Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Trong thế giới hoang dã, khỉ là một loài động vật thú vị. Loài khỉ với khả năng quan sát cùng một số đặc tính đã khiến con người thích thú lẫn bất ngờ. Không giống như các loài vật khác, loài khỉ không dành nhiều thời gian vào việc ăn và ngủ. Thay vào đó, chúng thường xuyên leo trèo, nhào lộn, khám phá thế giới xung quanh để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình.
Khỉ là loài động vật có cấu tạo cơ thể gần giống với con người nhất. Chúng còn có thể biểu lộ cảm xúc trên gương mặt tương tự như chúng ta. Gương mặt của những con khỉ đều khác biệt nhau. Một số loài khỉ rất xinh xắn, một số có khuôn mặt dữ tợn, một số lại có cái bờm như sư tử, một số có cái mũi rất to…Chúng dùng khuôn mặt của mình để thu hút bạn tình và để làm dấu hiệu nhận biết đồng loại trong khi tìm kiếm thức ăn.
Đối với loài khỉ, cái đuôi đóng vai trò rất quan trọng. Hầu hết loài khỉ sống trên cây, vì thế, để giữ thăng bằng khi nhảy từ cành cây này sang cành cây khác, khỉ sẽ phải nhờ đến cái đuôi của mình. Tuy có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau nhưng cái đuôi của tất cả các loài khỉ trên thế giới đều có thể cầm nắm được. Như vậy, cái đuôi có chức năng tương tự như bàn tay, giúp chúng leo trèo qua các cành cây. Đuôi của loài khỉ tân thế giới thường dài hơn và khéo léo hơn các loài khỉ cổ thế giới.
Loài khỉ là loài động vật ăn tạp, nghĩa là chúng ăn thực vật lẫn động vật. Chúng ăn tất cả mọi thứ, từ trái cây, hạt, lá non cho đến các loại côn trùng, ấu trùng. Tuổi thọ của loài khỉ trung bình từ 10 năm đến 46 năm.
Là loài động vật thông minh, khỉ rất hay được sử dụng trong các rạp xiếc vì chúng có thể thực hiện những màn trình diễn liều lĩnh và độc đáo, hơn cả con người.
Khỉ bị bắt làm công nhân hái 1000 quả dừa mỗi ngày
Khỉ bị bắt cóc từ khi còn nhỏ, trải qua những khoảng thời gian huấn luyện gian khổ và cuối cùng bị đưa ra làm việc trên những cây dừa cao chót vót… Đó là cuộc đời của những chú khỉ hái dừa ở Thái Lan, Indonesia và Philippines.
YouTube < khỉ hái dừa >
Theo Dailymail, những con khỉ chuyên hái dừa trong các khu vực trồng dừa của Thái Lan, Indonesia và Philippines đã bị những thợ săn bắt cóc từ khi còn rất nhỏ sau đó đem về một trường đào tạo khỉ ở Surat Thani, Thái Lan để huấn luyện thành một con khỉ biết lựa chọn dừa và hái chúng.
Khỉ được huấn luyện bài bản để hái hàng trăm quả dừa mỗi ngày
Sau khi đã tốt nghiệp trường khỉ, những con khỉ này sẽ được bán cho những người trồng dừa trong khắp khu vực để chúng giúp họ hái dừa trên những cây dừa cao hàng chục mét. Thông thường, những con khỉ tội nghiệp sẽ bắt đầu công việc từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, chúng chỉ được nghỉ ngơi vào những ngày chủ nhật hoặc hôm trái gió trở trời.
Trong một đoạn phim quay được, người ta thấy rằng khoảng thời gian để một con khỉ lành nghề leo trèo lên cây dừa, chọn trái và hái chúng bằng cách xoay tròn cuống rồi thả xuống đất chỉ trong vòng 30 giây. Khi những người nông dân thấy cây dừa đã hết quả chín, họ chỉ cần giật mạnh sợi dây khiến quả chuông nhỏ ở cổ khỉ rung và nó sẽ leo xuống.
Dù việc sử dụng khỉ để thu hoạch dừa không gặp phải lệnh cấm gì ở Thái Lan, thậm chí có người còn cho rằng nó an toàn và được việc hơn so với con người, nhưng một số nhà bảo vệ động vật đang cho rằng nông dân Thái Lan đang lạm dụng động vật hoang dã vào lợi ích của con người.
Khỉ rừng Bắc Mê thưa dần vì bị săn bắt
Khỉ rừng đang là đối tượng hấp dẫn của những tay thợ săn vì người ta đồn rằng cao khỉ chữa được bách bệnh, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của đàn ông. Khỉ dù sống, chết hay đã bị ăn hết thịt chỉ còn xương cũng đều có giá khi được chuyển đến các lò nấu cao.
Cách thị xã Hà Giang hơn 50 km, Bắc Mê được xem là khu rừng đặc dụng có độ che phủ cao với nhiều động vật quý hiếm. Trong đó, khỉ vàng, khỉ đen (đuôi dài), khỉ gió, và một đàn voọc má đỏ khoảng 50 con đều có tên trong sách đỏ thế giới.
Song, phần lớn nhà dân quanh đây đều có súng kíp tự tạo cùng các loại bẫy khác nhau để săn đuổi những con thú này. Giá một con khỉ sống cao gấp 10 lần khỉ chết, trung bình từ 500 nghìn đến 3 triệu đồng/con. Riêng xương thì 25-30 nghìn đồng/kg.
Một chủ thầu nấu cao, cho biết nấu hết 20 kg xương (khoảng chục con khỉ) mới được 2 kg cao nguyên chất, bán tại lò không dưới 2,5 triệu đồng/kg (trong khi giá cao toàn tính - nấu cả thịt lẫn xương - chỉ khoảng 1 triệu). Những người chuyên săn khỉ thường vào rừng từ lúc 4h chiều, khi đã nhập nhoạng tối, để đặt bẫy. Họ đặt bẫy dưới một hố nông, dùng lá cây để ngụy trang rồi rắc ngô dẫn đường. Chỉ cần con vật đi kiếm ăn, đạp lên bẫy là sẽ bị hai hàm răng cưa kẹp cứng.
Một thợ săn cho biết, cách đây gần vài tuần, một con khỉ má đỏ nặng hơn 10 kg sập bẫy, đứt lìa một cánh tay mà vẫn bán được 2 triệu, vẫn có giá hơn khỉ bị bắn chết. Loài thú này thường đi kiếm ăn thành đàn, đông nhất là những đêm trăng sáng. Chỉ cần túm được 1 con là coi như thắng lợi, có hôm bẫy được toàn cầy hương, chồn... bán đi chẳng đủ tiền uống rượu.
Sự kiểm soát của lực lượng kiểm lâm và công an hoạt động như thế nào ? ? ?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire