Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Xung đột với các nước láng giềng
Ấn Độ
Chiến tranh Trung-Ấn cũng gọi là Xung đột biên giới Trung-Ấn, là một cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ấn Độ. Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như hàng loạt các cuộc xung đột biên giới diễn ra sau cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, và Ấn Độ trao qui chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma. Ấn Độ cũng thực hiện chính sách thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, gồm cả một số vị trí nằm ở phía bắc tuyến McMahon, là phần phía đông của đường kiểm soát trên thực tế do Trung Quốc tuyên bố năm 1959.
Giao tranh bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 1962 giữa Quân Giải phóng Nhân dân và Quân đội Ấn Độ. Quân Trung Quốc đồng loạt mở các cuộc tấn công tại Ladakh và dọc theo tuyến McMahon ngày 20 tháng 10 năm 1962, trùng hợp với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Quân Trung Quốc tràn qua các vị trí của quân Ấn Độ tại cả hai mặt trận, đánh chiếm được Rezang la tại Chushul ở mặt trận phía tây, cũng như Tawang ở mặt trận phía đông. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngưng bắn vào ngày 20 tháng 11 năm 1962, và rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được.
Cuộc chiến tranh Trung Ấn đáng chú ý vì đây là cuộc chiến sơn cước quy mô lớn ở độ cao trên 4250 mét đặt ra nhiều vấn đề hậu cần cho cả hai bên tham chiến. Cuộc chiến cũng đáng ghi nhớ bởi việc cả hai bên không sử dụng không quân hay hải quân tham chiến.
Hệ quả của cuộc chiến là Ấn Độ thay đổi toàn diện quân đội để chuẩn bị cho các xung đột tương tự trong tương lai và đã đặt áp lực lên Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, người bị cho là chịu trách nhiệm vì đã không tiên liệu cuộc xâm lấn của Trung Quốc.
Kazakhstan
Vẫn còn những tranh chấp và bất đồng tại khu vực sông Sarychildy, các đèo Chagan-Obo và Baimurza. Ngoài ra Trung Quốc còn muốn sử dụng thêm nguồn nước sông Irtysh cho công nghiệp và nông nghiệp ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và kinh tế của Kazakhstan.
Liên Xô
Cuộc xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969 là một loạt các vụ đụng độ vũ trang giữa Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xảy ra vào lúc cao điểm của sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thập niên 1960. Một hòn đảo trên sông Ussuri mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo và Liên Xô gọi là Damansky gần như đưa Liên Xô và Trung Quốc vào chiến tranh năm 1969.
Tây Tạng
Trung Quốc chiếm Tây Tạng, đàn áp người dân bản xứ, tiến hành "Hán hóa" bằng cách di dân Hán từ nơi khác tới để chiếm đất, chiếm nền Kinh tế của Tây Tạng, dùng người Hán để đàn áp người thiểu số Tây Tạng.
Hàn Quốc
Vương quốc Koguryo của người Triều Tiên hiện nay phần lớn nằm ở phía Trung Quốc. Đã có những tranh chấp gay gắt giữa hai nước khi các nhà làm phim Hàn Quốc dựng bộ phim Truyền thuyết Jumong, người Trung Quốc cho rằng Hàn Quốc cố tình viết lại lịch sử, trong khi người Hàn Quốc cho rằng lãnh thổ đó phải thuộc về mình và người Triều Tiên đã bị đồng hóa thành người gốc Hán.
Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc, người dân cũng đang phẫn nộ về việc Trung Quốc kiểm soát một phần ngọn núi được coi là linh thiêng trong thần thoại của người Triều Tiên. Được gọi là núi Paektu theo Hàn Quốc và Changbai theo phía Trung Quốc, ngọn núi đứng giữa biên giới Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên
Việt Nam
Việt Nam từng bị Trung Quốc đô hộ trong 10 thế kỷ (Từ thế kỉ 2 TCN đến năm 938), là nước luôn bị Trung Quốc nhòm ngó trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong tất cả các triều đại/chính phủ của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ giáp ranh với Việt Nam (Tần, Triệu, Hán, Ngô, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Trung Hoa Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), triều đại/chính phủ nào cũng đưa quân sang Việt Nam với ý định thôn tính lãnh thổ hoặc ít nhất là kiểm soát chính quyền. Các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc được xem là một trong những chủ đề chính của lịch sử Việt Nam. Gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 do quân đội Trung Quốc tấn công nhằm làm khó khăn cho Việt Nam trong chiến dịch tiêu diệt Khmer Đỏ nhưng đã bị quân và dân Việt Nam chặn đứng ngay từ lúc xuất binh. Do vậy mục tiêu mà Trung Quốc đề ra là có thể tấn công vào Hà Nội để đoạt chính quyền của Việt Nam mà lúc đó đang thân Liên Xô - chống Trung Quốc đã phải hủy bỏ. Trung Quốc chỉ chiếm được 4 thị xã là Lào Cai, Cam Đường, Cao Bằng, Lạng Sơn, còn Lai Châu và Hà Giang thì chỉ bị phá hủy và 17 huyện là Đinh Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Tràng Định, Văn Lãng của Lạng Sơn, Thông Nông, Hà Quảng, Hòa An, Thạch An, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Quảng Hòa của Cao Bằng, Vị Xuyên, Yên Minh của Hà Giang, Sìn Hồ, Phong Thổ của Lai Châu. Ngoài ra Trung Quốc còn bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công vào các thị trấn dọc biên giới mà Trung Quốc làm căn cứ như Bằng Trường, Hà Khẩu, Đông Hưng, Ninh Minh, Ma Lât Pha....
Hành vi xâm chiếm trái phép Hoàng Sa năm 1974, đảo Gạc Ma (Trường Sa) 1988 hay những vụ việc gây hấn khác mà gần đây nhất là vụ đặt giàn khoan tại Hoàng Sa của Trung Quốc là hành động vô đạo và vô lý.
Từ ngày 02/05/2014, 90 triệu người dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình dõi ra Biển Đông nơi Hoàng Sa thân yêu của chúng ta dậy sóng. Kể từ khi Cục Hải sự Trung Quốc thông báo đưa giàn khoan HD-981 xuống vùng biển của Việt Nam, tất thảy đồng bào Việt Nam từ văn sĩ, trí thức cho đến những người lao động bình thường nhất đều dõi theo những tin tức phát đi từ truyền hình, từ báo chí, mọi thông tin dù nhỏ nhất từ biển đảo quê hương đều được người dân quan tâm. Lúc này, chủ quyền lãnh thổ là tối thượng. Hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đã gây nên sự căm phẫn không chỉ của người dân Việt Nam mà cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phản đối. Ngay cả chính các học giả của Trung Quốc cũng không thể chấp nhận hành động phi lý này.
Cục Hải sự Trung Quốc đã thông báo đưa giàn khoan HD-981 xuống Biển Đông ở tọa độ 15 độ 29 phút, 58 giây, vĩ đỗ Bắc và 11 độ 12 phút, 06 giây, kinh độ Đông từ ngày 02/05/2014 đến 15/08/2014. Tọa độ mà giàn khoan HD-981 của Trung Quốc tác nghiệp nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, toàn bộ tài nguyên nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế này thuộc về chủ quyền của quốc gia ven biển. Các cá nhân và quốc gia nước ngoài muốn khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế này phải được sự đồng ý của Nhà nước quốc gia ven biển. Trong trường hợp này phải được sự đồng ý của Nhà nước Việt Nam. Nếu không được sự đồng ý của Nhà nước Việt Nam mà Trung Quốc khai thác dầu khí là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, vi phạm Công ước về Luật Biển năm 1982. Thực chất là xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế này của Việt Nam.
Như vậy là ta phải khẳng định việc đưa giàn khoan HD-981 của Trung Quốc vào tọa độ này để tác nghiệp là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam được quốc tế bảo hộ mà trực tiếp là Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982. Họ đã đã vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và vi phạm về tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC).
Hành động này của Trung Quốc, thêm một lần nữa cho cộng đồng thế giới nhìn rõ một cách toàn diện nhất, đầy đủ nhất bản chất của Trung Quốc là tham vọng độc chiếm Biển Đông, đồng thời một lần nữa chứng minh Trung Quốc thường nói một đằng làm một nẻo.
Không chỉ vi phạm các định chế quốc tế, chính họ, lãnh đạo Trung Quốc đã vi phạm những tuyên bố và vùng đặc quyền kinh tế có chế độ pháp lý riêng do Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 quy định về các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Cụ thể như sau:
- Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.
- Đối với các tài nguyên không sinh vật, quốc gia ven biển tự khai thác hoặc cho phép quốc gia khác khai thác cho mình và đặt dưới quyền kiểm soát của mình. Đối với các tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển tự định tổng khối lượng có thể đánh bắt, khả năng thực tế của mình và số dư có thể cho phép các quốc gia khác đánh bắt.
Chủ nghĩa Bành trướng thời kỳ mới
Sau tiến hành đổi mới những năm 1970, Trung Quốc dần dần trở thành một trong những cường quốc lớn trên thế giới. Tính tới 2010, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Với sức mạnh của tiềm lực kinh tế, tư tưởng Bành Trướng của Trung Quốc đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ. Một mặt, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo, một mặt sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế đàn áp các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, nhằm mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng.
Trung Quốc đã và đang thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với các quốc gia khác, xây dựng quan hệ đối tác với Mỹ và EU. Với các cường quốc, Trung Quốc tận dụng các mối quan hệ, tránh đụng độ, tuân thủ nguyên tắc ngoại giao đặt ra 40 năm trước của Đặng Tiểu Bình, đó là "giấu mặt". Mặt khác, khi quan hệ với những nước nhỏ đó, Trung Quốc dễ dàng đưa lực lượng Hoa kiều hùng hậu của mình sang thâu tóm nền kinh tế còn yếu kém của các nước đó, ví dụ với Lào, Campuchia, Miến Điện hay Việt Nam.
Gần đây là quan hệ với khu vực châu Phi nhiều tài nguyên. Chính ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đã làm các nước phương Tây lo sợ lẫn sự nghi kị của người dân các nước châu Phi đó.
Hiện nay Trung Quốc mưu đồ bành trướng xuống phương Nam, ráo riết nô dịch hóa theo hình thức thuộc địa kiểu mới các nước Miến Điện, Việt Nam, Lào, Camuchia bằng những thủ đoạn từ lộ liễu đến tinh vi, từ hợp tác kinh tế, viện trợ kinh tế - tài chính - giáo dục - văn hóa, đẩy mạnh thương mại một chiều, làm đường xá, khai thác khoáng sản, năng lượng, cấy dân cư, đề xướng cư dân lân bang đi lại không hộ chiếu, cho đến thủ đoạn then chốt là mua chuộc nhóm lãnh đạo chính trị của các nước này.
Campuchia
Campuchia là một quốc gia giáp biên giới với Việt Nam, phần lãnh thổ phía nam của Việt Nam trước kia là Đế chế Khmer. Tuy nhiên, sau nhiều năm nội chiến, đất nước suy yếu và Campuchia mất dần lãnh thổ vào tay các chúa Nguyễn, triều đình nhà Nguyễn qua các đợt di dân của người Việt. Vì thế, người Campuchia luôn có mâu thuẫn với Việt Nam, cộng với bản tính hiếu chiến, họ sẵn sàng gây chiến tranh để đòi lại vùng đất lẽ ra phải thuộc về họ.
Về Campuchia, Trung Quốc định dùng quốc gia này gây náo loạn vùng biên giới Tây Nam Việt Nam. Thời kì 1979-1989, chế độ Khmer Đỏ dưới sự ủng hộ của chính quyền Trung Quốc đã tạo nên nhiều cuộc chiến tranh man rợ và dã man nhằm vào nhân dân Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục dụ dỗ những người Việt gốc Hoa di dân khỏi Việt Nam (vấn đề "Nạn kiều" theo cách gọi của họ), gây náo loạn cho khu vực biên giới phía Bắc. Ngày nay, người dân Campuchia vẫn không hoàn toàn thích sự có mặt của người Việt Nam trên đất nước họ, và đây là vấn đề mà nhà nước Trung Quốc tiếp tục khai thác triệt để, như quốc vương thân Trung Quốc Norodom Sihanouk-một nhân vật có thiên hướng chống Việt Nam, mặc dù hiện nay chính phủ của ông Hun Sen là chính phủ thân Việt Nam.
Pakistan
Pakistan là một quốc gia Hồi giáo, được tách ra từ Ấn Độ. Quốc gia này có khá nhiều mâu thuẫn với Ấn Độ như: Ấn Độ giúp Bangladesh tách khỏi Pakistan, vấn đề tranh chấp vùng Kashmir, xung đột tôn giáo giữa đạo Hindu và đạo Hồi. Lợi dụng những tranh chấp này, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao khá gần gũi với Pakistan, và nhờ đó Pakistan gây rất nhiều khó khăn cho Ấn Độ. Trong những năm gần đây sự hợp tác này còn sâu đậm hơn thậm chí Trung Quốc còn ký vài hiệp ước bảo vệ với Pakistan. Trung Quốc là một nguồn cung cấp chính thức các thiết bị quân sự cho Pakistan và đã hợp tác với Pakistan trong việc sản xuất những vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.
Bắc Triều Tiên
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hiện nay là một trong những quốc gia nghèo nhất vùng Đông Á, bên cạnh các quốc gia giàu mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Nhà nước cộng sản này đang được sự hậu thuẫn rất nhiều từ phía đồng minh Trung Quốc. Trước đây, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Triều Tiên đã mở cuộc chiến tranh với Hàn Quốc (1950-1953), nhằm thống nhất lãnh thổ, nhưng dưới sự can thiệp của Hoa Kỳ và các đồng minh, Triều Tiên đã không thành công.
Hiện nay, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên là nỗi lo lớn của nền hòa bình khu vực Đông Á, đã có nhiều cuộc đàm phán nhằm tìm giải pháp cho vấn đề này nhưng cũng chưa giải quyết trọn vẹn. Với lá bài Triều Tiên, Trung Quốc đã gián tiếp đe dọa an ninh của Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Điều đó đã buộc Nhật Bản nâng Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng nhằm cân bằng lực lượng.
Giàn khoan HD 981 đặt trái phép : Việt Nam phải làm gì để chống Trung Quốc?
Vì sao Trung Quốc sớm có kế hoạch khoan dầu ở biển Đông vào lúc này?
Tổng thống Obama trở về Washington hồi tháng trước sau chuyến công du 4 nước châu Á, nơi ông chỉ trích chính sách xâm lấn ức hiếp của Trung Quốc và cam kết bảo vệ tất cả đồng minh bằng tất cả năng lực của Hoa Kỳ. Tuần tới sẽ có cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt tại Washington, trong khi phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương sự vụ là ông Daniel Russel đang có mặt ở Hà Nội dường như để góp ý kiến về đề tài thảo luận cho phái đoàn Việt Nam đi Washington. Tuần sau cũng có Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, nơi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nêu vấn đề biển Đông như đề tài chính yếu. Và giữa lúc ấy thì Trung Quốc đem giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam. Đó là sự trùng hợp hay có sự tác động lẫn nhau ?
Có thể đó là một hành vi khiêu khích với Hoa Kỳ và châu Á, nhưng cũng có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong lãnh hải Việt Nam chỉ là việc sớm muộn gì họ cũng phải làm, vì lý do chiến lược hơn là vì những sự kiện chính trị.
Chuyên gia Carl Thayer ở Australia cho rằng có thể Trung Quốc phản ứng với chuyến công du của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sang 4 quốc gia châu Á vừa qua. Nhưng người Việt Nam đã chờ đợi việc này từ lâu, sau khi Trung Quốc thành lập địa-cấp-thị Tam Sa, lấy đảo Phú Lâm của Việt Nam làm thủ phủ, đặt tên là Vĩnh Hưng đảo. Diễn đàn này cũng từng dự đoán là Trung Quốc sẽ có một hành vi quyết đoán trước khi Việt Nam hoàn bị lực lượng hải quân, không quân. Nhưng lý do chủ yếu vẫn là vì sự thúc bách của nhu cầu nguyên nhiên liệu của Trung Quốc, khiến họ trước sau gì cũng phải khai thác dầu bất hợp pháp trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là chiến lược sinh tử của Bắc Kinh vì một nền kinh tế phát triển, một lực lượng quân sự cần lớn mạnh ngang hàng Nga-Mỹ.
Hẳn nhiên Trung Quốc đã sớm có kế hoạch khoan dầu ở biển Đông ngay từ khi gây tranh cãi về đường lưỡi bò chiếm đến hơn 80% diện tích biển Đông, mà phần lớn thuộc về lãnh hải Việt Nam. Thành lập địa-cấp-thị Tam Sa cũng nằm trong kế hoạch này mà thôi.
Việt Nam làm được gì?
Hiện tình đáng lo ngại ở chỗ chắc chắn Trung Quốc không thể lùi bước, một khi đó đã là chiến lược lâu dài. Việt Nam cũng khó lòng tháo lui, tình hình sẽ diễn tiến ra sao?
Dù toàn dân sẳn sàng hy sinh, Việt Nam cũng không thể khai chiến vào lúc này, là lúc lực lượng quân sự còn trong giai đoạn tăng cường để phát triển lớn mạnh đến mức đủ sức tự vệ.
Tuy không quân hải quân Trung Quốc cũng đang trong thời kỳ phát triển cho hoàn chỉnh, nhưng tương quan lực lượng hiện nay chênh lệch rất xa. Quân đội Việt Nam vào ngày hôm nay không thể đương đầu với hải lục không quân Trung Quốc. Các cấp lãnh đạo và người dân trong nước hẳn cũng hiểu điều đó, nên Việt Nam phải tìm cách hành động sao cho ít nguy cơ đụng độ, vùa giữ thể diện đồng thời vẫn giữ lập trường bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và... chờ thời, nghĩa là chờ chuẩn bị xong xuôi rồi mới có thể tính thêm những bước cương quyết hơn.
Nếu Việt Nam hành động mạnh ngay lúc này, mà người ta tin đó không phải là ý định của Hà Nội, thì đó chỉ là manh động, không thể tránh thất bại.
Qua ngày thứ năm Trung Quốc chối bỏ, nói không có vụ đụng chạm trên biển, và kêu gọi Việt Nam đàm phán để giữ hoà bình. Đây chỉ là chiến thuật "vừa đánh vừa đàm" mà Việt Nam biết rất rõ vì đó cũng là tiểu xảo của Hà Nội cách nay không lâu. Nay Trung Quốc miệng kêu gọi đàm phán, không chừng đang chuẩn bị điều động vài lộ quân áp sát biên giới phía bắc, gây áp lực tinh thần hầu đè bẹp ý chí quyết chiến của người Việt Nam. Tinh thần hy sinh và quyết chiến ấy đang được người Việt bày tỏ ồ ạt trên những trang mạng ở trong và ngoài nước. Nhưng, không thể phát động chiến tranh, Việt Nam có thể có hành động gì?
Việt Nam phải có hành động
Trong tình thế này chính quyền Việt Nam phải tìm được cách biểu thị bằng hành động một lập trường cương quyết về lãnh thổ, không thể chỉ dùng các biện pháp ngoại giao trong khi giàn khoan dầu của Trung Quốc sẽ trở thành chuyện đã rồi vì quốc gia nạn nhân không có hành vi phản đối.
Việt Nam phải có hành động trên biển giống như hôm thứ ba, nhưng tìm cách tránh đụng độ trực tiếp, trong khi phải khiếu nại với quốc tế ở cấp cao hơn. Đến nay công luận quốc tế khách quan hầu hết đều thuận lợi cho Việt Nam. Châu Á cũng như phương Tây đều tỏ mối quan ngại cho Việt Nam, gọi hành vi của Trung Quốc là khiêu khích không cần thiết cho công việc duy trì hoà bình ổn định ở Đông Á- Đông Nam Á.
Việt Nam vẫn có thể cho tàu lui tới khu vực quanh giàn khoan Hải Dương 981, tạo nên một tình thế tương tự như ở Senkakư/ Điếu Ngư, trong khi nỗ lực đòi hỏi sự phân giải quốc tế. Việt Nam có thể sẽ cho tàu cảnh sát biển tiến quanh vùng đó, nhưng không như hải trình hôm trước để tránh đụng chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc. Hôm thứ ba tàu Việt Nam tiến khỏi vành đai lưỡi bò 4 hải lý thì tàu Trung Quốc gây hấn và ngăn cản. Nay Việt Nam có thể cho tàu chạy qua lại bên kia đường ranh lưỡi bò, tức là vào hẳn bên trong phía mà Trung Quốc đòi chiếm lãnh hải, nhưng nếu tàu Trung Quốc đối đầu thì vòng ra, rồi lại quanh vào?
Hành động chiến lược
Trong một cuộc phỏng vấn dân biểu Alan Lowenthal về yếu tố Trung Quốc trong quan hệ Mỹ-Việt, ông trả lời rằng Việt Nam muốn tiến gần với Mỹ để đối đầu với Trung Quốc thì phải thực hiện nhân quyền cho dân của họ, và ông nhắc lại nhiều lần đây đúng là thời điểm trọng yếu để gây áp lực để Việt Nam thực hiện điều đó.
Việt Nam trong tình huống này khi Trung Quốc đã tỏ lộ dã tâm, thì phải biết làm gì để có thể được giúp một cách hữu hiệu. Thực ra người Mỹ không cần cung cấp vũ khí hay viện trợ quân sự ồ ạt và lộ liễu. Có thể mường tượng, giả sử lúc chiến tranh, Mỹ chỉ cần cho Việt Nam tin tức tình báo về cuộc điều động binh lực của Trung Quốc, cho biết rõ tọa độ tàu ngầm, tàu nổi, phi cơ đang trên đường tới mục tiêu... thì cũng là một lợi thế hiếm có cho Việt Nam, hoàn toàn trong khả năng quân đội Mỹ làm được.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire