mercredi 1 avril 2015

THẾ GIỚI : Cuộc đời & sự nghiệp của Lý Quang Diệu - Singapore


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Từ một sinh viên luật trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore và tiếp tục có sức ảnh hưởng chính trị lớn sau khi rời ghế, Lý Quang Diệu thực hiện thành công nhiều cải cách, đưa đất nước trở thành một trong những "con hổ châu Á". Là người đưa Singapore từ thế giới thứ ba lên thứ nhất.

Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, trong một gia đình khá giả ở Singapore. Ông học luật tại Đại học Fitzwilliam, thuộc Đại học Cambridge, Anh, sau Thế chiến II và tốt nghiệp với kết quả xuất sắc. Ông trở về Singapore năm 1949 và làm việc cho một công ty luật. Ảnh: Corbis

Người dân tưởng niệm ông Lý Quang Diệu gần bệnh viện Singapore General Hospital ngày 23.3.2015 - Ảnh: Gettty Images. Ông Lý Quang Diệu, cha đẻ đảo quốc Singapore giàu mạnh ngày nay, đã qua đời 3g18 sáng ngày 23/03/2015 ở tuổi 91, không kịp chứng kiến sinh nhật lần thứ 50 của Singapore vào ngày 9/8/2015 tới.

Lý Quang Diệu (16 tháng 9 năm 1923 – 23 tháng 3 năm 2015) là một luật sư được đào tạo ở Anh, ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore từ ngày 03/06/1959 tới 28/11/1990, khi đó đảo quốc sư tử giành được quyền tự trị từ tay người Anh. Singapore trở thành một nước cộng hòa độc lập vào năm 1965 sau khi tách khỏi Malaysia.

Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16.9.1923 ở Singapore, là thế hệ thứ 3 của một gia đình Trung Quốc nhập cư tại Singapore. Ông từng sống một thời gian ở ngôi nhà này trên đường Neil Road. Singapore lúc đó là thuộc địa của Anh, nghĩa là ông Lý có quốc tịch Anh và nói tiếng Anh từ nhỏ. Ông đã không nói tiếng Hoa cho đến khi ông 30 tuổi - Ảnh: BBC

Ngô Tác Đống, còn gọi là Goh Chok Tong  sinh ngày 20 tháng 5 năm 1941 là Bộ trưởng cao cấp của Singapore và chủ tịch của Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore.
Ông cũng từng là thủ tướng thứ hai của nước Cộng hòa Singapore từ ngày 28 tháng 11 năm 1990 tới 12 tháng 8 năm 2004, kế tiếp Lý Quang Diệu.

Mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này. Ông tiếp tục phục vụ trong chính phủ của thủ tướng Ngô Tác Đống trong cương vị Bộ trưởng Cao cấp từ ngày 28/11/1990 tới 12/08/2004.

Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1952) là Thủ tướng thứ ba của Singapore, từng là Bộ trưởng Tài chính. Lý Hiển Long là con cả của thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu. Vợ của Lý Hiển Long, Ho Ching (Hồ Tinh), là Giám đốc điều hành và CEO của công ty quốc doanh Temasek Holdings.

Cho đến khi qua đời Lý Quang Diệu giữ một chức vụ được kiến tạo riêng cho ông, Bộ trưởng Cố vấn từ ngày 12/08/2004 tới 21/05/2011 dưới quyền lãnh đạo của con trai ông, Lý Hiển Long, thủ tướng thứ ba của Singapore (nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004), và là người thứ hai thuộc gia tộc Lý đảm nhiệm cương vị này. Ông còn được biết đến trong vòng thân bằng quyến hữu với tên "Harry".


Khát vọng tuổi trẻ

Sinh trưởng trong một gia đình gốc Hoa 4 đời làm kinh doanh, chỉ mỗi Lý Quang Diệu có xu hướng làm chính trị từ khá sớm.

Ngày 30.5.1959, đảng PAP thắng cử với 43/51 ghế, nắm chính quyền. Ngày 3.6.1959, ông Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng khi mới 36 tuổi và cầm quyền đến 31 năm. Tháng 12.1959, ông sang Anh yêu cầu giao quyền tự chủ cho Singapore, và Anh giữ được quyền kiểm soát các vấn đề quốc phòng và ngoại giao. Ông cũng bắt tay vào một chương trình 5 năm đầy tham vọng với việc dẹp bỏ các khu ổ chuột, xây dựng nhà ở có chất lượng với chi phí thấp, tiến hành công nghiệp hóa và chống tham nhũng - Ảnh: Getty

Ông Lý sinh ngày 16/09/1923 giữa lúc Singapore nằm dưới sự đô hộ của Anh quốc. Được ông nội đặt tên nửa Anh nửa Hoa - Harry Lý Quang Diệu, sau này ông Lý đã làm mọi cách để xóa bỏ phần tên tiếng Anh “mang dấu ấn bạc nhược của một công dân thuộc địa”, như con gái ông là Lý Vỹ Linh từng tiết lộ trên mặt báo.

Học giỏi, Lý Quang Diệu từng đứng đầu Trường trung học Raffles Institute và được học bổng Anderson danh tiếng để học dự bị đại học tại Raffles College của Singapore. Tại đây, ông chọn 3 môn tiếng Anh, kinh tế và toán học để chuẩn bị cho ước mơ học luật nhằm trở thành một luật gia độc lập chứ không đi làm thuê. Chàng thanh niên họ Lý cũng là một người có máu ganh đua ghê gớm. Khi hay tin có một cô Kha Ngọc Chi hơn mình về điểm thi cuối khóa môn tiếng Anh và kinh tế, Lý Quang Diệu vô cùng khó chịu và cảm thấy bất an cho cuộc đua giành học bổng du học duy nhất của Nữ hoàng Anh. Chưa hết, “tôi thường xuyên có cảm giác bị đe dọa, một nỗi sợ bị đè bẹp bởi những người Trung Quốc và Ấn Độ nhập cư vốn chăm chỉ và nhiều năng lượng”, ông Lý tiết lộ trong cuốn hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923 - 1965.

Tháng 2.1942, quân đội thực dân Anh đầu hàng quân Nhật ở Singapore. Ông Lý suýt bị vây bắt
và bị giết chết trong vụ thảm sát Sook Ching khiến 50.000 - 100.000 người chết.
Trong thời gian chiến tranh (1942 – 1945), ông làm thông dịch viên tiếng Nhật và kinh doanh mặt hàng keo dán ở thị trường chợ đen - Ảnh: Getty

Nhờ lanh lợi và khôn ngoan, người anh cả trong gia đình có đến 5 anh em không chỉ sống sót qua giai đoạn “chiếm đóng” đen tối dưới ách thống trị của phát xít Nhật từ năm 1942 đến 1945, mà còn kiếm được khá nhiều tiền trong thời gian này. Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, chàng trai chưa đầy 23 tuổi này đã dùng tiền kiếm được từ chợ đen để thực hiện ước mơ du học tại “mẫu quốc” vào năm 1946, thay vì trở lại Raffles College tiếp tục học và chờ đợi cơ hội nhận học bổng của Nữ hoàng Anh.

