Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome, MERS) là một căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một loại siêu vi coronavirus mới phát hiện được gọi là “Coronavirus hội chứng hô hấp Trung Đông - MERS-CoV".
Siêu vi coronavirus là một nhóm siêu vi thông thường gây nhiễm trùng đường hô hấp phía trên. Ca nhiễm MERS đầu tiên là một bệnh nhân thiệt mạng ở Jeddah, Saudi Arabia năm 2012. Kể từ đó đến ngày 31 tháng 5 năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới xác định đã có 1.149 người nhiễm MERS với tỷ lệ tử vong là 40%.
Phần lớn các vụ nhiễm MERS xảy ra ở Saudi Arabia, tuy nhiên một số bệnh nhân ở các vùng khác trên thế giới cũng nhiễm vi rút sau khi tiếp xúc với người đã mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu tìm thấy kháng thể chống MERS trong một số loài dơi, cũng như trong mẫu máu của lạc đà ở châu Phi và Saudi Arabia từ năm 1992 và 1993. Do đó, người ta cho rằng vi rút MERS đã tồn tại trong lạc đà từ nhiều năm trước khi lây lan sang con người vào năm 2012.
Một chủng của MERS-CoV được gọi là HCoV-EMC/2012 được tìm thấy trong những bệnh nhân đầu tiên ở London vào năm 2012 được người ta nhận thấy phù hợp 100% với loài dơi mộ Ai Cập.
Tính đến ngày 8/6/2015, thế giới đã ghi nhận 1.218 trường hợp mắc bệnh MERS với 450 ca tử vong, tại 26 nước. Tính riêng Hàn Quốc đã ghi nhận 87 ca nhiễm và có 6 ca tử vong; thực hiện cách ly gần 1.500 người.
Triệu chứng
Các báo cáo ban đầu so sánh víu này với hội chứng hô hấp cấp (SARS), và nó đã được gọi là víu giống như SARS của Saudi Arabia. Bệnh nhân đầu tiên, vào tháng Sáu năm 2012, đã trải qua "bảy ngày sốt, ho, khạc ra đờm, và khó thở". Một đánh giá 47 ca được xác nhận ở phòng thí nghiệm ở Saudi Arabia đã trình bày các triệu chứng phổ biến nhất là sốt trên 98% ca, ho ở 83% ca, khó thở trong 72% ca và đau cơ trong 32% bệnh nhân. Cũng có những triệu chứng tiêu hóa thường xuyên với tiêu chảy ở 26%, nôn mửa ở 21% ca, đau bụng ở 17% bệnh nhân. 72% bệnh nhân cần thở máy. Tỷ lệ bệnh nhân nam so với bệnh nhân nữ là 3,3/1.
Bệnh MERS phát triển thành căn bệnh về hô hấp cấp tính có các triệu chứng như :
- Bị Suy thận
- Cảm giác Ho, khó thởi
- Người bệnh bị tiêu chảy kéo dài
- Người bệnh bị sốt cao (trên 38 độ C)
Truyền bệnh : Lạc đà
Một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2013, trong đó tỷ lệ mắc MERS được đánh giá trong 310 con lạc đà một bướu, tiết lộ nồng độ cao của các kháng thể trung hòa đối với MERS-CoV trong huyết thanh của những con vật này.
Một nghiên cứu tiếp tục trình tự MERS-CoV từ gạc mũi của con lạc đà một bướu ở Saudi Arabia và thấy chúng trình tự giống với con người lập trình tự trước đó cô lập. Một số cá thể lạc đà cũng đã được tìm thấy có nhiều hơn một biến thể di truyền trong vòm mũi họng của chúng.
Điều trị
Phương pháp điều trị bệnh MERS hiện tại vẫn chưa có vắc-xin. Để có thể phòng tránh bệnh MERS, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa có cồn.
Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối.
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là bằng khăn vải hoặc khăn tay.
Việc che miệng giúp làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra môi trường hoặc ảnh hưởng tới người xung quanh, giúp giảm nguy cơ lây truyền bệnh cho cộng đồng.
Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.
Lạc đà là một trong những nguồn phát tán và truyền dịch bệnh MERS,
vì thế cần cẩn trọng hoặc tránh tiếp xúc với lạc đà.
vì thế cần cẩn trọng hoặc tránh tiếp xúc với lạc đà.
Hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh tại khu vực Trung Đông khi không cần thiết.
Trước khi đi du lịch cần tìm hiểu các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân.
Những người trở về từ khu vực Trung Đông, trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 38°C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-CoV.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Nói tóm lại,
- Hạn chế chạm tay trực tiếp vào mắt, mũi và miệng.
- Không sử dụng đồ đạc người nhiễm bệnh MERS chạm vào cũng như tiếp xúc với người bệnh.
- Không để môi trường ẩm thấp và khử trùng nhà cửa sạch sẽ.
- Khi đi đến các nơi công cộng phải dùng khẩu trang y tế.
- Không đi du lịch đến các quốc gia đang có dịch bệnh MERS
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire