Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
********** Tài liêu RFI đăng ngày 27/10/2015 **********
Indonesia muốn gia nhập TPP
Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, hôm qua 26/10/2015, Tổng thống Joko Widodo khẳng định tại Nhà Trắng rằng Indonesia muốn gia nhập hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương, (TransPacific Partnership, TPP).
Trong cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama tại phòng Bầu dục, Nhà Trắng, Tổng thống Joko Widodo phát biểu : « Indonesia có ý định gia nhập TPP. Indonesia là một nền kinh tế mở, với 250 triệu dân, nước chúng tôi là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á ».
Sau nhiều năm thương lượng, hiệp định TPP gồm 12 nước nằm trong khu vực Thái Bình Dương đã được ký vào đầu tháng 10 vừa qua và sẽ dẫn đến việc hình thành khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới.
Các nước tham gia ký kết gồm Úc, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Peru, Singapour, Hoa Kỳ và Việt Nam. Trung Quốc không tham gia khối này.
Ngoài vấn đề biến đổi khí hậu, một chủ đề trọng tâm được đề cập trong các buổi làm việc, theo thông cáo của sứ quán Indonesia tại Mỹ, Tổng thống Widodo đã công bố chính thức 12 thỏa thuận đầu tư với tổng trị giá lên tới 20,25 tỉ đô la trong một buổi lễ tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ.
Tập đoàn công nghiệp Mỹ General Electric (GE) cam kết đầu tư khoảng 1 tỉ đô la trong vòng 5 năm cho các lĩnh vực năng lượng và y tế. Còn tập đoàn dầu khí quốc doanh Pertamina của Indonesia cũng chính thức công bố nhiều hợp đồng thương mại khí đá phiến (shale gas), trị giá 13 tỉ đô la, với Corpus Christi Liquefaction, một chi nhánh của tập đoàn Mỹ Cheniere Energy.
Tổng thống Widodo quyết định rút ngắn chuyến công du Hoa Kỳ do tình trạng cháy rừng tại Indonesia vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát. Hàng trăm nghìn người dân sống xung quanh có những triệu chứng khó thở. Và ngành hàng không trong khu vực cũng gặp nhiều xáo trộn ro khói mù từ các đám cháy rừng. Ông rời Washington về nước mà không tới phía Tây Hoa Kỳ.
Vào mùa khô hàng năm, những vụ cháy rừng vẫn xảy ra tại quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, do người dân đốt rẫy, để chuẩn bị cho các vụ mùa sau.
********** Tài liêu ngày 07/10/2015 **********
« Một thế kỷ mới » cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, theo Thủ tướng Nhật, « một viên đá khổng lồ đầu tiên cho sự thịnh vượng tương lai của chúng ta », theo Thủ tướng Úc… Ngày 06/10/2015, nhiều lãnh đạo thế giới đã lên tiếng hoan nghênh sự kiện 12 nước quanh Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đã đúc kết được bản hiệp định tự do mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Là cường quốc kinh tế trong cùng khu vực, nhưng không tham gia vào khối, Trung Quốc cũng có phản ứng nhưng rất chừng mực.
Hiệp định TPP
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (
TPP Trans-Pacific Partnership)
- Tiếng Anh:
Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
- Tiếng Pháp:
Accord de partenariat transpacifique
là một hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thỏa thuận ban đầu được các nước
Brunei, Chile, New Zealand và
Singapore ký vào ngày 03 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006.
Hiện tại, thêm 5 nước đang đàm phán để gia nhập, đó là các nước
Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ và
Vietnam. Ngày 14 tháng 11, 2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) tại Nhật Bản, lãnh đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của tổng thống
Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ.
Các bộ trưởng Thương mại tham dự đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương trước khi bước vào hội đàm ngày 1/10/2015 tại Atlanta, tiểu bang Georgia Hoa Kỳ.
Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là
Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được tổng thống Chile
Ricardo Lagos, thủ tướng Singapore
Goh Chok Tong và thủ tướng New Zealand
Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos, Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPSEP hoặc P4).
Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền...
Tiến trình đàm phán cho hiệp định bị đình hoãn nhiều lần do thiếu tiếng nói chung xoay quanh nhiều vấn đề như: giảm thuế xuất-nhập khẩu, bảo trợ hàng hóa nội địa, quyền sở hữu trí tuệ v.v... Ngày 5 tháng 10 năm 2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ, tiến trình đàm phán hiệp định đã kết thúc thành công.
Thành viên TPP
Hiện thời TPP chỉ có 4 thành viên chính thức Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Mặc dù có nhiều khác biệt về văn hóa và địa lý, 4 quốc gia này đều có nhiều điểm chung như: là những quốc gia nhỏ (có dân số ít hơn 16 triệu), tương đối phát triển cao và cùng là thành viên của APEC.
Tám quốc gia khác gồm Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản vừa kết thúc tiến trình đàm phán vào tháng 10.
Kết quả TPP
Hiệp định này sẽ đưa tới những thay đổi lớn như sau:
A summit with leaders of the member states of the Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPP). Pictured, from left, are Naoto Kan (Japan), Nguyễn Minh Triết (Vietnam), Julia Gillard (Australia), Sebastián Piñera (Chile), Lee Hsien Loong (Singapore), Barack Obama (United States), John Key (New Zealand), Hassanal Bolkiah (Brunei), Alan García (Peru), and Muhyiddin Yassin (Malaysia). Six of these leaders represent countries that are currently negotiating to join the group.
Tiêu chuẩn về môi trường và lao động
Hoa Kỳ cho là TPP sẽ làm giảm việc buôn bán những loài nguy cấp, giải quyết nạn đánh cá quá độ tại những nước thành viên.
Những điều khoản về lao động sẽ ép buộc những thay đổi lớn về thực hành như tại Malaysia và Việt Nam. Những quốc gia này phải chứng minh là họ tuân theo những tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế. Các quốc gia TPP sẽ bị đòi hỏi phải có một mức lương tối thiểu. Họ cũng sẽ phải cấm tình trạng bắt buộc lao động bằng cách giữ hộ chiếu của các công nhân ngoại quốc và việc đòi tiền đặc biệt để công nhân được nhận vào làm, trở thành một con nợ tức khắc.
Ở Việt Nam, chính quyền phải cho phép nhân viên tự do thành lập công đoàn và cho phép hình thành một công đoàn đối lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam duy nhất hiện thời.
Các nước không tuân theo tiêu chuẩn quy định sẽ bị phạt về thương mại.
Tòa án đặc biệt của TPP
Với hiệp định TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP.
Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế.
Hiệp định TPP được mọi nơi hoan nghênh, ngoại trừ Trung Quốc
Đối với Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe, «
một vùng kinh tế lớn sẽ nổi lên (...), TPP sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta sung túc hơn… Một thế kỷ mới đang bắt đầu cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. ». Phản ứng phấn khởi của ông Abe cũng dễ hiểu vì hiệp định TPP được cho là rất có lợi cho Nhật Bản, đồng thời là một thành công chính trị của ông.
Không kém phấn khởi, Thủ tướng Úc
Malcolm Turnbull cũng nhiệt liệt hoan nghênh TPP, trong lúc Malaysia tỏ ý vui mừng về khả năng được tiếp cận dễ dàng hơn với một loạt thị trường. Các lãnh đạo 12 nước thành viên TPP lên tiếng hoan nghênh đã đành, mà ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế FMI, qua lời bà Tổng giám đốc
Christine Lagarde, cũng cho rằng hiệp định TPP là «
một sự kiện rất tích cực ».
Phản ứng từ Việt Nam
Việc Việt Nam tham gia vào TPP sẽ mang lại cho Việt Nam những thuận lợi lâu dài. Trước mắt, cơ hội là lớn, nhưng thách thức cũng không kém. Điều quan trọng là TPP sẽ giúp cho Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa những cải cách trong bộ máy hành chánh, những cải cách về thể chế, để tạo điều kiện cho môi trường kinh tế, cho các doanh nghiệp tư doanh của Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh.
Tham gia TPP sẽ tạo ra những áp lực để Nhà nước và chính phủ Việt Nam phải thực hiện các cải cách về thể chế kinh tế. Đó chính là điều kiện cho phép Việt Nam nhận được những thuận lợi cơ bản và lâu dài trong tương lai.
Trung Quốc với thái độ dè dặt
Riêng Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, cũng là một nước ven Thái Bình Dương, nhưng lại không tham gia khối TPP, vì xem đấy là một công cụ của Mỹ, đã có phản ứng rất thận trọng. Sau khi được tin hiệp định TPP đã được thông qua, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ nói vắn tắt là Bắc Kinh luôn «
mở cửa chào đón bất kỳ cơ chế nào » có khả năng «
tăng cường sự hội nhập kinh tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương ».
Đối thủ của Trung Quốc là Nhật Bản đã không ngần ngại gợi ý với Trung Quốc là hãy cố cải thiện luật lệ để có thể tham gia vào khối TPP. Theo Thủ tướng Abe : «
Nếu trong tương lai Trung Quốc tham gia vào TPP, điều đó sẽ góp phần đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ».
Việt Nam thắng lớn, Trung Quốc thua đau ?
Theo nguồn RFI ngày 05/10/2015, 12 nước hai bên bờ Thái Bình Dương đã thông qua Hiệp định TPP được đánh giá là một thỏa thuận tự do mậu dịch lớn nhất trong lịch sử. Ngay sau khi văn kiện được thông qua, giới quan sát đã thử phân tích xem ai được lợi nhiều nhất, và ai sẽ bị thua thiệt nặng nhất. Một trong những câu trả lời lý thú đã được hãng tin Mỹ
Bloomberg đưa ra hôm nay :
Được lợi nhiều nhất là Việt Nam, trong khi bị thua thiệt nhiều nhất lại là Trung Quốc, một nước không được mời gia nhập khối TPP.
Tầm vóc của khối tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương phải nói là rất lớn, tập trung khoảng 40% kinh tế toàn cầu, với tổng mức GDP lên đến gần 30 ngàn tỷ đô la, trải rộng từ Úc, New Zealand, Nhật Bản, qua Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, để vươn tới Canada, Mỹ, Mêhicô, Chi Lê, Peru.
Theo tính toán từ phía chính quyền Mỹ, một khi Hiệp định TPP bắt đầu có hiệu lực, hơn 18.000 sắc thuế to nhỏ đánh vào hàng hóa do Mỹ sản xuất sẽ bị loại bỏ, trong lúc mọi người, từ giới nuôi tôm Việt Nam cho đến các nhà chăn nuôi bò sữa New Zealand, tất cả đều có quyền tiếp cận dễ dàng các thị trường trên toàn vùng Thái Bình Dương.
Với TPP Việt Nam có thể tăng được 11% GDP và 28% xuất khẩu
Để đạt được kết quả trên, các nước đã phải đàm phán gay go trong suốt 5 năm, và nói đến đàm phán, tức là nói đến mặc cả với kết quả là có được, có mất. Trích dẫn giới chuyên gia phân tích, hãng Bloomberg đã có một nhận xét rõ ràng :
Bên cạnh Nhật Bản, Việt Nam nằm trong danh sách các nước được hưởng lợi nhiều nhất với hiệp định TPP.
Theo nhóm nghiên cứu Eurasia, thỏa thuận TPP có tiềm năng giúp GDP Việt Nam tăng thêm được 11% vào năm 2025, với kim ngạch xuất khẩu trong cùng thời điểm tăng 28% nhờ vào việc các công ty xí nghiệp di dời cơ sở sản xuất của họ từ nước khác vào Việt Nam để tranh thủ mức lương còn thấp tại chỗ.
Một cách cụ thể hơn, hai ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam là
thủy sản và
dệt may sẽ được lợi rõ nét. Việc giảm thuế nhập khẩu ở Mỹ và Nhật Bản sẽ là một hậu thuẫn đáng kể cho ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam, sẽ tranh thủ được lợi thế lương nhân công thấp của mình để giành lấy các thị phần hiện nằm trong tay Trung Quốc…
Bên cạnh đó, ngành xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam chắc chắn sẽ được lợi nhờ việc bãi bỏ thuế nhập khẩu đang đánh vào các sản phẩm như tôm, mực và cá ngừ, hiện đang ở khoảng 6,4% -7,2%.
Việt Nam phải loại bỏ thuế nhập khẩu (hiện ở khoảng 2,5%) đánh trên dược phẩm, sẽ dẫn tới một tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài. Các quy định bảo vệ bằng sáng chế rất chặt chẽ trong TPP cũng sẽ gây khó khăn cho các công ty dược phẩm Việt Nam trong việc tiếp cận với các sản phẩm mới cũng như sản xuất ra các loại thuốc mới.
Trung Quốc vừa mất thị phần, vừa phải ngồi nhìn Mỹ xoay trục
Điểm rất đáng chú ý trong bài phân tích của Bloomberg tuy nhiên lại liên quan đến Trung Quốc, không thuộc TPP, nhưng lại bị cho là sẽ bị thiệt thòi nhất vì phải đứng bên ngoài khối tự do mậu dịch này. Thiệt thòi đầu tiên đối với Trung Quốc là vì đã lỡ tẩy chay TPP, cho nên giờ đây, Bắc Kinh phải lặng yên ngồi nhìn Washington (và Tokyo) thắt chặt quan hệ với khu vực, và thúc đẩy chính sách «
xoay trục » của Tổng thống Mỹ Obama mà Trung Quốc ghét cay ghét đắng.
Trung Quốc như đã nhận thức được sai lầm ban đầu đó, vì thế, trong thời gian gần đây, đã bắt đầu đổi giọng, tung tín hiệu cho biết là họ sẵn sàng gia nhập khối TPP trong tương lai.
Trong lãnh vực thuần túy thương mại, ngành xuất khẩu Trung Quốc được cho là sẽ bị mất một số thị phần ở Mỹ và Nhật Bản vào tay các nước Đông Nam Á trong TPP, đặc biệt là Việt Nam.
Trước mắt, theo một chuyên gia kinh tế của hãng Bloomberg, để hạn chế tác hại đến từ TPP, Trung Quốc sẽ thúc đẩy chiến lược «
Con đường tơ lụa mới » của họ, phát huy hoạt động của
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (*)
mà họ thành lập, và đàm phán thêm nhiều hiệp định tự do mậu dịch với các nước khác.
(*)
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank -- AIIB) là một tổ chức tài chính quốc tế đang trong quá trình thành lập với mục tiêu là hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tổ chức này là sáng kiến của chính quyền Trung Quốc[4] và được sự ủng hộ của các Thành viên Sáng lập Dự kiến bao gồm 37 nước trong khu vực và 20 nước ngoài khu vực, 51 trong số đó đã ký Điều khoản Thỏa thuận để hình thành cơ sở pháp lý cho ngân hàng. Các nước có GDP lớn nhưng không phải quốc gia sáng lập là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada.
Đến tháng 7 năm 2015, chỉ có một quốc gia
Miến Điện (Myanmar -Birmanie) đã chính thức thông qua thỏa thuận.