Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Theo tin tổng hợp Internet -
Việc những thiên tai trở nên ngày càng dữ dội phải chăng là do hậu quả của biến đổi khí hậu? Đó là câu hỏi vẫn được nêu lên mỗi khi thiên tai này lại ập xuống một vùng nào đó trên hành tinh của chúng ta. (Ảnh: AP và Reuters)
Trong thế kỷ 20, số cơn bão gia tăng
Theo giáo sư
Franck Roux, Đại học Paul-Sabatier ở Toulouse, ở vùng Bắc Đại Tây Dương, từ khoảng 20 năm, người ta ghi nhận là các cơn bão xảy ra với một tần suất ngày càng cao, nhưng trước đó, trong thời kỳ từ 1970 đến 1995, tần suất các cơn bão lại thấp hơn.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng hoạt động bão trong vùng này diễn ra theo các chu kỳ hàng chục năm. Họ nhìn nhận rằng hiện chưa thể nói được là
trong thế kỷ 20, số cơn bão gia tăng là do tính biến đổi tự nhiên của thời tiết hay là do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Vào những ngày cuối tháng 8, siêu bão Harvey, được xếp vào cấp 4 trên thang báo bão 5 cấp của Mỹ, đã ảnh hưởng đến 1/4 dân số bang Texas, phía nam nước Mỹ, tức khoảng 6,8 triệu người ở 18 hạt. Theo thống kê, Harvey đã trút lượng nước hàng chục tỷ m3 xuống bang Texas, gây ngập úng nặng tại thành phố Houston. Siêu bão Harvey, với sức gió hơn 210 km/h, là cơn bão mạnh nhất Mỹ phải hứng chịu trong 12 năm qua. Trong ảnh, trung tâm thành phố Houston giữa mênh mông biển nước vào ngày 31/8.
Trong thế kỷ 21 cường độ của các cơn bão ngày càng mạnh hơn
Trong khi đó, các mô phỏng tin học về khí hậu cho thấy là
trong thế kỷ 21 này, cường độ của các cơn bão ngày càng mạnh hơn, tuy rằng ở cấp độ toàn cầu thì có thể là tần suất của chúng sẽ giảm bớt.
Nói chung, về mặt khoa học, hiện giờ các nhà nghiên cứu chưa thể xác định một cách chính thức quan hệ nhân quả giữa cường độ ngày càng mạnh của các cơn bão với hiện tượng biến đổi khí hậu, nhưng họ biết chắc là có mối quan hệ đó, như lời nhà khí hậu học
Jean Jouzel, cựu phó chủ tịch nhóm GIEC, Nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu.
Vừa trải qua bão Harvey, nước Mỹ lại sắp hứng chịu siêu bão Irma khủng khiếp với sức gió dự báo lên tới 295 km/h. Bão Irma, được cho là có khả năng tàn phá mạnh hơn cả bão Harvey, đang tiến vào bang Florida, Mỹ. Hiện tại, Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ đang tiến hành theo dõi diễn biến của siêu bão Irma. Trong ảnh, quang cảnh sau khi bão Irma đổ bộ vào đảo Saint Martin trên vùng biển Caribe hôm 7/9.
Nhiệt độ tăng cao của nước biển Đại Tây Dương đã góp phần lớn vào việc tạo ra bão
Theo báo cáo mới nhất của nhóm GIEC, người ta ghi nhận là từ nữa thế kỷ qua, tại vùng Bắc Đại Tây Dương, cường độ của các cơn bão đã tăng 20%. Con số các cơn bão không nhiều hơn, nhưng cường độ của chúng mạnh hơn. Một điều chắc chắc là chính
nhiệt độ tăng cao của nước biển Đại Tây Dương đã góp phần lớn vào việc tạo ra bão.
Theo giải thích của nhà khí hậu học Jean Jouzel, đại dương chính là nơi chủ yếu “tiếp thu” các tác động của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ toàn cầu tăng cao dẫn đến việc tăng nhiệt độ của đại dương ở khoảng cách sâu 700 mét và đó chính là những điều kiện lý tưởng để hình thành bão nhiệt đới.
Như trường hợp của cuồng phong Irma, cường độ của các cơn bão xuất phát từ nước biển có nhiệt độ vượt quá 25-26 °C ở khoảng cách sâu 100 mét. Nhưng Irma lại có cường độ trên mức trung bình và nó đã được xếp vào loại bão cấp 5, tức là cấp mạnh nhất, ngay cả trước khi đổ bộ vào hai đảo Saint-Martin và Saint-Barthélémy, chuyện chưa từng xảy ra. Và điều này, theo các nhà khí hậu học, chính là do những bất thường về nhiệt độ của nước biển.
Mùa bão ở vùng Bắc Đại Tây Dương diễn ra từ tháng 6 đến 11, với đỉnh điểm thường là từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9. Trong trường hợp của Irma, người ta nhận thấy là nhiệt độ mặt nước biển của Đại Tây Dương khu vực nhiệt đới trong những tuần qua đặc biệt cao, tức là cao hơn 1 hoặc 2°C so với mức bình thường.
Trên Đại Tây Dương hiện tại, ngoài siêu bão Irma, còn có hai cơn bão nhiệt đới nữa mới hình thành tên là Jose và Katia. Trong chiều 6/9, Jose và Katia đã mạnh lên thành siêu bão. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, có ba cơn siêu bão cùng hoành hành trên Đại Tây Dương.
Theo tính toán của giáo sư khí tượng của đại học Colorado, Mỹ, ông Phil Klotzbach, sức mạnh của ba cơn bão Irma, Jose và Katia đã đạt mức kỷ lục vào hôm 8/9. Chỉ trong vòng ba ngày, sức mạnh của ba cơn bão này đã tương đương với sức mạnh của tất cả các cơn bão xảy ra trong khoảng một nửa mùa bão diễn ra hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11 trên Đại Tây Dương. Mỗi mùa bão thường có 12 cơn bão và chỉ có ba siêu bão mạnh từ cấp ba trở lên.
Theo lời nhà khí hậu học
Valérie Messon-Delmotte, một thành viên của GIEC, “
các cơn bão có cường độ mạnh hơn chính là một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu”. Bà Messon-Delmotte giải thích: “
Nhiệt độ của nước và độ ẩm càng cao, thì bão càng dữ dội hơn, mà hai yếu tố đó tăng cao chính là do hậu quả của hiệu ứng lồng kính. Nhiệt độ Trái đất cứ tăng thêm 1°C thì độ ẩm trên đại dương lại tăng thêm 7%.
Còn ông
Anders Levermann của Viện Potsdam về Nghiên cứu Tác động Khí hậu, thì tóm tắt vấn đề như sau: “
Biến đổi khí hậu không gây ra bão, nhưng nó khiến cho tác động của bão mạnh hơn”.
Mực nước biển dâng cao
Một trong những tác động của biến đổi khí hậu đó là làm cho mực nước của các đại dương dâng cao, do băng tan chảy ở hai cực. Độ dâng cao của mực nước biển thì cao thấp tùy từng nơi, nhưng mức dâng cao trung bình trong thế kỷ 20 là 20 cm. Các nhà khoa học dự đoán là mức dâng cao của mực nước biển có thể lên tới gần 1 mét vào năm 2100.
Thế mà cơn bão như Irma cũng tạo ra những đợt sóng rất cao và cùng với hiện tượng mực nước biển dâng cao, tác hại của bão đối với dân chúng và nhà cửa những vùng ven biển càng nặng nề hơn.
Báo cáo thứ 5 của nhóm GIEC cũng dự báo rất có thể là sức gió tối đa của các cơn bão và lượng mưa do bão gây ra cũng sẽ tăng cao trong những năm tới, cao nhất là các những vùng ven biển ở Trung Mỹ và Bắc Mỹ.
Di chuyển của bão cũng thay đổi
Theo Cục Khí tượng Pháp, các công trình nghiên cứu cho thấy là vĩ độ nơi mà các cơn bão đạt cường độ tối đa đã di chuyển về phía hai cực của hai bán cầu trong 35 năm trở lại đây. Hiện tượng này có thể là do sự mở rộng của “vành đai nhiệt đới”, tức là những vùng nằm ở hai bên đường xích đạo, nơi có khí hậu nóng và ẩm.
Thành ra, như ghi nhận của ông
James Kossin, Cơ quan Khí hậu và Đại dương Mỹ ( NOAA ), những vùng đã quen hơn và chuẩn bị tốt hơn với các cơn bão thì nay lại bị bão ít hơn, trong khi những vùng chuẩn bị kém hơn thì nay lại bị bão nhiều hơn.
Trong khi đó, tại Mexico, trận động đất mạnh 8,2 độ richter làm rung chuyển bờ biển phía nam nước này lúc 23h49 ngày 7/9, khiến hơn 60 người đã thiệt mạng. Tổng thống Mexico gọi đây là trận động đất "lớn nhất thế kỷ". Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính cường độ động đất ở mức nhẹ hơn là 8,1 độ, ngang với thảm họa xảy ra vào năm 1985 ở thủ đô Mexico City làm hơn 10.000 người chết.
Giới chức Mexico cho hay trận động đất mạnh đến mức có tới 50 triệu người trong tổng số 120 triệu dân trên cả nước có thể cảm nhận được. Thủ đô Mexico City ở cách tâm chấn động đất gần 800 km cũng bị ảnh hưởng. Chính quyền cảnh báo một cơn địa chấn khác có thể xảy ra trong vòng 24 giờ tới.
"Quá nhiều đổ nát. Quá nhiều người chết", một cảnh sát làm công tác cứu hộ ở thành phố Juchitan nói với AFP. Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người còn sống sót.
Tính đến ngày 7/9, hơn 76 đám cháy rừng lớn đã xảy ra ở 9 bang phía tây nước Mỹ, bao gồm 21 vụ ở Montana và 18 vụ ở Oregon, theo trung tâm đối phó với hỏa hoạn liên bang. Từ đầu năm đến nay, các vụ cháy rừng đã thiêu rụi hơn 32.000 km2 rừng trên khắp nước Mỹ. Trong ảnh, lính cứu hỏa bang California đang cố gắng ngăn đám cháy lan rộng tại hẻm La Tuna, thuộc dãy núi Verdugo, phía tây nam bang California.
Thị trưởng thành phố Los Angeles, ông Eric Garcetti, ban bố tình trạng khẩn cấp tối 2/9 và gọi đây là "vụ cháy lớn nhất trong lịch sử Los Angeles về diện tích". Tính đến nay, đám cháy đã lan rộng khoảng 2.000 hecta, thiêu rụi 5 ngôi nhà và khiến ít nhất 300 người phải đi sơ tán.
Bình Luận
Cho dù, như đã nói ở trên, về mặt khoa học, hiện chưa thể xác lập một cách chính thức mối quan hệ nhân quả giữa cường độ ngày càng tăng của các cơn bão với biến đổi khí hậu.
Nhưng các cơn bão như Harvey ở Texas và Irma ở vùng Antilles và Caribê, cho thấy rất có thể là trong tương lai nhân loại sẽ phải đối đầu với những thiên tai ( bão tố, đợt nóng, mưa lũ, hạn hán, cháy rừng, ngập nước vùng ven biển… ) ngày càng nặng nề hơn.
Nếu cả thế giới không tích cực thi hành những biện pháp để giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng lồng kính.