Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
2.000 đồng một suất, từ người quản lý đến tình nguyện viên đều phục vụ không lương, quán cơm, nhà hàng cơm từ thiện ở TP.HCM đã mở rộng thành hệ thống rộng lớn.
Đều đặn từ thứ hai đến thứ bảy, khoảng 11g - hệ thống các quán cơm Nụ Cười - lại rộn ràng người lao động nghèo xếp hàng chờ mua phiếu ăn cơm - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
- Nụ cười 1: 6 Cống Quỳnh, Q.1 (hoạt động từ thứ 5 đến thứ 7)
- Nụ cười 2: 46/22 Nguyễn Ngọc Nhựt, Q.Tân Phú (hoạt động từ thứ 5 đến thứ 7).
- Nụ cười 3: 298A Huỳnh Tấn Phát. Q.7 (hoạt động thứ 2,4,6)
- Nụ cười 4: 132 Bến Vân Đồn, Q.4 (hoạt động 3,5,7)
- Nụ cười 6: 43 đường Trưng Trắc, Q.Thủ Đức. (hoạt động 3,5,7).
- Nụ cười 7: 64 Vĩnh Viễn, Q.10, TP.HCM. (hoạt động 2,4,6).
Ngoài ra còn có những quán cơm xã hội khác như ở Đà Nẵng nằm tại một góc đường Ngô Gia Tự, cạnh sân vận động Chi Lăng, là địa chỉ quen thuộc của người bán vé số dạo và các bạn học sinh, sinh viên nghèo tại Đà Nẵng.
Là một hoạt động từ thiện ý nghĩa nên hệ thống quán cơm 2.000 đồng mang tên 'Nụ cười' nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân, nhà hảo tâm quyên góp và tài trợ. Hiện nay tất cả các quán đều có thể tự mình hoạt động ổn định mà chưa cần dùng đến nguồn vốn của quỹ tình thương. Quán thường quyên có các bạn sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng đến tham gia làm tình nguyện viên. Trong ảnh là nhóm của đại học Bách Khoa TP.HCM cùng nhân viên của quán chuẩn bị thức ăn.
Sau khi chuẩn bị xong, đội ngũ nhân viên quán cùng các bạn tình nguyện viên tranh thủ ăn sớm để đến 11h có sức tiếp đón khách.
Sắp đến giờ phục vụ, các thanh niên tình nguyện bắt đầu dọn sẵn cơm ra bàn. Chỉ với 2.000 đồng mà khách được ăn thoải mái không hạn chế, đảm bảo tất cả đều no bụng.
Một phần cơm với đầy đủ cơm, thịt, rau, canh. Dù rất rẻ nhưng tất cả đều đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Mỗi ngày đều có nhiều cá nhân đến đóng góp trong đó có rất nhiều bạn trẻ. Một phụ nữ góp 10 chai nước tương cùng nhiều gia vị nấu ăn khác.
Chưa đến giờ cơm song có một vị khách đến sớm và bị khiếm thị nên được ưu tiên vào dùng trước. Các bạn tình nguyện viên nhiệt tình giúp đỡ dẫn khách vào chỗ ngồi, lấy cơm sao cho thuận tiện nhất.
Ngày nào cũng vậy, gần 11h khách đến xếp hàng khá đông. Thành phần chủ yếu là người lao động nghèo bán vé số, bán báo, chạy xích lô, xe ôm, lượm ve chai. Mọi người đều rất ý thức xếp hàng không hề có cảnh chen lấn xô đẩy.
Mọi người tới đây đều có tinh thần tự giác rất cao, sau khi trả tiến lấy phiếu rồi nhận phần ăn bước vào chỗ ngồi một cách trật tự, không hề chen lấn, ồn ào. Sau khi ăn xong họ tự giác đứng dậy cất mâm và nhanh chóng ra ngoài nhường chỗ cho người mới đến.
Ông Lê Đình Phương (quê Phú Yên, 79 tuổi) bị tật ở chân nên phải ngồi xe lăn đi bán vé số. Ngày nào cũng đều đặn đúng giờ, ông ghé quán để ăn cơm. Ông bảo, cơm ăn ngon còn các em tình nguyện viên rất tốt, đều biết ý bưng cơm ra giúp người tàn tật nên ông không phải xếp hàng như khách khác.
Những trường hợp khách đến ăn gặp khó khăn đều được các bạn tình nguyện viên giúp đỡ chu đáo. Có khi các khách đến ăn lâu ngày thân thiết cùng nhau cũng giúp đỡ nhau rất chân thành. Trong ảnh là chị Thúy, luôn luôn trò chuyện và giúp bác Hai như người thân trong nhà.
Với 2.000 đồng/phần cơm, quán phải bù thêm 12.000 đồng. Bên cạnh đó, tất cả những người quản lý, tình nguyện viên đều hoạt động không lương. Tất cả tiền tài trợ đều chi trực tiếp cho bữa ăn, và dùng cho các hoạt động sửa chữa quán.
Có nhiều người đến quán dùng cơm rồi khi ra về tặng quán một số tiền lớn để đóng góp cho quỹ. Hai bạn trẻ trong ảnh đã để lại 300.000 đồng và không chịu cho biết tên. "Em chỉ muốn góp một phần nhỏ cho những người thật sự cần, đó đã là niềm vui rồi", cô gái nói.
Có rất nhiều những câu chuyện xúc động về các bạn tình nguyện viên, trong đó có chuyện của anh Bùi Quang Long. Tài xế này cứ 12h được nghỉ lại chạy qua quán phụ giúp xong xuôi lại vội chạy về làm việc. Quán còn có chị Nhung, một nhân viên văn phòng, hay phụ giúp giờ cao điểm buổi trưa.
Bữa cơm 2.000 đồng ở quán cơm Nụ Cười đã giảm nhẹ phần nào những lo toan
của người lao động nghèo - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
của người lao động nghèo - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Chị Lê Thị Phải phải đi giao ve chai cho khách hàng cho kịp, thấy vậy chị Hồ Tâm (phải) đã mang cơm ra cho chị Phải để kịp chuyến đi - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Những trường hợp khách đến ăn gặp khó khăn đều được các bạn tình nguyện viên giúp đỡ chu đáo - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Hai bạn Võ Thị Mỹ Hường và Khưu Ngọc Thiều góp ngày công để hỗ trợ bữa cơm cho người nghèo - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Một người giấu tên góp 3 bao gạo với lời nhắn là giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có bữa cơm no hơn - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Quán thường xuyên có các bạn là sinh viên, học sinh… đến tham gia làm tình nguyện viên. Trong ảnh là nhóm sinh viên của Trường đại học Bách khoa TP.HCM đang rửa bát tại quán cơm - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Những bình trà đá miễn phí được đặt ngay bên đường để người lao động giải cơn khát giữa trưa nắng gắt - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Quán cơm từ thiện Yên Vui ở Hà Nội
Sau rất nhiều nỗ lực, sáng ngày 14/12/2020 quán cơm từ thiện Yên Vui ở số 136 ngõ 88 Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội mở bán thử. Quán sẽ đi vào vận hành từ 10h30 các ngày thứ hai, tư, sáu trong tuần.
Các bác các cô gửi tiền ở quầy thu ngân, sau đó vào chọn các suất cơm, tình nguyện viên sẽ mời thực khách ngồi vào bàn ăn - Ảnh: HÀ THANH
"Mời cô, dì, chú, bác vào ăn cơm", "cô bác ăn ngon miệng là quán hạnh phúc lắm ạ", tình nguyện viên đon đả cất lời mời chào thực khách đến ghé quán cơm từ thiện Yên Vui.
Đây là quán cơm thứ 13 do Quỹ từ thiện Bông Sen tài trợ với những suất cơm giá rẻ cho bà con cô bác lao động khó khăn.
2.000 đồng/suất 'cơm Yên Vui', mời cô bác ghé vô dùng thử
Đà Nẵng đã có quán cơm Nụ Cười 2.000 đồng
Quán cơm Nụ Cười nằm khiêm tốn tại một góc đường Ngô Gia Tự, cạnh sân vận động Chi Lăng, là địa chỉ quen thuộc của người bán vé số dạo và các bạn học sinh, sinh viên nghèo tại Đà Nẵng.
Đà Nẵng đã có quán cơm Nụ Cười 2.000 đồng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire