mercredi 23 septembre 2015

PHONG TỤC : Tết Trung thu


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Tết trung thu được tính đúng vào ngày rằm tháng tám tức là năm nay Tết trung thu sẽ đúng vào ngày 15/8/2015 âm lịch. Và ngày dương lịch là 27/9/2015. Vì sao lại chọn vào ngày rằm tháng 8, vì lúc này mặt trăng tròn nhất và sáng nhất. Bên cạnh đó, người Châu Á cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà trong đó tiêu biểu là lễ hội trăng rằm.

Trẻ em vui Tết Trung Thu

Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.

Dương lịch: 27/09/2015. Âm lịch: 15/08/2015


Nguồn gốc tết Trung Thu

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng NgaHậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.


Ý nghĩa tết Trung Thu

Theo truyền thống, Trung thu là Tết đoàn viên, đó là khoảng thời gian đại gia đình ngồi quây quần bên nhau, cùng thưởng thức tách trà xanh ấm áp với miếng bánh trung thu ngọt ngào và cũng là dịp để bày tỏ và thắt chặt mối quan hệ thâm giao.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu.

Ngắm Trăng rằm

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.

Bàn thờ ngày lễ Tạ ơn tại Hàn Quốc

Tại Triều TiênHàn Quốc, ngày này là lễ tạ ơn (Chuseok), ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu, và là ngày tết lớn thứ hai trong năm.

Tại Đài Loan, ngày Tết Trung Thu là ngày nghỉ lễ chính thức cho cả nước và những buổi nướng thịt ngoài trời đã trở thành dịp để thắt chặt tình cảm giữa gia đình và đồng nghiệp trong công ty. Đến năm 2011, thành phố Đài Bắc chỉ định 11 công viên ven sông để làm nơi nướng thịt ngoài trời cho công chúng.

Tại công viên Victoria, Hong Kong

Tại Hồng KôngMacau, ngày tiếp sau rằm tháng 8 là ngày nghỉ lễ chính thức, bởi vì có rất nhiều sự kiện lễ hội được tổ chức vào đêm trước. Những năm gần đây, bảo vệ môi trường đã trở thành một mối quan tâm của công chúng, nhiều nhà sản xuất bánh trung thu tại Hồng Kông đã áp dụng việc giảm vật liệu đóng gói để giới hạn rác thải. Các nhà sản xuất bánh trung thu cũng tạo ra các loại mới của bánh trung thu, chẳng hạn như bánh trung thu kem và bánh trung thu da tuyết.

Trang trí Trung Thu tại một phố lớn Singapore năm 2006

Tại Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 2006

Tại Vườn thực vật Montreal, 2006

Tết trung thu tại Việt Nam

Làm đồ chơi Trung Thu

Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 - 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình.

Các loại đèn lồng

Ngoài ra còn có các mô hình tàu thủy đồ chơi. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.

Rước đèn

Cảnh rước đèn trung thu tại Phan Thiết, Việt Nam.
Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.

Cảnh rước đèn trung thu tại Phan Thiết, Việt Nam.

Tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở đi khắp các đường phố, lễ hội này được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Đây là lễ hội rước đèn trung thu truyền thống có từ hàng trăm năm nay, và quy mô của lễ hội tại Phan Thiết mỗi năm một hoành tráng và to lớn hơn, tuy nhiên cũng có tính cách "thương mại" hơn.Tại Tuyên Quang cũng có lễ hội rước đèn lớn, huy động hoàn toàn từ sự sáng tạo của người dân, từng làng từng xóm và chưa bị thương mại hóa.

Múa lân

Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 15 và 16

Các loại bánh trung thu

Từ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. 

Hộp bánh nướng và bánh dẻo

Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.


mercredi 9 septembre 2015

LỊCH SỬ : Sự kiện 11 tháng


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Thế giới và người dân Mỹ vẫn ám ảnh bởi ký ức kinh hoàng khi hai máy bay lao thẳng vào tháp đôi thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) cách đây gần 14 năm.

Vụ khủng bố liên hoàn 11/9/2001 tại Mỹ đã khiến khoảng 3.000 người
thuộc 90 quốc gia khác nhau thiệt mạng. Ảnh: Daily Mail

Sự kiện 11 tháng 9, thường được viết tắt 9/11 hoặc sự kiện 911 theo lối viết ngày tháng tại Mỹ, là một loạt tấn công khủng bố cảm tử có phối hợp tại Hoa Kỳ diễn ra vào thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ.

Trước ngày 11/9, tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới
(World Trade Center) tại Manhattan, Thành phố New York

Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc ở Quận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km (80 dặm) về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này.

Nếu không tính 19 không tặc, có cả thảy 2.974 người thiệt mạng trong vụ tấn công, và 24 người liệt kê mất tích xem như đã chết.

Osama bin Laden & Khalid Sheikh Mohammed

Theo phúc trình của Ủy ban Quốc gia về vụ Khủng bố tại Hoa Kỳ (Ủy ban 11/9), tất cả 19 không tặc tiến hành cuộc tấn công đều là những tay khủng bố liên quan đến tổ chức Hồi giáo Al-Qaeda. Bản phúc trình cho rằng Osama bin Laden, người Saudi, thủ lĩnh của Al-Qaeda, là người chịu trách nhiệm về vụ tấn công, trong khi Khalid Sheikh Mohammed là người trực tiếp đặt kế hoạch cho cuộc tấn công. Chính phủ của nhiều nước khác, cũng như nhiều nguồn tin tức, đã đi đến hoặc phát biểu kết luận tương tự. Osama bin Laden quyết liệt bác bỏ mọi liên quan đến vụ tấn công trong hai lời tuyên bố vào năm 2001 nhưng về sau, trong một lời tuyên bố bằng video năm 2004, ông thừa nhận là có liên quan trực tiếp đến những cuộc khủng bố.

Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, các không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới.


Vụ tấn công khởi phát

Vụ tấn công khởi phát là việc cướp bốn chiếc máy bay thương mại Boeing. Với sức chứa gần 91.000 lít (24.000 gallon) cho các động cơ phản lực của mỗi chiếc, những chiếc máy bay này được biến thành những quả bom lửa đang bay. Chuyến bay 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào mé bắc của toà Tháp Bắc WTC vào lúc 8:46:40 sáng giờ địa phương. Lúc 9:03:11 sáng giờ địa phương, chuyến bay 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào toà Tháp Nam, được truyền hình trực tiếp bởi các máy quay trước đó đang hướng ống kính về phía Tháp Bắc.


Chuyến bay 77 của hãng American Airlines lao vào Lầu Năm Góc vào lúc 9:37:46 sáng giờ địa phương. Chiếc phi cơ thứ tư, chuyến bay 93 của hãng hàng không United Airlines, rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville và thị trấn Stonycreek thuộc Quận Somerset, tiểu bang Pennsylvania vào lúc 10:03:11 sáng giờ địa phương, xác vụn của chiếc máy bay đã được tìm thấy cách đó tám dặm. Người ta tin rằng máy bay bị rơi có thể là do nhóm không tặc cố ý làm như thế, nhưng cũng có thể là do hành khách trên máy bay đánh trả lại làm nhóm không tặc không thể kiểm soát được chiếc máy bay. Trong số những người có mặt trên bốn chuyến bay định mệnh này, không ai còn sống sót.

Một tòa nhà bị sụp đổ tại Ngũ Giác Đài

Một số hành khách và nhân viên phi hành đoàn đã cố liên lạc bằng điện thoại từ trên máy bay. Họ báo cho biết có nhiều không tặc đang có mặt trên máy bay. Sau này, FBI nhận diện được tổng cộng có 19 không tặc, bốn trên chuyến bay 93 của hãng United. Trên ba chuyến bay còn lại, mỗi chuyến có 5 không tặc.

Theo ước tính của Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia (NIST) có khoảng 17 400 người có mặt trong Trung tâm Thương mại Thế giới vào lúc xảy ra vụ tấn công, trong khi cửa quay của Cảng New York và New Jersey cho thấy có 14 154 người ở trong tòa tháp đôi vào lúc 8:45 sáng. Đa số đều ở dưới điểm va chạm nên được cứu thoát an toàn, có 18 người cố xoay xở để thoát ra kịp lúc từ bên trên khu vực va chạm của tòa tháp phía nam trước khi nó đổ xuống. Có ít nhất 1 366 người bị kẹt ngay tại hoặc bên trên điểm va chạm của toà tháp phía bắc, không ai còn sống sót Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, hàng trăm người chết ngay khi xảy ra vụ nổ, những người còn lại bị mắc kẹt trong tòa nhà, thiệt mạng khi tòa nhà sụp đổ. Có đến 600 người chết ngay lập tức hoặc bị kẹt trong các tầng lầu ngay tại điểm va chạm hoặc bên trên của tòa tháp Nam.

Trong số những người có mặt trong Trung tâm Thương mại Thế giới vào lúc nơi này bị tấn công, ước tính có khoảng 200 người, tuyệt vọng vì bị nhấn chìm trong khói và sức nóng của nhiên liệu phản lực đang bốc cháy, liều mạng nhảy ra khỏi toà tháp đôi rực lửa để hứng chịu cái chết thảm khốc khi rơi xuống đường phố và trên mái của những toà cao ốc lân cận, hàng chục mét thấp hơn bên dưới.

Phản ứng tương tự cũng được ghi nhận khi những nạn nhân của vụ cháy tàu General Slocum (xảy ra năm 1981 với hơn 1.000 người chết), và vụ hoả hoạn tại xưởng may Triangle Shirtwaist (năm 1911 với hơn 100 thương vong) tìm lấy cái chết khi cố tìm cách thoát khỏi tình thế nguy cấp.

Nhiều người khác đang ở các tầng lầu cao hơn điểm va chạm (nơi máy bay đâm vào toà nhà) cố chạy ngược lên mái toà nhà với hy vọng sẽ được trực thăng đến cứu. Nhưng không có kế hoạch cứu hộ nào được lập ra cho một tình huống như thế. Những người khác bị chặn lại bởi cửa đã bị khoá chặt khi họ đang cố leo lên mái toà nhà.


Trách nhiệm

Chính phủ Hoa Kỳ qui trách nhiệm cho tổ chức khủng bố al-Qaeda về vụ tấn công 11/9. Tổ chức này từng nhận đã tấn công các mục tiêu quân sự và dân chính của Hoa Kỳ tại châu Phi và Trung Đông. Osama bin Laden, bác bỏ mọi dính líu cũng không nhận mình đã biết trước cuộc tấn công. Trước đó, bin Laden đã tuyên bố thánh chiến chống lại Hoa Kỳ. Sau thảm hoạ này, chính phủ Hoa Kỳ công bố al-Qaeda và bin Laden là thủ phạm chính.

Hai ngày sau cuộc tấn công, lính chữa cháy nhìn lên phế tích của tòa Tháp Nam.

Tháng 11 năm 2001, lực lượng Hoa Kỳ cho phục hồi một băng video tìm thấy trong một căn nhà bị phá huỷ tại Jalalabad, Afghanistan, cuộn băng cho thấy Osama bin Laden đang nói chuyện với Khaled al-Harbi. Trong cuộn băng, bin Laden thừa nhận đã lập kế hoạch cho cuộc tấn công. Trong thế giới Hồi giáo, người ta tỏ vẻ hoài nghi về tính xác thực của cuộn băng này: "Phóng viên tại Trung Đông của đài BBC, Frank Gardner, nói rằng trên đường phố trong thế giới Ả Rập, nhiều người tin rằng đây chỉ là một thủ thuật tuyên truyền của chính phủ Mỹ". Cuốn băng được phát sóng trên nhiều mạng tin tức khác nhau trong tháng 12 năm 2001.

Ngày 16 tháng 9 năm 2001, Osama bin Laden đáp trả bằng cách đọc một bản tuyên bố, "Tôi nhấn mạnh rằng tôi không tiến hành điều này, nó được thực hiện bởi các cá nhân với mục tiêu riêng của họ". Bản tuyên bố được phát sóng trên kênh vệ tinh Al Jazeera của Qatar, cũng được phát sóng trên mạng lưới tin tức của Hoa Kỳ và thế giới. Phản ứng thứ hai của bin Laden xuất hiện vào ngày 28 tháng 11 trên Daily Ummat, một tờ nhật báo của Pakistan, "Tôi đã nói rằng tôi không dính líu đến các cuộc tấn công 11 tháng 9 tại Mỹ. Là một người Hồi giáo, tôi cố làm hết sức mình để khỏi phải nói dối. Tôi không biết gì về vụ tấn công, cũng không hề xem việc tàn sát phụ nữ và trẻ em vô tội, cùng những nhân mạng khác là một hành động thích đáng. Hồi giáo nghiêm cấm việc gây tổn hại cho phụ nữ, trẻ em vô tội và những người khác. Một hành vi như thế bị cấm đoán ngay cả khi đang ở trong thời chiến".

Tuy nhiên, không lâu sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, trong một thông báo ghi âm sẵn, bin Laden công khai thừa nhận sự dính líu của al-Qaeda vào vụ tấn công, và nhận có quan hệ trực tiếp với vụ tấn công. Ông ta nói rằng cuộc tấn công được thực hiện bởi vì "chúng tôi là một dân tộc tự do không chịu chấp nhận bất công, và chúng tôi muốn giành lại tự do cho dân tộc chúng tôi".

Ngày 27 tháng 9 năm 2001, FBI thông báo hình ảnh của 19 không tặc, cùng các thông tin liên quan đến quốc tịch và bí danh của nhiều nghi can. 15 không tặc đến từ Ả Rập Saudi, hai từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, một từ Ai Cập, và một từ Liban. Khác với nhân thân thường thấy của những kẻ đánh bom cảm tử, họ đều là những người trưởng thành và có học thức.

Ngày 22 tháng 6 năm 2004, Ủy ban 9/11 đả được tường trình : cuộc tấn công được lập kế hoạch và tiến hành bởi các đặc vụ của al-Qaeda. Ủy ban cho rằng al-Qaeda chi một khoản tiền từ 400.000 USD – 500.000 USD để lập kế hoạch và tiến hành vụ tấn công, nhưng nguồn gốc số tiền trên vẫn chưa được xác minh.


Động lực

Theo nguồn tin chính thức từ chính phủ Hoa Kỳ, vụ tấn công 11 tháng 9 là phù hợp với những gì Al-Qaeda tự nhận là sứ mạng của mình. Al-Qaeda bị nghi ngờ dính líu vào những vụ đánh bom các sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania, tổ chức này cũng nhận trách nhiệm vụ tấn công khu trục hạm USS Cole của Hải quân Hoa Kỳ tại Yemen năm 2000.

Theo Hoa Kỳ, sự kiện 11/9 là một phần trong kế hoạch "giết người Mỹ ở tất cả những nơi nào trên thế giới có thể" mà bin Laden đưa ra. Chiến dịch khủng bố này lợi dụng niềm tin tôn giáo và khởi phát từ một giáo lệnh (fatwa) ban hành năm 1998 bởi bin Laden, Ayman al-Zawahiri, Abu-Yasir Rifa’i Ahmad Taha, Shaykh Mir Hamzah, Fazlur Rahman. Giáo lệnh này mở đầu với phần trích dẫn kinh Koran, "hãy giết những kẻ ngoại giáo bất cứ nơi nào ngươi tìm thấy chúng", và đi đến kết luận "nghĩa vụ của mỗi người Hồi giáo" là "giết người Mỹ ở khắp mọi nơi.". Họ cáo buộc Hoa Kỳ:
- Bóc lột nguồn tài nguyên vùng bán đảo Ả Rập.
- Lũng đoạn nền chính trị của các quốc gia trong vùng.
- Ủng hộ những chế độ và các vương triều bóc lột người dân trong khu vực Trung Đông, tức là áp bức nhân dân.
- Đặt các căn cứ quân sự tại bán đảo Ả Rập, tức là xâm phạm đất thánh của người Hồi giáo, nhằm mục tiêu đe doạ các nước Hồi giáo láng giềng.
- Âm mưu tạo mối bất hoà giữa các quốc gia Hồi giáo để làm suy yếu sức mạnh chính trị của khối này.
- Ủng hộ Israel và nỗ lực hướng sự quan tâm của quốc tế khỏi việc chiếm đóng Palestine.

Cuộc chiến vùng vịnh, kế đó là lệnh cấm vận và các vụ oanh tạc Iraq thực hiện bởi Hoa Kỳ, gần đây được trích dẫn như là chứng cớ cho những cáo buộc của bản giáo lệnh. Ngược lại với thái độ bất đồng của những người Hồi giáo ôn hoà, giáo lệnh này sử dụng các văn bản Hồi giáo nhằm biện minh cho những hành động bạo lực chống lại quân đội và công dân Mỹ cho đến khi tình hình được thay đổi: tuyên bố rằng "toàn thể chức sắc suốt trong dòng lịch sử Hồi giáo hoàn toàn đồng ý rằng thánh chiến (jihad) là bổn phận của mỗi cá nhân khi kẻ thù tìm cách hủy diệt các quốc gia Hồi giáo".

Những thông báo của Al-Qaeda ghi nhận được từ sau 11 tháng 9 hỗ trợ cho sự suy đoán này. Trong một băng video năm 2004, bin Laden rõ ràng là thừa nhận trách nhiệm trong vụ tấn công và nói rằng những hành động này là để "phục hồi sự tự do cho dân tộc chúng ta", để "trừng phạt kẻ xâm lược" và để phá hoại nền kinh tế nước Mỹ. bin Laden tuyên bố rằng mục tiêu kéo dài của cuộc thánh chiến là "làm chảy máu nước Mỹ đến khi nước này kiệt sức".

Cả Hoa Kỳ và Al-Qaeda đều cố trình bày cuộc tranh chấp này là cuộc chiến giữa Thiện Ác.

Bản báo cáo của Ủy ban 9/11 khẳng định rằng thái độ thù nghịch của Khalid Sheikh Mohamed, người được xem là "kiến trúc sư trưởng" của vụ tấn công 9/11, xuất phát từ "sự bất đồng dữ dội với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ ủng hộ Israel". Động cơ tương tự cũng được quy cho tên không tặc lái máy bay đâm vào toà tháp đôi WTC: Mohamed Atta được miêu tả bởi Ralph Bodenstein – người từng du hành, làm việc và nói chuyện với anh ta – như là "hoàn toàn tin rằng Hoa Kỳ muốn bảo vệ Israel".

Tuy nhiên, giáo lệnh năm 1998 của bin Laden được ban hành vào thời điểm ra đời thoả hiệp Oslo về Israel và Palestine, khi các bên tin rằng cuộc tranh chấp đang đến lúc chấm dứt bằng các thỏa hiệp.

Ngược lại, chính phủ Bush cho rằng Al-Qaeda bị thúc đẩy bởi lòng căm thù tinh thần tự do và dân chủ thể hiện bởi nước Mỹ, trong khi những nhà phân tích độc lập cho rằng động cơ chính của Al-Qaeda là khuyến khích tinh thần đoàn kết Hồi giáo bằng cách tập chú vào một kẻ thù chung, như thế về lâu về dài giúp dọn đường cho sự hình thành một trật tự thế giới mới theo cung cách Hồi giáo quá khích.


Cuộc chiến chống Khủng bố

Nhiều người Mỹ cho rằng vụ tấn công khủng bố 11/9 "đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới": nước Mỹ đang bị đặt trong nguy cơ bị tấn công khủng bố mà trước đây đất nước này chưa từng bị. Hoa Kỳ tuyên chiến chống khủng bố với mục tiêu đem Osama bin Laden ra trước công lý và ngăn chặn sự xuất hiện của những mạng lưới khủng bố khác. Các mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng những phương tiện như cấm vận kinh tế và quân sự đối với các quốc gia được xem là dung dưỡng thành phần khủng bố, cùng lúc gia tăng các biện pháp giám sát toàn cầu và chia sẻ thông tin tình báo. Liên minh quân sự do Hoa Kỳ dẫn đầu tiến hành tấn công Taliban tại Afghanistan. Cùng với Hoa Kỳ, các quốc gia khác đang phải đối phó với các hoạt động khủng bố như Philippines và Indonesia cũng gia tăng sự chuẩn bị về mặt quân sự. Tổng thống Bush cũng nhận được sự ủng hộ lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Nga (cũng bị khủng bố bởi các nhóm Hồi giáo cực đoan) và Trung Quốc, trong việc hợp tác chống khủng bố toàn cầu.

Andy Card thông báo tin "nước Mỹ bị tấn công" với cựu tổng thống Bush hôm 11/9/2001.
Ảnh: Reuters

Nhiều nước khác, trong đó có Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nga, Indonesia, Pakistan, Jordan, Mauritius, Uganda và Zimbabwe thông qua luật "chống khủng bố" và cho đóng băng các tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp hoặc cá nhân bị tình nghi có liên quan đến al-Qaeda. Các cơ quan tình báo và thi hành pháp luật tại một số quốc gia như Ý, Malaysia, Indonesia và Philippines bắt giữ nhiều nghi can khủng bố với mục đích đập tan những nhóm vũ trang trên toàn thế giới. Chiến dịch này dấy lên nhiều tranh cãi khi những người chỉ trích như Ủy ban Bill of Rights Defense cho rằng những hạn chế truyền thống trên các hoạt động theo dõi của liên bang nay đã bị bãi bỏ bởi Đạo luật PATRIOT; các tổ chức quyền tự do công dân như American Civil Liberties Union (ACLU) và Liberty cho rằng một số quyền con người đang bị nguy cơ hủy bỏ.

Hoa Kỳ cho thiết lập một trại giam tại vịnh Guantanamo, Cuba để cầm giữ những "binh sĩ thù địch bất hợp pháp". Tính hợp pháp của các trại giam này hiện đang bị tra vấn bởi một số quốc gia thành viên của Liên minh Âu châu, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và Tổ chức Ân xá Quốc tế.


Tái thiết

Ngay sau khi xảy ra vụ tấn công, Thị trưởng New York, Rudy Giuliani, tuyên bố, "Chúng ta sẽ xây dựng lại. Từ biến cố này chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mạnh mẽ hơn về chính trị, mạnh mẽ hơn về kinh tế. Đường chân trời sẽ được hàn gắn lại. " Đến tháng 5 năm 2002 đống đổ nát được dọn sạch, tuy vẫn có những lời chỉ trích rằng nỗ lực không tương xứng với ngân quỹ khổng lồ dành cho công tác này. Khu vực bị hư hại của Lầu Năm Góc đã được tái thiết chỉ một năm sau khi bị tấn công.

Rudy Giuliani

Ngay tại địa điểm của những tòa nhà đổ nát, người ta xây dựng những kiến trúc mới. Tại địa điểm trước là tòa nhà số 7 của WTC nay là tòa cao ốc văn phòng hoàn tất năm 2006. 

One World Trade Center đang được xây dựng, 3 tháng 8, 2012.