Tháng 9/1950, ông Lý kết hôn với bà Kha Ngọc Chi. Hai người có hai con trai và một con gái.
Trong ảnh, ông Lý bế con trai đầu, Lý Hiển Long vào khoảng những năm 1950. Ảnh: Straitstimes

Xu hướng chính trị bộc lộ khá sớm trong con người Lý Quang Diệu, dù cha chú ông chỉ đam mê kinh doanh, theo tiểu sử gia đình và chính ông tiết lộ tại các cuộc đối thoại công khai. Tham vọng này có lẽ được hình thành trong thời học dự bị đại học khi ông nhận ra “một sinh viên người Malay cùng lớp với tôi sắp trở thành thủ tướng của Malaysia. Anh ta là Abdul Razak bin Hussein, cùng học tiếng Anh và toán như tôi. Anh ta là con nhà quý tộc ở xứ Pahang”, ông Lý kể. Và ngay trong thời gian du học ở Đại học Cambridge, ông Lý đã cùng những sinh viên từ Singapore và bán đảo Malaya tổ chức các sinh hoạt chính trị với mục tiêu sâu xa là xóa bỏ chế độ thuộc địa trên quê hương mình. Tốt nghiệp thủ khoa ngành luật Trường Fitzwilliam năm 1949 với một ngôi sao vinh dự hiếm hoi, Lý Quang Diệu thực tập thêm một năm và về nước vào tháng 8.1950 cùng vợ Kha Ngọc Chi - “đối thủ” năm xưa ở Raffles College - mà ông đã “cưới chui” trong lúc cả hai đang học tại Cambridge, bất chấp lễ giáo phương Đông và quy chế của nhà trường.

Lập thân

Sau khi cùng nhau về nước trong sự cổ vũ của báo chí (Kha Ngọc Chi cũng là thủ khoa ngành luật tại Trường Girton của Đại học Cambridge), cả hai đi làm cho một công ty luật. Tìm việc xong, Lý Quang Diệu một mình đến nhà Ngọc Chi xin phép làm đám cưới khiến cha cô đùng đùng nổi giận. Gia đình Ngọc Chi vốn thuộc diện danh gia thế phiệt, lễ giáo uy nghi, không ai mong đợi một chàng thanh niên 27 tuổi đến ngỏ lời xin cưới con gái mình.

Sau chiến tranh, ông Lý bắt đầu tiếp tục việc học đại học, đầu tiên học tại Trường Kinh tế London và sau đó tại Đại học Cambridge, từ 1946 - 1949. Khi ở Anh, ông kết hôn với bà Kwa Geok Choo,
một học giả và sau là luật sư người Singapore tại một buổi hôn lễ bí mật tại Stratford-upon-Avon, năm 1947 - Ảnh: Getty

Hành động này của Lý Quang Diệu một mặt cho thấy tính cách tự lập và quyết đoán của ông, mặt khác cũng thể hiện mối quan hệ hời hợt với cha đẻ, người lẽ ra phải đi hỏi vợ cho con. Xuyên suốt trong các quyển hồi ký của mình, ông Lý Quang Diệu ít nói về cha, có chăng chỉ là hình ảnh một người cha hay la mắng nhưng không có ảnh hưởng gì lên con cái. Một số người Singapore đương thời quen biết nhà ông Lý từng nói rằng cha ông Lý không có đóng góp gì trong sự nghiệp của con, trái lại nhiều lúc còn khiến con khó xử trong tư thế một thủ tướng. Ông Lý cũng tiết lộ người có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời niên thiếu của ông chính là mẹ ông.

Dù vậy, nhà họ Kha cũng đồng ý, và lễ cưới lần thứ hai của Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi diễn ra trang trọng tại khách sạn Raffles vào ngày 30/09/1950. Đây ít nhất là lần thứ hai Lý Quang Diệu bộc lộ khả năng ăn nói và tài thuyết khách. Lần đầu tiên chính là lúc sinh viên Lý Quang Diệu thuyết phục một loạt giám thị và giáo sư ở Đại học Cambrigde để họ chấp nhận cho người yêu Ngọc Chi sang Anh quốc nhập học sớm hơn 1 năm.

Ông Bà Lý đang chơi cờ tướng với các con tại nhà

Sau khi có con trai đầu lòng năm 1952 là Lý Hiển Long (hàm nghĩa “con rồng vinh hiển”, hiện là Thủ tướng Singapore), ông Lý cùng các cựu du học sinh tại Anh quốc thành lập đảng Nhân dân hành động (PAP) vào cuối năm 1954, tranh cử nghị viên và chính thức bước vào con đường chính trị. Cùng thời gian đó, ông cùng vợ và em trai kế Lý Kim Diệu thành lập Công ty luật Lee & Lee do ông đứng đầu. Ông bà có thêm con gái Lý Vỹ Linh (1955) và con trai út Lý Hiển Dương (1957). Tháng 6/1959, ông thắng cử và trở thành thủ tướng hòn đảo tự trị Singapore, trao quyền điều hành Lee & Lee lại cho vợ và em trai.


Bảo vệ nền cộng hòa non trẻ

Đột ngột tách khỏi liên bang Malaysia năm 1965 trở thành một nền Cộng hòa độc lập, Singapore đứng trước nguy cơ bị xóa sổ bởi thù trong giặc ngoài.

Ông Lý Quang Diệu (trái) gặp Thủ tướng Pháp Jacques Chirac
khi thăm Paris năm 1974 - Ảnh: AFP

Tháng 9/1963, hòn đảo tự trị Singapore quyết định nhập với bán đảo Malaya ở phía bắc, hình thành nên liên bang Malaysia dưới sự hân hoan và ủng hộ của “mẫu quốc” Anh. Tuy nhiên, mâu thuẫn sắc tộc không thể dung hòa giữa người Malay đa số ở phần bán đảo do chính quyền trung ương chi phối và người Hoa đa số ở đảo sư tử dưới sự quản lý của chính quyền Lý Quang Diệu, Thủ tướng Malaysia khi đó là Abdul Rahman đã đề nghị Singapore tách khỏi liên bang. Cay đắng và tự ái, ông Lý có phần nóng vội tuyên bố “chia tay” vào ngày 9/8/1965, lập nên nước Cộng hòa Singapore với 2 triệu dân, đa phần người Hoa. Phát biểu tuyên bố độc lập trong nước mắt, ông Lý nói: “Kể từ hôm nay, ngày 9/8/1965, Singapore sẽ vĩnh viễn là một quốc gia tự chủ, dân chủ và độc lập, được hình thành trên các nguyên tắc tự do và công lý, và mưu cầu ấm no và hạnh phúc cho người dân mình trong một xã hội công bằng và bình đẳng hơn”.

Năm 2008, ông Lý Quang Diệu trả lời phỏng vấn đài CNN rằng
 “Tôi muốn tạo cho Singapore từ ốc đảo ở thế giới thứ ba lên vị trí thế giới thứ nhất” - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, cái cam kết “tự chủ, dân chủ và độc lập” trong “ấm no và hạnh phúc” lập tức trở nên quá khó đối với một nhà lãnh đạo 42 tuổi khi ông Lý nhận ra chính sự an toàn của bản thân và vợ con ông còn bị treo trên chỉ mành. “Ngay sau khi chia tách, người cảnh sát giữ nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho tôi đã cảnh báo tôi là kẻ bị ghét số 1 trên các tờ báo, radio và truyền hình tiếng Malay ở Malaysia”, ông Lý kể trong cuốn hồi ký Câu chuyện Singapore: 1965 - 2000. Nguy cơ bị bắt cóc bởi những phần tử cực đoan trong Tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất (UMNO-Ultras) cầm quyền ở Malaysia vốn hằn học trước sự độc lập của Singapore khiến gia đình ông Lý phải sống tạm ở nhiều nơi, có khi phải bao kín cửa sổ bằng thép “như nhà tù”. Bởi sau khi chia tách, lực lượng an ninh tại Singapore chỉ gồm 2 tiểu đoàn lính và cảnh sát gồm toàn người Malay, nhận chỉ đạo trực tiếp từ Kuala Lumpur.


Ngoài ra, cuộc đối đầu giữa Indonesia với sự hình thành liên bang Malaysia (Konfrontasi) cũng là một mối đe dọa an ninh khác. Tháng 3/1965, hai thủy quân lục chiến Indonesia đã đánh bom một tòa nhà thương mại của Singapore khiến 3 thường dân thiệt mạng và 33 người bị thương khiến hai nước mâu thuẫn dai dẳng về sau. Trong khi đó, ngay trong lòng Singapore, một số tổ chức và nghiệp đoàn công nhân hoạt động chống chính quyền, thậm chí tuyên bố “đập vỡ” nền cộng hòa và tiêu diệt Lý Quang Diệu.

Đó là hai nỗi lo lớn nhất khiến ông Lý mất ngủ triền miên trong những ngày đầu lập quốc, khiến vợ ông phải nhờ bác sĩ kê thuốc ngủ cho ông. Giữa lúc đó, chính phủ của Thủ tướng Harold Wilson ở Anh đang bị áp lực nặng nề phải rút hết quân ở phía đông kênh đào Suez, gồm Malaysia và Singapore, theo cam kết quốc tế. Vì vậy, thông tin từ London về việc rút 50.000 lính Anh đang đóng tại Singapore, chậm nhất là đến năm 1971, khiến ông Lý càng thêm bấn loạn. “Trước đây, không ai yêu cầu chúng tôi đẩy người Anh ra khỏi Singapore. Nhưng vì lòng tự đại, chúng tôi đã làm việc đó. Giờ đây, chính chúng tôi phải gánh trách nhiệm bảo vệ an ninh và đem lại sinh kế cho 2 triệu con người... Làm cách nào? Chẳng ai chỉ cho tôi biết phải làm sao”, ông Lý cay đắng.

Tự cứu lấy mình

Nhiều lần thuyết phục Anh duy trì binh lính ở Đông Nam Á không thành, ông Lý quyết tâm cấp tốc xây dựng lực phòng vệ của riêng mình. Ông cầu viện Thủ tướng Ấn Độ Lal Bahadur Shastri, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser nhờ giúp nhưng đều bị lờ đi. Bí quá, ông Lý phải chấp nhận sự hỗ trợ của Israel, vốn là kẻ thù của người Hồi giáo chiếm tỷ lệ đa số ở Malaysia và kha khá ở tại Singapore.

Chưa hề có kinh nghiệm xây dựng quân đội, và trong số các bộ trưởng cũng không có ai tốt nghiệp ngành quân sự, ông Lý đành cử Bộ trưởng Tài chính Goh Keng Swee làm Bộ trưởng Nội vụ và Quốc phòng (MSD) nhằm tận dụng ít trang bị và nhân lực của lực lượng công an để xây dựng và huấn luyện binh lính. Bên cạnh thiếu kinh nghiệm, Singapore còn vấp phải một vấn đề thuộc về văn hóa, đó là quan niệm của người Hoa “Trai ngoan không đi lính, sắt tốt không thành đinh”. Vì vậy, việc tuyển dụng người Hoa vào quân đội là cực kỳ khó khăn.

Tuy nhiên, bằng nỗ lực tuyển quân và huấn luyện ngày đêm dưới sự hỗ trợ của Úc, New Zealand và Israel, đầu tư đúng trọng điểm, đến năm 1971, Singapore đã có 17 tiểu đoàn lính với 16.000 quân, 72 xe tăng AXM-13 do Pháp sản xuất mà Israel thanh lý giá rẻ, 170 xe quân sự 4 bánh V200, không quân Singapore được tập trận và diễn tập ở nhiều nơi như Brunei, Đài Loan, Úc, New Zealand...

Trong lễ kỷ niệm quốc khánh năm 1969, ông Lý đã cho lực lượng quân sự và các thiết bị đang có trình diễn qua lễ đài khiến Kuala Lumpur bất ngờ và lo lắng. Vào thời điểm ấy, Malaysia chưa hề có xe tăng. “Người dân bang Johor ở miền nam Malaysia, kề cận với Singapore sau khi xem truyền hình và báo chí ngày hôm sau đã lo lắng đặt câu hỏi: Liệu Singapore rồi có tấn công Johor hay không”, một quan chức của Malaysia nói với ông Lý.


Trải thảm đãi người tài

Coi người tài là tài nguyên quý nhất và duy nhất mà Singapore có thể tạo được, ông Lý Quang Diệu đã làm mọi cách để phát huy năng lực và giữ chân họ.

Ông Lý Quang Diệu trong một lần đến thăm Đại học Nanyang hồi thập niên 1960 - Ảnh: STOMP

Vào thời điểm Cộng hòa Singapore ra đời, ông Lý 42 tuổi và đã có 6 năm làm thủ tướng. “Sau nhiều năm nắm chính quyền, tôi nhận ra rằng càng có nhiều người giỏi làm bộ trưởng, quản trị hành chính và chuyên môn, các chính sách của tôi càng có hiệu quả và tạo kết quả tốt đẹp hơn”, ông Lý thổ lộ trong cuốn hồi ký Câu chuyện Singapore: 1965 - 2000. Vì vậy, ông làm mọi cách để có người tài mà ông tin 80% do di truyền từ cha mẹ và chỉ 20% do môi trường và giáo dục đóng góp.

Vài trong những cách đó đã gây sốc cho toàn xã hội và đến giờ ông vẫn mang tiếng là người có tư tưởng thượng đẳng. Ông kêu gọi nam giới tốt nghiệp đại học nên kết hôn với những cô gái cũng tốt nghiệp đại học, thay vì thấp hơn theo quan niệm của hầu hết người Á Đông “đàn ông nên lấy vợ thấp hơn mình một cái đầu”. Lời kêu gọi ông đưa ra trong một bài diễn văn mừng quốc khánh khiến những phụ nữ ít học và cha mẹ họ thấy mình bị coi khinh, phụ nữ học cao bị “chạm vào nỗi đau” ế chồng, các bộ trưởng tài ba có cha mẹ ít học thấy vô lý... Tuy nhiên, nhiều năm sau đó, qua thống kê, tỷ lệ nam giới học cao kết hôn với người ngang bằng có tăng lên. Ông cũng ra chính sách ưu đãi phụ nữ học cao được có con thứ 3, thứ 4 thay vì chỉ “dừng lại ở 2” theo chương trình kế hoạch hóa gia đình để kìm hãm sự gia tăng dân số trước đó. Một lần nữa ông gây tự ái cho những phụ nữ có học.

Thảm đỏ

Phát hiện được tài năng, ông lập tức phân luồng nhằm đào tạo phù hợp với năng lực và sở trường để họ có thể phát huy cao nhất “tinh hoa di truyền”. Bởi vậy giờ đây, ngay khi tốt nghiệp tiểu học, học sinh Singapore đã được phân luồng vào các hệ đào tạo khác nhau, phù hợp với năng lực của từng em. Nhưng đáng để ý hơn cả là chiến lược nuôi dưỡng tài năng lãnh đạo rất bài bản, được thực hiện từ rất sớm. Theo đó, mỗi năm Singapore chọn 10 học sinh tốt nghiệp trung học xuất sắc nhất đưa vào quân đội (SAF). Các sinh viên này sẽ được nhận học bổng du học SAF, cho phép họ học lấy bằng cử nhân hoặc kỹ sư ở những trường đại học danh giá của Anh hoặc Mỹ. Ngoài học bổng đủ trang trải toàn bộ chi phí, họ còn được hưởng lương bằng một trung úy. Sau khi tốt nghiệp, họ phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc 8 năm. Trong thời gian đó, họ tiếp tục được gửi ra nước ngoài để học thêm 3 khóa đào tạo gồm: kỹ thuật quân sự, học tại Mỹ, Anh hoặc cả hai; năng lực chỉ huy quân sự cũng tại Anh hoặc Mỹ; quản lý hành chính công và quản trị kinh doanh tại một trong hai đại học hàng đầu của Mỹ là Harvard và Stanford. Hết hạn, họ có quyền chọn ở lại SAF hoặc ra dân sự, vào bộ máy lãnh đạo nhà nước, quản lý các cấp hành chính hay trở thành doanh nhân. Trong thời gian 8 năm ở SAF, hoặc dài hơn, chính họ là những “bộ óc” lắp vào các “ổ cứng vô tri” mà quân đội trang bị, ông Lý quan niệm như vậy.

Tính đến năm 1995, có 4 người từ chương trình này đứng vào hàng ngũ lãnh đạo đất nước, gồm : chuẩn tướng Lý Hiển Long nay là thủ tướng; chuẩn tướng George Yeo làm ngoại trưởng cho đến khi thôi chức năm 2011; trung tá Lim Hng Kiang nay là Bộ trưởng Công thương; Phó đô đốc Teo Chee Hean nay là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ. Hiện nay, trên chính trường Singapore cũng có một bộ trưởng trẻ, được cho là có họ hàng với ông Lý Quang Diệu, cũng trải qua hành trình tương tự ông Lý Hiển Long, được hy vọng sẽ trở thành lãnh đạo cao nhất trong tương lai.

Ngoài ra, để giữ người tài nhằm đảm bảo một nền hành chính công hiệu quả, ông Lý có chính sách trả lương cao cho nhân viên nhà nước, lên đến hàng triệu USD/năm cho một bộ trưởng. Chính sách này mặt khác cũng có tác dụng ngăn ngừa nạn tham nhũng. Trong khi phương Tây thường chê bai việc trả lương quá cao này, thì Singapore tự hào đã trả công xứng đáng cho những công bộc của dân và giữ họ “sạch sẽ” trước những cám dỗ tiền bạc.

Sớm nhận ra vị trí của Singapore là một trung tâm thương mại, dịch vụ của thế giới, ngay sau khi lập quốc ông Lý đã chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, thay vì tiếng Malay như hồi năm 1959 trong tâm thế chuẩn bị sáp nhập vào Malaysia. Việc đưa tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy tại các trường tiếng Hoa truyền thống gây ra hàng loạt bất đồng trong xã hội. Đình đám nhất là vụ sáp nhập Đại học Nanyang (còn gọi là Nantah) do một doanh nhân gốc Hoa sáng lập năm 1953 vào Đại học Singapore (dạy bằng tiếng Anh) thành Đại học Quốc gia Singapore (NUS) năm 1978, do 12.000 sinh viên tốt nghiệp của Nantah trước đó đã rất khó tìm việc làm. Cơ sở vật chất của Nantah đến năm 1991 được phát triển thành Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), cũng đào tạo bằng tiếng Anh. Ngày nay, cả NUS và NTU đều là những trường đại học có thứ hạng trên thế giới.

“Việc dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ hành chính đã giúp ngăn xung đột giữa các sắc tộc và cho chúng ta lợi thế so sánh, bởi đó là ngôn ngữ thương mại, ngoại giao và khoa học của cả thế giới”, nhận định này của ông Lý hẳn không ai bắt bẻ được.


Tiến lên kinh tế kỹ thuật cao

Từ một trung tâm thương mại làng nhàng tại khu vực, chỉ trong 20 năm, Singapore đã trở thành một nền kinh tế kỹ thuật cao, được xây dựng bằng uy tín.

Ông Lý Quang Diệu (trái) gặp Tổng thống Mỹ George H.W.Bush năm 1989 - Ảnh: AFP

Ông Lý Quang Diệu từng kể rằng, những ngày đầu lập quốc, quan chức của Cục Phát triển kinh tế (EDB) đi tiếp cận các doanh nghiệp Mỹ để tìm kiếm đầu tư, một số tổng giám đốc còn không biết Singapore nằm ở đâu trên bản đồ thế giới. Ngày đó, Singapore với 2 triệu dân đã là một trung tâm thương mại của khu vực, nhưng hoạt động kinh tế chính chỉ là buôn bán với các nước láng giềng. Sau khi tuyên bố độc lập, Singapore mất đứt hai đối tác thương mại chính là Malaysia và Indonesia. Nạn thất nghiệp gia tăng từ năm 1959 nay đứng trước nguy cơ tăng cao hơn.

Đau đầu tìm mô hình kinh tế mới để đảm bảo đời sống cho dân, ông Lý Quang Diệu cùng các cộng sự và chuyên gia tư vấn người Hà Lan Albert Winsemius đi đến một chiến lược 2 trọng điểm: nhảy cóc lên thẳng nền kinh tế kỹ thuật cao như Israel; và xây dựng một “ốc đảo” với các tiêu chuẩn của Thế giới thứ nhất. Để có nền kinh tế kỹ thuật cao, Singapore phải làm ăn với châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, ông Lý xác định.

Tiếp cận doanh nghiệp Mỹ

Tháng 10/1967, ông Lý đến Mỹ, gặp gỡ 50 doanh nhân lớn của nước này tại thành phố Chicago. Khác với tư thế của nhiều lãnh đạo ở những quốc gia non trẻ, ông Lý không có cách tiếp cận mang tính “xin xỏ”, mà là thuyết phục họ đầu tư vào Singapore. Vì vậy, ông tạo được ấn tượng tốt ban đầu.

Mùa thu năm 1968, ông Lý đích thân đến Đại học Harvard “tầm sư học đạo” mấy tháng. Tại đây, ông gặp gỡ và nói chuyện với các giáo sư, doanh nhân, nhà hoạch định chính sách... từ Trường Kinh doanh Harvard đến Trường Hành chính công Kennedy. Giáo sư kinh tế Ray Vernon đã đánh đổ niềm tin bấy lâu của ông Lý rằng các doanh nghiệp công nghệ cao sẽ không bao giờ chuyển dây chuyền sản xuất của mình tại các nước tiên tiến sang các nước Thế giới thứ 3. “Điều đó sẽ xảy ra khi một quốc gia ít tiên tiến có được một lực lượng lao động có kỷ luật, nhanh chóng nắm bắt các kỹ năng làm việc với máy móc, một chính quyền ổn định và hữu hiệu”, Giáo sư Vernon khẳng định. Và ông Lý tin mình làm được.

Cũng trong thời gian này, ông tiến hành nhiều buổi đối thoại với các doanh nhân Mỹ và lấy được niềm tin của họ bằng cách trả lời thẳng thắn và trực tiếp những câu hỏi khó. Và ngay trong tháng 10/1968, Texas Instrument đã mở nhà máy lắp ráp thiết bị bán dẫn, ngành công nghệ tiên tiến khi ấy, tại Singapore. National Semiconductor lập tức theo chân. Ngay sau đó, Hewlett-Packard (HP), đối thủ hạng nặng của 2 công ty trên, đã đưa chuyên gia đến Singapore tiền trạm.

Chủ trương của chính phủ Singapore là chuyển giao sự giàu có cho người dân Singapore dưới hình thức trợ cấp nhà ở và các quyền lợi khác. Thay vì cho tiền trực tiếp người nghèo và thất nghiệp, chính phủ của ông Lý Quang Diệu cung cấp các căn hộ do nhà nước xây dựng với giá cả phải chăng và khuyến khích người dân mua. Ngày nay, 90% hộ gia đình Singapore có nhà riêng, là một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới - Ảnh: Reuters

Câu chuyện Singapore đáp ứng ngay lập tức điều kiện ngặt nghèo của chuyên gia HP là một bài học đáng noi theo. Ông Lý kể trong Câu chuyện Singapore 1965 - 2000 rằng : Khi thương lượng địa điểm đặt nhà máy, ông này đề nghị thuê 2 tầng trên cùng của một tòa nhà 6 tầng. Nhưng tại thời điểm ấy, thang máy để nâng các thiết bị hạng nặng lại thiếu một bộ phận chuyển hóa điện. Thay vì cho đối tác đi bộ 6 tầng lầu và hứa hẹn sẽ lắp sau, EDB ngay lập tức kéo một sợi cáp lớn từ tòa nhà kế bên móc vào thang máy. Vào lúc chuyên gia này đến xem tòa nhà mình định thuê, thang máy đã hoạt động, khiến vị khách rất hài lòng và quyết định đầu tư ngay.

Theo chân HP, hàng loạt tập đoàn đa quốc của Mỹ kéo vào Singapore. General Electric (GE) năm 1970 xây 6 nhà máy sản xuất thiết bị điện và động cơ điện. Vào cuối thập niên 1970, GE trở thành nhà tuyển dụng lao động lớn nhất ở Singapore. Bắt đầu từ năm 1975, Singapore đã có thể vô tư loại những nhà đầu tư có phần ngạo mạn, thậm chí to như Công ty xe hơi Mercedes-Benz của Đức đòi chủ nhà phải duy trì vĩnh viễn bảo hộ thuế quan cho họ. Những công ty Mỹ, với tư duy đổi mới công nghệ, sản phẩm liên tục, khiến giá thành sản phẩm hạ xuống, tạo điều kiện cho họ trả lương công nhân cao hơn, đã trở thành thành tố chính yếu của nền kinh tế Singapore.

Môi trường và uy tín

Ngoài môi trường đầu tư tốt, ông Lý còn xây dựng sân bay Changi, con đường nối sân bay đến các khách sạn cao cấp mà doanh nhân nước ngoài thường ở và đường đến Văn phòng Thủ tướng tuyệt đẹp, quang đãng để thuyết phục họ ngay lần đầu tiên đến tìm hiểu đầu tư ở Singapore.

Trong một buổi đón tiếp tại Nhà Trắng năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả ông Lý Quang Diệu là một trong những "nhân vật huyền thoại của châu Á thế kỷ 20 và thế kỷ 21" -
Ảnh: Getty


Ông Lý cũng tâm niệm: “Nếu phải chọn một từ để giải thích cho thành công của Singapore. Tôi nói, đó là niềm tin”. Ông dẫn chứng, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới xảy ra năm 1973, khiến giá dầu thế giới lên cao, Singapore có thể buộc các công ty lọc dầu nước ngoài như BP, Shell, Esso... giữ lại dầu để cung cấp cho riêng Singapore, nhưng ông đã không làm vậy. “Tôi đã công khai bảo đảm với họ vào ngày 10/11/1973 rằng Singapore chia sẻ việc bị cắt giảm cung cấp dầu như những khách hàng khác theo nguyên tắc chia sẻ khó khăn”, ông nói. Và điều đó nâng uy tín của Singapore đối với nhà đầu tư.

Thủ tướng Lý Quang Diệu tiếp đón Thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher,
đến Singapore vào tháng 4.1985 - Ảnh: AFP


Vào năm 1990, khi ông Lý Quang Diệu thôi chức thủ tướng, Singapore là trung tâm lọc dầu lớn thứ 3 thế giới sau Houston (Mỹ) và Rotterdam (Hà Lan); trung tâm thương mại dầu khí lớn thứ 3, sau New York (Mỹ) và London (Anh); và là trung tâm bơm chuyển xăng dầu đứng đầu thế giới.


Kiến thiết 'ốc đảo' sạch và xanh

Chỉ trong 30 năm, Singapore lột xác thành một “ốc đảo” thịnh vượng hàng đầu thế giới, nơi người dân sống trong an toàn, sạch và xanh theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Người dân Singapore trả lại dù miễn phí, vốn được chính quyền bố trí cho những người xếp hàng chờ vào viếng ông Lý Quang Diệu - Ảnh: AFP

Những năm đầu thập niên 1960, “bộ mặt con người đằng sau những con số thất nghiệp” của xã hội Singapore - như cách ông Lý Quang Diệu nói - thật thảm hại. Hàng ngàn người xếp hàng tại các cuộc tiếp dân của các bộ trưởng, nghị sĩ quốc hội để xin việc làm. Nạn taxi dù, buôn bán vỉa hè tràn lan khiến đường phố hôi hám, lộn xộn, mất an ninh, đặc biệt là sau 2 cuộc bạo động năm 1964 trong thời gian Singapore sáp nhập vào Malaysia.

Sau khi tuyên bố độc lập năm 1965, ông Lý quyết tâm xóa sổ tình trạng này và biến Singapore thành một “ốc đảo Thế giới thứ nhất” để thu hút đầu tư cho một nền kinh tế kỹ thuật cao thịnh vượng. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất chẳng có gì khó, nhưng xây dựng kỷ cương, trật tự xã hội và cải tạo những tập quán của người dân thuộc thế giới thứ ba gian nan gấp ngàn lần, ông nói.

Ai cũng có nhà

Việc đầu tiên Lý Quang Diệu nghĩ đến là làm sao “mỗi gia đình sở hữu được một căn nhà, thì đất nước sẽ ổn định hơn”. Ông triển khai mục tiêu này thông qua Cục Phát triển nhà ở (HDB) và Quỹ lương hưu (CPF). CPF ra đời năm 1955 với mục tiêu tích lũy lương cho tuổi già với mức đóng 5% lương tháng của người lao động và 5% từ người sử dụng lao động, và được rút ở tuổi 55.

Năm 1968, ông Lý cho tăng tỷ lệ lương đóng CPF theo mức tăng tiền lương và tăng trưởng kinh tế, có lúc lên đến 50% lương, đồng thời cho phép người lao động dùng CPF để trả 20% tiền phải đóng mua nhà HDB ban đầu và trả nợ tiền nhà hằng tháng trong 20 năm. Về sau, CPF còn được dùng cho trả viện phí, đầu tư chứng khoán... Việc tăng mức đóng CPF hoàn toàn không dễ chịu đối với người lao động nhưng nhờ đó mà nhiều người mua được nhà, trong khi chính phủ hạn chế được lạm phát đồng thời dùng nguồn này để đầu tư hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thay vì đi vay nước ngoài.

Trong thời gian cầm quyền, ông Lý Quang Diệu đã đưa Singapore từ một hòn đảo với kinh tế nghèo nàn trở thành một quốc gia giàu mạnh, mức sống cao hơn cả Anh, Mỹ và Na Uy. Năm 1960, GDP bình quân đầu người của Singapore chỉ là 427 USD thì đến năm 2013 là hơn 55.000 USD/người. Ông Lý đã cho lập các khu công nghiệp, trường cao đẳng đào tạo người lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư - đặc biệt là cho các công ty điện tử, biến Singapore là một trung tâm xuất khẩu, cảng biển lớn và dần dần là trung tâm tài chính của khu vực và thế giới. Ảnh: Getty

Việc đưa người dân quen sống trong những căn nhà lá có vườn tược vào những khu chung cư HDB là một câu chuyện gian nan dài tập ở giai đoạn đầu. Về sau, đáp ứng đúng hạn nhu cầu mua nhà HDB trong bối cảnh vật liệu, nhân công tăng giá lại là bài toán đau đầu khác. Nhưng đến năm 1996, Singapore có 725.000 căn hộ HDB. Theo thống kê của Quỹ tài chính nhà ở quốc tế năm 2012, Singapore là quốc gia có tỷ lệ sở hữu nhà ở cao nhất trong số các nước phát triển, trên 90%.

Bên đó, Singapore cũng lập các quỹ phù hợp đối với mỗi đối tượng thu nhập như Medisave, MediShield, và MediFund để đảm bảo mọi người đều được chăm sóc khi ốm đau. Tuy nhiên, Singapore không chọn đi theo mô hình bảo hiểm y tế 100% mà buộc bệnh nhân phải cùng chi trả (khoảng 2%) chi phí khám chữa bệnh, để tránh lạm dụng. Ông Lý quan niệm rất thực dụng: “Hệ thống phúc lợi xã hội như phương Tây khiến người dân mất đi tính tự lập”.

Người cười cuối cùng

Chiến lược biến hòn đảo khô khan thành một “thành phố công viên” được ông Lý ấp ủ từ rất sớm và vận động người người trồng cây xanh, trong đó ông là người tích cực nhất. Ông trồng cây ở mọi ngóc ngách dân cư mỗi dịp đến thăm và yêu cầu các bộ trưởng, nghị viên chấp hành theo.

Còn cái “sạch” đầu tiên mà ông Lý Quang Diệu thực hiện là xây dựng một chính quyền sạch tham nhũng bởi ông đã thấy tệ nạn này phá hoại các nước láng giềng ra sao. Từ năm 1960, khi còn là một thực thể tự trị dưới sự bảo hộ của Anh, ông Lý đã cho sửa đổi luật chống tham nhũng, cho phép Văn phòng Điều tra tham nhũng (CPIB) có thể điều tra cả bộ trưởng lẫn thủ tướng. Chưa hết, luật mới còn cho phép coi việc quan chức sở hữu tài sản hay chi tiêu xa hoa quá mức thu nhập là bằng chứng tham nhũng gián tiếp. Và để không đẩy người nhà nước vào con đường tham nhũng, ông Lý áp dụng chính sách trả lương cao cho khu vực công, ngang ngửa với thu nhập họ có thể kiếm được ở khu vực tư nhân.

Để thiết lập trật tự xã hội, ông Lý bãi bỏ hệ thống xử án giết người bằng một nhóm bồi thẩm đoàn, vốn dễ dãi và hầu như “tha bổng 99%” do sợ “quả báo”. Ông tái áp dụng luật đánh roi với các tội hiếp dâm, ma túy, mang vũ khí trái phép, phá hoại tài sản công... bởi ông tin “đánh roi có tác dụng răn đe hơn án tù dài hạn”. Ông cấm đốt pháo, cấm hút thuốc nơi công cộng từ năm 1971...

Nhờ những biện pháp này mà Viện Phát triển quản lý thế giới năm 1997 đã xếp Singapore số 1 về trật tự an ninh bởi “ở đây con người hoàn toàn có thể an tâm về tính mạng và tài sản của họ”.

Trong hồi ký của mình, ông Lý cũng nói rằng báo chí phương Tây không có gì để đưa tin về Singapore nên thường lấy những biện pháp khắt khe của nước này ra làm trò cười. “Nhưng tôi tin rằng Singapore mới là người cười cuối cùng”, ông viết.


Làm bạn với lợi ích

Bất chấp quá khứ hay khác biệt ý thức hệ, vào một thời điểm nào đó, nước nào có thể mang lại lợi ích cho Singapore là ông Lý Quang Diệu hướng đến.

Ông Lý Quang Diệu thăm Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore năm 2007 - Ảnh: Diệp Đức Minh

Tìm đến Tokyo

Cũng như nhiều nước châu Á khác, Singapore trải qua hơn 3 năm rưỡi đen tối dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật hoàng, từ ngày 15/2/1942. Hàng chục ngàn người Singapore gốc Hoa đã bỏ mạng, đặc biệt là trong cuộc thảm sát kéo dài từ 18/2 – 4/3/1942. Bản thân ông Lý khi ấy đã bị cuộc chiếm đóng dập tắt ước mơ giành học bổng Nữ hoàng để du học Anh quốc và suýt chết dưới họng súng của lính Nhật, ông kể trong hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923 - 1965.

Nhưng, vào giữa thập niên 1965, khi Singapore đối mặt nghiêm trọng với nạn thất nghiệp làm xã hội rối ren, ông Lý đã nhìn nhận chính trong giai đoạn bị Nhật chiếm đóng Singapore lại khá trật tự, nạn trộm cắp không hề xảy ra, người dân có thể ngủ mà không cần đóng cửa. Mặt khác, sự trỗi dậy và phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản sau Thế chiến 2 đã thôi thúc ông Lý tìm đến Tokyo.

Giảng viên John Curtis Perry dạy lịch sử ngành hàng hải tại Trường Luật và ngoại giao Fletcher của Đại học Tufts (Mỹ) viết trên tờ Wall Street Journal ngay sau khi ông Lý qua đời: “Singapore dưới thời Lý Quang Diệu đã bỏ qua những ký ức cay đắng trong quá khứ để hướng tới những lợi ích tốt đẹp hơn trong hiện tại... Ông Lý đã tìm đến Nhật Bản để tìm hỗ trợ cho ngành đóng tàu và điện tử, và đã thành công trong việc thu hút đầu tư từ nước này để tạo ra nền kinh tế chế tạo có nhiều việc làm”.

“Bình thường hóa” với Bắc Kinh

Trong hồi ký Câu chuyện Singapore: 1965 - 2000, ông Lý viết: “Mối quan hệ Singapore - Trung Quốc rất dài, phức tạp và không bình đẳng”, và ông đã từng không phản hồi thư mời thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1975.

Chu Ân Lai (Chou En-lai) Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
(5 tháng 3 năm 1898 – 8 tháng 1 năm 1976)

Cựu phóng viên chiến trường người Singapore Chin Kah Chong nói ông Lý đã 4 lần từ chối các lời mời của Chu Ân Lai trước khi quyết định thăm Bắc Kinh tháng 5/1976, khi biết ông Chu bệnh rất nặng. Chuyến thăm đó chẳng mấy vui vẻ, theo lời kể của cô con gái Lý Vỹ Linh tháp tùng cha trên tờ Straits Times năm 2010.

Đặng Tiểu Bình (Dèng Xiǎopíng) Phó thủ tướng Trung Quốc
(22 tháng 8, 1904 - 19 tháng 2, 1997)

Tuy nhiên, sau khi gặp ông Đặng Tiểu Bình trong cương vị Phó thủ tướng Trung Quốc thăm Singapore vào tháng 11/1978, thái độ của ông Lý đổi khác khi nhận ra ông Đặng là người có tư tưởng cải cách. Cùng 1978, ông Lý mở cuộc vận động người dân Singapore nói tiếng Hoa phổ thông (Mandarin) thay vì dùng cả 7 phương ngữ khác nhau của miền nam Trung Quốc. Mandarin được dạy trong nhà trường với tư cách là “tiếng mẹ đẻ đầu tiên” (bên cạnh tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính), thay vì chỉ là “ngôn ngữ thứ hai” như hồi 1965. Các cháu nội của ông Lý sinh vào thập niên 1980 về sau đều mang họ “Li” (phiên âm theo Mandarin) thay vì “Lee” (phiên âm Phúc Kiến) như ông, các con ông và các thế hệ trước. Thật ra, việc mở cửa nền kinh tế dưới thời Đặng Tiểu Bình mở ra nhiều cơ hội làm ăn cho doanh nghiệp Singapore tại Trung Quốc, “đã tạo nên sự thay đổi quyết định trong thái độ của người Hoa Singapore trong việc học Mandarin”, ông Lý lý giải.

Sau chuyến thăm của ông Đặng, các tập đoàn kinh tế lớn của Singapore lần lượt đến Trung Quốc. Nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mang thương hiệu Singapore mọc lên ở khắp Hoa lục. Thương mại song phương cũng tăng ngoạn mục. Theo số liệu của Cục Doanh nghiệp quốc tế Singapore (IE), năm 2013 Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với kim ngạch song phương (xuất nhập khẩu) đạt khoảng 90 tỉ USD, trong khi Singapore là quốc gia đầu tư lớn nhất ở Trung Quốc với tổng vốn 7,23 tỉ USD.

Đối tác chiến lược với Hà Nội

Cựu nhà báo Chin Kah Chong cũng nói rằng : một giai đoạn không mấy hài hòa trong quan hệ giữa Singapore với VN cho tới cuối thập niên 1980. Hồi ký của ông Lý Quang Diệu cũng nhắc đến điều này. 

Thủ tướng Võ Văn Kiệt
(23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008)

Nhưng quan hệ hai nước hoàn toàn thay đổi sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Singapore vào tháng 11/1991. Ông Lý đáp lại bằng chuyến thăm VN vào tháng 4/1992, và liên tục trở lại vào tháng 11/1993, 3/1995, và 11/1997... Đối lại, các lãnh đạo VN cũng liên tục thăm Singapore, như Tổng bí thư Đỗ Mười (10/1993), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (5/1994), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (9/1995), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (4/1998)...

Chỉ 1 năm sau chuyến thăm đầu tiên của ông Lý, “trong năm 1992, Singapore là bạn hàng buôn bán lớn nhất của VN với tổng khối lượng hàng hóa lên đến 1,4 tỉ USD”, báo đưa tin ngày 18/11/1993 nhân chuyến thăm VN lần thứ hai của ông Lý Quang Diệu. Rồi 5 khu công nghiệp VN - Singapore (VSIP) lần lượt ra đời trên dải đất hình chữ S. Hợp tác song phương trên nhiều mặt qua một thập niên đã đưa hai nước đến quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 9/2013. Tính đến tháng 6/2014, Singapore là nước đầu tư lớn thứ 3 ở VN với tổng vốn 30,5 tỉ USD, thương mại song phương năm 2013 đạt 13,9 tỉ USD.

Nhận định về chính sách ngoại giao “thực tiễn và thực dụng” mà ông Lý chủ trương, ông Chin nói: “Lý Quang Diệu không tôn thờ chủ nghĩa nào, không ngả hẳn theo bên nào. Vào một thời điểm nào đó, nước nào có thể mang lại lợi ích cho Singapore là ông ấy hướng đến thôi”.


Nhận định của Lý Quang Diệu về Mỹ - Trung Quốc - Ấn Độ

Báo giới gọi cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu là "Kissinger của phương Đông" và những nhận định của ông về địa chính trị luôn được đánh giá cao.

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu phát biểu tại buổi ra mắt cuốn hồi ký One Man's View of the World (tạm dịch: Cách nhìn nhận của một con người về thế giới), năm 2013. Ảnh: Straitstimes

Như nhiều người bước sang tuổi "thất thập cổ lai hy", Lý Quang Diệu rất thích kể về cuộc sống của ông, những kỷ niệm mà ông đã chia sẻ với vợ trong nh ững năm 60 và 3 người con của họ. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa ông và những lão niên khác là việc ông Lý luôn bận tâm tới những thách thức mà Singapore sẽ phải đương đầu khi ông qua đời.



Theo Diplomat, Singapore thực sự là đất nước của Lý Quang Diệu bởi ông chính là người lập quốc và sau đó giữ các chức vụ quan trọng như thủ tướng, bộ trưởng cao cấp và bộ trưởng cố vấn. Sau khi xem cuốn cuốn hồi ký Từ thế giới thứ ba đến Thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore, nhà báo nổi tiếng Nicholas Kristof nhận định: "Nhiều nhà lãnh đạo đã cố định hình đất nước của họ như Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lenin ở Nga hay Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc, nhưng không ai để lại dấu ấn sâu sắc hơn Lý Quang Diệu". 

Ông Lý lo ngại về việc các nhà lãnh đạo Singapore tương lai có thể cho rằng, hòa bình và thịnh vượng của đảo quốc là điều tất yếu. Cựu thủ tướng cũng lo ngại Singapore có thể bị kẹt giữa sự mất lòng tin chiến lược ngày càng tăng giữa hai người khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ. 

Nhận định về mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu trong một cuộc phỏng vấn năm 2009. Ảnh: Singapolitics 

Từ sự tôn trọng mà giới lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc dành cho cựu thủ tướng Singapore, giới chuyên gia đặc biệt quan tâm tới nhận định của ông Lý. Trong cuốn sách Lý Quang Diệu: Hiểu biết bậc thầy về Trung Quốc, Mỹ và thế giới, cố thủ tướng Singapore bình luận về mối quan hệ giữa hai quốc gia này.

"Một cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra, nhưng xung đột thì không. Đây không phải là Chiến tranh Lạnh, mà sẽ là sự tranh giành tầm ảnh hưởng. Tôi nghĩ cả hai nước đều phải nể nhau bởi Trung Quốc cần thị trường, công nghệ của Mỹ. Họ cũng cần những sinh viên du học tại Mỹ để nghiên cứu những phương thức kinh doanh nhằm đẩy mạnh sự phát triển", tạp chí Atlantic dẫn nhận định của ông Lý.

Lý Quang Diệu không đồng tình với khái niệm tình trạng suy thoái, vốn dần trở nên phổ biến trong giới bình luận Mỹ. Thay vào đó, người lập quốc của Singapore nhấn mạnh khả năng tái tạo của Washington, cũng như vô số thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt trong khi cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.


Dự đoán tương lai Trung Quốc

Ông Lý Quang Diệu cho hay, từ tiến trình lịch sử và động lực hiện tại của Trung Quốc, người ta không nên ngạc nhiên trước việc nước này khát khao trở thành bá chủ thế giới.

Theo nhận định của ông, Trung Quốc vốn quen với suy nghĩ rằng, trong một hệ thống quốc tế, người Hoa là trung tâm và các nước láng giềng phải đóng góp cho họ. Ông Lý cũng dự đoán, Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và sẽ gây khó khăn hơn cho quân đội Mỹ trong các hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tháng 5/2011, khi phóng viên hỏi liệu Trung Quốc có thế chân Mỹ để trở thành quốc gia thống trị châu Á và cuối cùng là toàn thế giới, ông Lý trả lời rằng: "Dĩ nhiên. Tại sao không chứ? Họ đã biến một xã hội nghèo đói bằng một bước tiến thần kỳ về kinh tế và nay trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới. Theo đà này, họ sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 20 năm tiếp theo".

Năm 1993, trong một bài viết cho tạp chí Foreign Affairs, nhà báo Nicholas Kristof trích lời của cựu thủ tướng Singapore cho rằng, Trung Quốc là đối thủ lớn nhất trong lịch sử thế giới. 3 năm sau, ông Lý nhận định, Trung Quốc có thể sẽ tranh ngôi vị hàng đầu của Mỹ trong 3 thập kỷ tới.


Ấn Độ trong mắt Lý Quang Diệu

Trong cuốn Lý Quang Diệu: Hiểu biết bậc thầy về Trung Quốc, Mỹ và thế giới, cựu thủ tướng Singapore cho hay: "Trong các lần tôi tới thăm Ấn Độ vào năm 1959 và 1962, khi Jawaharal Nehru đang nắm quyền, tôi nghĩ Ấn Độ có triển vọng trở thành một xã hội phồn thịnh và một cường quốc lớn. Đến cuối thập niên 1970, tôi nghĩ họ sẽ trở thành một cường quốc quân sự lớn, chứ không phải một cường quốc mạnh về kinh tế do bộ máy quan liêu cứng nhắc của họ".

Theo "người cha lập quốc" của Singapore, nếu Ấn Độ không trỗi dậy, châu Á sẽ bị nhấn chìm. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện của New Delhi trong khu vực hoặc thông qua một sự dàn xếp an ninh địa phương. Đồng tình với tầm nhìn về toàn cảnh thế giới của ông Lý, nhà báo Mỹ Arnaud de Borchgrave gọi nguyên thủ tướng Singapore là "Kissinger của phương Đông". Một điều tình cờ là cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng tuyên bố nhiều lần rằng, nhà lãnh đạo thế giới mà ông học hỏi được nhiều nhất chính là Lý Quang Diệu. Kissinger cũng từng nhận định rằng, thế giới sẽ không có một Lý Quang Diệu thứ hai.


Ông Lý Quang Diệu chuẩn bị kỹ cho tương lai Singapore

Singapore - quốc đảo nhỏ bé với 5,4 triệu dân - sẽ như thế nào khi nhà lãnh đạo sáng lập đất nước qua đời?

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Ảnh: AFP

Sau hơn 30 năm điều hành đất nước ở cương vị thủ tướng, ông Lý Quang Diệu kiến tạo nên một đất nước Singapore tiêu biểu cho sự bứt phá tự lực, trở thành một trong những quốc gia giàu, ổn định và an toàn nhất thế giới.

Người dân Singapore đang được hưởng thụ mức sống ngang tầm với người dân Nhật Bản và các nước tiên tiến ở châu Âu, Bắc Mỹ.

Trong những năm qua, nhằm chuẩn bị cho sự ra đi không tránh khỏi theo quy luật "sinh lão bệnh tử" của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, Singapore đã lặng lẽ chuẩn bị cho lộ trình phát triển đất nước ở giai đoạn không còn ông Lý Quang Diệu.

4 năm thử nghiệm

Từ năm 2011 khi Lý Quang Diệu rời cương vị cố vấn chính phủ, 4 năm qua Singapore vận hành không có ông Lý trong nội các.

Đảng Hành động nhân dân (PAP)

Theo báo Wall Street Journal, Lý Quang Diệu rời bỏ nội các đúng một tuần sau khi Đảng Hành động nhân dân (PAP) của ông chỉ nhận 60,14% tổng số phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử. Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ khi đảo quốc giành được độc lập.

Theo nhiều quan chức chính phủ và giới quan sát, tỷ lệ đó phản ánh phần nào phản ứng của công luận trước căng thẳng kinh tế - xã hội dấy lên trong những năm qua tại Singapore.

Cũng từ đó chiến lược ưu tiên phát triển kinh tế của Singapore có những điều chỉnh. Trong các năm qua, người dân có nhiều cơ hội nói lên bức xúc liên quan tới các vấn đề như giá nhà và chi phí đi lại tăng cao, tình trạng nhập cư ồ ạt của lao động nước ngoài và nới rộng khoảng cách thu nhập trong xã hội.

Đảng PAP cam kết tiết chế các mục tiêu phát triển đất nước đặt ra và dành tâm huyết nhiều hơn cho các giải pháp tích cực trong việc chia sẻ thành quả gặt hái được của nhà nước với các tầng lớp công dân thuộc nhóm có thu nhập thấp và trung bình.

Thủ tướng đương nhiệm Singapore và cũng là con trai cả của ông Lý Quang Diệu chính là người chịu trách nhiệm giám sát công cuộc chấn chỉnh này.

Dưới sự điều hành từ năm 2004 của Thủ tướng Lý Hiển Long, chính phủ Singapore nỗ lực tái thiết thương hiệu một trung tâm thế giới về văn hóa và thương mại.

Gần đây, Singapore bắt đầu thực hiện việc áp mức thuế cao hơn với tầng lớp giàu có và tăng ngân sách cho phúc lợi xã hội. Đây được xem là một phần của chiến lược lâu dài nhằm định hình lại kinh tế đất nước và thích ứng với những nhu cầu xã hội đang thay đổi.

Ông Yeoh Lam Keong, nhà kinh tế học và là giáo sư kiêm nhiệm tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhận định:

“Với những thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế Singapore và một môi trường chính trị có tính đa nguyên hơn, một số tư tưởng và cách thức điều hành của ông Lý Quang Diệu có thể sẽ giảm mức độ ảnh hưởng. Dẫu vậy, những tư tưởng dân chủ xã hội cốt lõi và các mục tiêu mà nhóm lãnh đạo sáng lập của ông ấy (Lý Quang Diệu) theo đuổi chắc chắn sẽ vẫn liên quan tới hôm nay. Đó là việc tìm kiếm cơ hội bình đẳng cho mọi người dân khi tiếp cận với giáo dục, y tế, nhà cửa và các cơ sở hạ tầng chung, những vấn đề liên quan tới chính sách dân số và nhập cư, môi trường liên quan tới tình trạng tăng dân số quá mức”. 

Ông Yeoh cũng khẳng định: “Chắc chắn chúng tôi phải làm nhiều hơn nữa để tập trung vào các nỗ lực nhằm theo đuổi những mục tiêu này”.



Singapore vĩnh biệt ông Lý Quang Diệu

Ngày 29.3, hàng vạn người đứng xếp hàng trên các con đường lớn ở Singapore để vĩnh biệt cựu Thủ tướng đầu tiên của nước này, ông Lý Quang Diệu. Nhiều lãnh đạo trên thế giới đã đến Singapore tham dự lễ truy điệu ông.

Singapore vĩnh biệt ông Lý Quang Diệu - ảnh 1
Người dân Singapore xếp hàng trước tòa nhà Quốc hội Singapore, chờ được vào viếng linh cữu ông Lý Quang Diệu lần cuối vào ngày 28.3 - Ảnh: Reuters

Mọi người xuất hiện từ rất sớm, xếp hàng trên những khu vực dọc theo lộ trình dài 15 km đưa linh cữu  của ông Lý Quang Diệu từ tòa nhà Quốc hội đến Đại học Quốc gia Singapore, nơi lễ truy điệu bắt đầu vào lúc 14 giờ (tức 13 giờ theo giờ VN). 

Theo thông cáo của Bộ Thông tin - Truyền thông Singapore, trong vòng một tuần qua đã có hơn 450.000 người đến tòa nhà quốc hội để viếng nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu, trung bình mỗi giờ có 6.500 khách. Hiện tại đây còn lưu giữ hơn 131.000 thiệp chia buồn. Ngoài ra, tính đến sáng 29.3, số người đến tưởng niệm tại 18 địa điểm chính thức do chính phủ lập ra là khoảng 1,1 triệu người.

Ngay sau giữa trưa 29.3, linh cữu của ông Lý Quang Diệu được đoàn xe di chuyển qua những nơi gắn liền với sự nghiệp chính trị 60 năm qua của ông Lý Quang Diệu.

Nhiều lãnh đạo thế giới bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, Indonesia … đến tham dự lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore.

Trong quá trình diễn ra quốc tang, một khẩu đội pháo bắn 21 phát, các chiến đấu cơ của Không quân Singapore bay đội hình trên không với một trong những máy bay này tách đội hình, bay đi mất, thể hiện sự ra đi của ông Lý Quang Diệu và những tiếng còi vang lên để cả nước Singapore dành một phút mặc niệm ông.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire