², trong đó diện tích đường và sân đậu ôtô: 78.000 m², diện tích đường tầng: 10.540 m², diện tích đường công vụ: 13.000 m².

Nhà ga được trang bị: 8 lồng đôi dẫn khách cho máy bay cỡ lớn, 6 băng chuyền hành lý đến, 4 băng chuyền hành lý đi, 8 băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay, 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy soi chiếu, 10 cổng từ: 12 cổng ra máy bay, có thể đáp ứng cùng 1 lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm.

Lầu 3 nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất

Công trình nhà ga quốc tế mới đã được đưa vào sử dụng lúc 12h20 ngày 14 tháng 8 năm 2007 với chuyến bay số hiệu TR 328 của hãng Tiger Airways. Nhà ga này đã phục vụ thử một số hãng quốc tế và sau đó đã được chính thức đưa vào sử dụng chính thức kể từ ngày 2 tháng 9 năm 2007.

Khu đến và đi của nhà ga quốc tế được chia thành hai lầu riêng biệt.

Quầy đăng ký đi máy bay (check-in)

Nhà ga quốc tế có 80 quầy làm thủ tục, 1 quầy nối chuyến; 18 quầy thủ tục xuất cảnh, 20 quầy thủ tục nhập cảnh; 2 máy soi hải quan đi và 6 máy soi hải quan đến.

Hiện tại, nhà ga quốc tế có công suất tối đa 12 triệu khách mỗi năm.


Dự án sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai . . .

Theo dự kiến điều chỉnh quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải, tới năm 2015, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đáp ứng được 23,5 triệu lượt khách và hơn 600 ngàn tấn hàng hóa thông qua mỗi năm.

Dự án sân bay quốc tế Long Thành

Phi trường mới

Trong tương lai, sân bay Tân Sơn Nhất là một trong hai sân bay chính của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, chủ yếu phục vụ khách nội địa. Một sân bay quốc tế mới có công suất thiết kế tối đa 100 triệu lượt hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay Quốc tế Long Thành hiện đang được tiến hành thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Tốn kém theo dự định khoảng 15,8 tỷ USD..

Nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất

TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON; Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI cho rằng có thể nâng năng lực vận chuyển của sân bay Tân Sơn Nhất qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Năng cấp từ 20 triệu hành khách/năm như hiện nay lên 56 triệu hành khách/ năm cần xây dựng thêm 3 nhà ga. Đất sẽ dùng sân golf rộng 157 ha và 38 ha đất trống trong khuôn viên sân bay, vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn này dưới 2 tỉ USD.

- Giai đoạn 2: Năng cấp từ 56 triệu hành khách/năm như hiện nay lên 80 triệu hành khách/ năm bằng việc di dời đơn vị Quân đội và các xí nghiệp thuê đất khỏi khu vực Tân Sơn Nhất để có thể xây thêm nhà ga và đường băng mới. Vốn đầu tư của cả giai đoạn này khoảng hơn 1 tỉ USD.

Xây thêm nhà ga

Đây là giải pháp nhằm giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất trong khi chờ đợi sân bay Long Thành hoàn thành. Nhà ga mới sẽ được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 10 hecta, kết nối với các tuyến đường Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám.

Trong quá trình thi công nhà ga, các tuyến đường này cũng được hoàn thành để kết nối đồng bộ với nhà ga.

Theo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, công suất thiết kế của cảng năm 2020 sẽ đạt 25 triệu lượt hành khách/năm. Nhưng trong năm 2015 đã có đến 26,5 triệu lượt, vượt 1,5 triệu lượt và 5 năm.
Dự kiến, trong năm 2016 sẽ có khoảng 30 triệu lượt hành khách lưu thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, năm 2020 là 40 triệu lượt.


Sự cố ngập tại sân bayTân Sơn Nhất do đâu?


Trận lụt lịch sử 26/9 lại làm nổi trở lại câu hỏi về tình trạng ách tắc xe cộ, thoát nước ở một số địa điểm thuộc TP Hồ Chí Minh và một trong các chủ đề mạng xã hội nêu ra là có phải thiết kết, xây dựng xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất là một tác nhân.

Một nhân chứng từ TP Hồ Chí Minh cho BBC Tiếng Việt biết, “lụt nặng chỉ ở khu sân bay và các khu mới xây”.

Các báo Việt Nam hôm 27/9 đồng loạt đưa tin, “Tân Sơn Nhất ngập nặng” khiến nhiều chuyến bay phải hủy hoặc đổi hướng.

Trước đó, hôm 13/9, trang Dân Trí đã đặt câu hỏi, “Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất hễ mưa là ngập?” và cho rằng hệ thống thoát nước tại đây có vấn đề.

Sau trận mưa hôm 26/08 "sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những địa điểm bị ảnh hưởng vì nước dâng cao gây ngập khu vực sân đỗ cũng như các tuyến phố xung quanh và đến đêm, nước trong sân bay vẫn chưa rút hết", theo trang Zing.

'Không phải vì sân golf

Nhưng như trang VietnamNet hôm 12/8 vừa qua trích lời một vị tướng của Bộ Quốc phòng Việt Nam thì việc sân golf ngay cạnh phi cảng hàng không và sân bay quân sự Tân Sơn Nhất 'không làm ách tắc' giao thông.

"Liên quan đến việc làm rõ nguyên nhân tình trạng ách tắc tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Trung tướng Trần Đơn cho biết: “1-2 năm nay râm ran tại Quốc hội, rồi dân hay phản ánh chỗ sân golf trong sân bay. Tôi nghĩ cái này Bộ Quốc phòng đã có trả lời rất nhiều lần rồi.

"Thực ra cái lõm 127 ha trong sân bay, là sân golf bây giờ, báo cáo Phó Thủ tướng là chung quanh đấy đã bố trí các đơn vị phòng không để bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất”.


“Không phải vì cái cái sân golf ấy làm ách tắc Tân Sơn Nhất. Báo cáo Phó Thủ tướng là Bộ Quốc phòng được Thủ tướng cho phép làm sân golf là để cho sạch sẽ thôi.

"Đất đó vẫn là đất dự trữ quốc gia, của quốc phòng, của nhà nước, khi cần thiết thì có thể thu hồi bất cứ lúc nào. Hiện nay có hội nghị ở đây thì tôi nói cho chúng ta hiểu vấn đề cho nó đúng”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định."

Nhà báo Phạm Chí Dũng vừa có bài trên trang Người Việt ra ở Hoa Kỳ hôm 25/9/2016 mô tả chuyện này:

"Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên ‘sân bơi Tân Sơn Nhất’. Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông."

"Nếu không có sân golf quân đội thì Tân Sơn Nhất sẽ có được 80 vị trí đỗ và thêm một đường băng nữa.


"Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó. Hàng loạt đại gia nhóm lợi ích quân đội đã thẳng tay chiếm đoạt một phần Tân Sơn Nhất để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư."

Trang golfasian.com giới thiệu về sân golf Tân Sơn Nhất như sau:
“Sân golf Tân Sơn Nhất có vị trí thuận lợi ngay cạnh sân bay bận rộn nhất Việt Nam (adjacent to Vietnam's busiest airport)”.

“Đây là sân có 156 hectares, 36 lỗ, do hãng Nelson & Haworth Golf Course Architects thiết kết.”

Cũng trang này cho biết sau khi được hoàn tất năm 2015, sân golf Tân Sơn Nhất, “chỉ cách Quận 1 có 30 phút, và nằm ngay sát đường băng phi trường” và có tòa nhà câu lạc bộ chơi golf “thuộc loại lớn nhất châu Á”, đủ sức chứa tới 5.000 người.



dimanche 25 septembre 2016

SỨC KHOẺ :Tránh ung thư gan dành cho người hay uống rượu


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Người hay uống rượu sẽ rất dễ bị bệnh gan do rượu, từ đó dẫn đến ung thư gan. Hãy tham khảo những lời khuyên này sẽ giúp bạn phòng tránh ung thư gan hiệu quả.



Theo Health/SN, người bị bệnh gan do rượu càng ngày càng phổ biến và được xem là loại bệnh của những người ham rượu bia. Bệnh này rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu, nhưng lâu ngày sẽ tiến triển nguy hiểm, nặng nhất là ung thư gan.

Bệnh gan do rượu thường không có dấu hiệu cụ thể, nên việc biết mình mắc bệnh dường như rất khó khăn. Những người thường xuyên uống rượu bia cần phải có kế hoạch đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm.

Thời kỳ mắc bệnh ban đầu nếu được điều trị sớm sẽ có cơ hội điều trị một cách triệt để và hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Tuy nhiên nếu không biết bệnh, để bệnh phát triển đến giai đoạn muộn thì khả năng chữa trị rất khó. Sau thời gian dài mắc bệnh, nếu không ngăn chặn sẽ tiến triển thành xơ gan, rồi sau đó sẽ là ung thư gan.

Vì thế, những người hay uống bia rượu cần khám và chẩn đoán sớm để có sự tiên lượng tốt.


Những lời khuyên cho những người hay uống bia rượu

Bạn trẻ uống bia trong khu vực làng đại học Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Quang Định

- Khi phát hiện bạn bị bệnh viêm gan do rượu, ngay lập tức phải dừng việc uống rượu. Quá trình này phải điều trị bằng thuốc triệt để, phối hợp với chế độ ăn uống khoa học, nhằm phục hồi chức năng gan.

- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tập thể dục đều đặn. Lựa chọn những bài thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe với mức độ từ nhẹ đến nặng.

Khi đã làm quen được với các bài tập, cần tập đều và tăng dần mức độ lên, nhờ đó sẽ đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả hơn. Không nên tập quá lao lực ngay từ đầu sẽ gây ra mệt mỏi.

- Những bệnh nhân bị bệnh gan do rượu không nên uống thuốc tùy tiện, cần phải có đơn thuốc chính xác cho từng giai đoạn bệnh, chế độ ăn uống cân bằng, lượng calo thấp, ít chất béo.

- Không nên ăn quá nhiều cùng lúc, chú ý đến thực đơn ăn uống điều độ và khoa học. Nên nghiên cứu phương pháp lựa chọn món ăn dựa trên nguyên tắc tính lượng protein, chất xơ, nhiều vitamin và ít muối.


Cam quýt là "bảo bối" phòng ngừa bệnh gan do rượu


Người uống quá nhiều bia rượu có thể gây ra bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan và các bệnh khác, bao gồm ung thư gan.

Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân ăn cam quýt mỗi ngày 3-4 quả có khả năng làm giảm tình trạng bệnh cao tới hơn 50% so với những người ăn 1 quả cam/ngày hoặc không ăn cam quýt.

Các chuyên gia tin rằng, bệnh nhân mắc các bệnh viêm gan virus, viêm gan và xơ gan có khả năng đề kháng và chất chống oxy hóa giảm, trong khi cam quýt lại giàu vitamin và có thể làm tăng khả năng chống oxy hóa cao.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, theo tuổi tác, con người sẽ bị xơ vữa động mạch bởi chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, hút thuốc lá và uống rượu làm tăng huyết áp, tăng lipid máu, tiểu đường, béo phì.

Các khảo sát cho thấy, người thường xuyên bổ sung chất carotenoid có tỷ lệ bị xơ cứng động mạch thấp hơn nhiều so với người không bổ sung đủ chất này.

Điều này chứng tỏ, ăn cam quýt bổ sung lượng carotenoid đầy đủ có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch hiệu quả.



mardi 20 septembre 2016

(FR) Tien Giang - Rach Gia - Ca Mau - Can Tho 4 jours / 3 nuits


Tien Giang - Rach Gia - Ca Mau - Can Tho
4 jours / 3 nuits du 17/09 au 20/09/2016



JOUR 1: Saigon - Long An - Tien Giang - Vinh Long - Kien Giang (267 km)

Matin vers 6h, départ de Saigon à My Tho, prend l'autoroute Saigon - Trung Luong. On prend le petit déjeuner à My Tho, visite guidée en car à travers plusieurs quartiers urbains, prendre un coup d'œil à la ville était autrefois très prospère.

My Tho

Ensuite on prendre le bateau pour visiter le paysage verdoyant des vergers sur les îles de Long, Lan, Quy, Phung et Thoi Son, puis visite des fermes du miel, l'atelier de fabrication de bonbons à la noix de coco, des fruits de saison, peut goûter le thé au miel dans les jardins familiaux, écoute la musique traditionnelle et explore la vie dans la rivière jardins d'eau. Le bateau continue d'aller visiter le monument Con Phung Dao Dua.




Après le déjeuner, on se balade à cheval par la route verte bordée pays et ça laisse le temps de profiter du paysage de Ben Tre.




Après-midi, départ à Rach Gia.



Après le dîner, on continue à visiter un tour en car autour du centre ville de Rach Gia, la vie nocturne fréquentée et animée avec de nombreux cafés et restaurants.


JOUR 2: Rach Gia - Ca Mau - Dat Mui (250km)

Le matin, le petit déjeuner et check-out. On départ à Rach Soi, le long de l'autoroute 63, pont Cai Be, traversant le parc national U Minh Thuong puis arrive à la ville de Ca Mau.

Parc national U Minh Thuong

Après le déjeuner, on continuer à visiter en cano Aller/Retour (2h) à Nam Can qui est le dernier kilomètre du Vietnam et regarde Mui Ca Mau, la deuxième plus grande forêt de mangrove du monde.

Cano à Nam Can

Mui Ca Mau

Dans l'après-midi, on quitte Dat Mui et retourne à la ville Ca Mau.

Ville Ca Mau

Nuitée à Ca Mau.


JOUR 3: Ca Mau - Bac Lieu - Soc Trang - Can Tho (180 km)

Dans la matinée, le petit déjeuner et check-out, le car part à Bac Lieu. À l'arrivée, on visite la maison du Prince de Bac Lieu. Ensuite, on continue à visiter Phat bà Nam Hai qui est l'un des centre religieux sacré en Occident.

 Maison du Prince de Bac Lieu

Phat bà Nam Hai

On déjeune à Soc Trang.

Après-midi, on continue à visiter la pagode Chauves-souris et la pagode Argile qui sont deux des plus célèbres pagodes anciennes dans Soc Trang avec une architecture unique, habitats exotiques et beaucoup d'histoires fascinantes.

Pagode Chauves-souris

Pagode Argile

Ensuite, on continue à visiter à la ville Nga Bay (Hau Giang) à haut rendement des jardins de mûriers comme toutes les sortes de fraises... (la tournée d'Avril à Septembre). Check-in à l'arrivée à l'hôtel Can Tho.

Ville Nga Bay (Hau Giang)

Ville Can Tho

Après le dîner, on continue à visiter un tour en car autour du centre ville Can Tho.


JOUR 4: Can Tho - Saigon (175 km)

Dans la matinée, on départ vers le marché flottant Cai Rang, l'un des plus grand marché flottant dans le delta du Mékong, les articles suspendus sur la ligne au sommet du bateau et les touristes apprennent le commerce culturel sur la rivière est très typique du Sud.

Marché flottant Cai Rang

Continuer voiture emmène les visiteurs au jardin touristique My Khanh, le long de la petite route, les touristes marchant dans un espace vert de la prune de jardin, mangue, ramboutan, jacquier, durian ...



Puis on continue à visiter le grand monastère Truc Lam.

Grand monastère Truc Lam

Dans l'après-midi, on retourne à Saigon en passant sur le pont Can Tho et le pont  My Thuan (Vinh Long).

Pont Can Tho

Pont My Thuan

On est arrivée à Saigon vers 17h.

Marché Ben Thanh - Saigon





dimanche 11 septembre 2016

(FR) Da Lat 4 jours / 3 nuits



Da Lat 4 jours / 3 nuits du 08/09 au 11/09/2016


JOUR 1: SAIGON - DA LAT (300 Km)

Dans la matinée, départ de Saigon à Da Lat, on prend le petit déjeuner et visite la cascade Giang Dien. C'est un des paysages de l'harmonie de la nature, les voyageurs exploreront et profitent le paysage sauvage.

Cascade Giang-Dien

Ensuite, on continue notre voyage pour aller au plateau de Bao Loc - pays de thé et de café. Puis, on déjeune dans un restaurant de la ville Bao-Loc.

Bao Loc est situé sur l'autoroute 20, à environ 110 km de la ville de Da Lat et à 190 km de Saigon. Comme Da Lat, Bao Loc a une variété de terrain, composé de hautes montagnes, des collines et des vallées escarpées. Au petit matin, la ville est couverte par le brouillard.

Les conditions climatiques et du sol du plateau donnent une saveur particulière à thé Bao Loc.

La nuit, on marche autour de Da Lat, profite la nourriture délicieuse sur les marchés de nuit, la saveur des hauts plateaux du café Thuy Ta au bord du lac Ho Xuan Huong.

Café Thuy-Ta au bord du lac Ho-Xuan-Huong


JOUR 2: DA LAT

Dans la matinée, on visite le jardin Bich Câu - le plus grand jardin de fleurs de Dalat, où l'épanouissement de l'origine du projet d'espèces étranges.

Jardin Bich Câu


Ensuite, on continue profiter d'une visite des plus belles paysages, tels que Lac Dankia-Suoi Vang, Vallée Or ...

Lac Dankia-Suoi Vang

Vallée Or

On continue visiter l'église Domain-de Marie, une harmonie architecturale unique avec un espace confortable avec beaucoup de fleurs typiques de la région.

L'église Domain-de Marie

Après-midi, on visite le palais du roi Bao Dai et Vallée d'Amour.

Palais du roi Bao Dai

Vallée d'Amour

Dans la soirée, on participe comme le feu de camp la nuit, boire du vin, gongs d'arts et les échanges culturels avec les montagnards.


JOUR 3: DA LAT

Matin, on visite le Lac Tuyen Lam. Ceci est le plus grand lac d'eau douce de Da Lat , avec une superficie d'environ 320 hectares, est situé au centre ville de Da Lat 7 km et est considéré comme se concentrant les plus beaux paysages. Le lac a de nombreuses petites îles et est entouré de forêts au courant .
Lac Tuyen Lam

On continue à visiter Monastère Truc Lam. Ceci est un monastère situé dans le sud-est du lac Tuyen Lam. Un barrage a été construit ici avec fonction de régulation de l'eau. Il y a des projets pour construire des stations touristiques, terrains de golf et des zones de chasse au bord du lac.

Monastère Truc Lam

Après-midi, on continue visiter la station Da Lat - Trai Mat qui est actuellement comme une destination attachante. La seule station de chemin de fer 7 km de long qui emmène les visiteurs à Trai Mat et la pagode Linh Phuoc.

Station Da Lat a été construit il y a 80 ans 

Station Trai Mat



Pagode Linh Phuoc

Nuitée à Da Lat.


JOUR 4: DA LAT - SAIGON (300 Km)

 Dans la matinée, on quitte Da Lat pour continuer à visiter la station touristique Cascade Datanla, on peut marcher ou prend le téléphérique pour glisser - un écosystème complexe avec des cascades rapides au-dessus du 20 mètres.




Ensuite, on continue visiter à la ville Bao Loc pour goûter le thé & le café célèbres.

Dans l'après-midi, on est arrivée à Saigon.