One World Trade Center đang được xây dựng sẽ vươn dến độ cao 1.776ft (541 m) tương ứng với năm nước Mỹ giành độc lập (năm 1776), dự trù hoàn tất vào năm 2013 để trở thành tòa nhà cao nhất Tây Bán Cầu, và là cao ốc cao thứ ba trên thế giới.


Tưởng niệm

Trong những ngày sau khi xảy ra vụ tấn công, nhiều buổi tưởng niệm và canh thức được tổ chức trên khắp thế giới. Còn ngay tại bình địa, ảnh của các nạn nhân xuất hiện khắp mọi chỗ. Một người có mặt ở đó thuật lại rằng "không có cách nào tránh khỏi những khuôn mặt của các nạn nhân vô tội. Ảnh của họ hiện diện khắp mọi nơi, tại trạm điện thoại, đính vào trụ đèn đường, trên tường trạm xe điện ngầm. Mọi thứ ở đây khiến tôi liên tưởng đến một đám tang vĩ đại, mọi người buồn bã và lặng lẽ, nhưng rất thân ái với nhau. Trước đó, New York cho tôi cảm giác lạnh lẽo, nhưng bây giờ mọi người tìm đến giúp đỡ lẫn nhau."

One World Trade Center

Tại Ngũ Giác Đài, khu tưởng niệm được khánh thành ngày 11 tháng 9 năm 2008, với một công viên thoáng đãng có 184 chiếc ghế dài hướng về Ngũ Giác Đài. Sau khi được sửa chữa trong năm 2001-2002, người ta xây dựng một nhà nguyện và một tượng đài ngay tại địa điểm chuyến bay 77 của hãng American Airlines đâm xuống tòa nhà.

Thiết kế cho Đài tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 của hãng hàng không United Airlines được gọi là Crescent of Embrace gây ra tranh cãi vì thiết kế một hình trăng lưỡi liềm (crescent) lớn màu đỏ hướng đến Mecca. Do áp lực của công chúng, người ta cho biết đài tưởng niệm này sẽ được thiết kế lại để tránh sự nhầm lẫn với biểu trưng của Hồi giáo.

Bản thiết kế của Michael Arad cho đài tưởng niệm Reflecting Absence được tuyển chọn vào tháng 8 năm 2006 qua một cuộc thi, với hai hồ phản chiếu đặt tại chân của hai tòa tháp, bao quanh bởi tên của các nạn nhân ghi chìm dưới đất.


Người mẹ gục trên phiến đá khắc tên con trai ở Đài tưởng niệm quốc gia, nơi từng là tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới, biểu tượng của thành phố New York và nước Mỹ.

Bạn thân tưởng niệm Patricia Massari, một cô gái trẻ thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9. Với những người còn sống, nỗi đau từ vụ 11/9 vẫn hiện hữu như mới xảy ra ngày hôm qua.

Thân nhân những người thiệt mạng trong vụ khủng bố 12 năm trước tại Đài tưởng niệm quốc gia.

Bên cạnh việc xây dựng các đài tưởng niệm, một số người thân và bạn bè của những nạn nhân vụ tấn công ngày 11 tháng 9 thành lập quỹ tưởng niệm, quỹ học bổng và các chương trình từ thiện nhằm tôn vinh những người thân yêu đã mất.

Hiện trường, nơi trước kia tọa lạc Tháp đôi tại New York nay được gọi là Ground Zero (Khu vực số không), nơi đây hiện đang xây cất tòa nhà One World Trade Center cao 541 m và 3 tòa nhà chọc trời được xây trên một hình bán nguyệt xung quanh khu tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố, dự định hoàn thành trong năm 2012.


Mỹ lặng lẽ tưởng niệm sự kiện 11-9

14 năm sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11-9-2001, cả nước Mỹ lại chìm trong không khí tưởng nhớ những nạn nhân xấu số nhưng năm nay lễ tưởng niệm diễn ra rất lặng lẽ...

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm. Ảnh: Reuters

Tập quán của người Mỹ hay Châu Âu nói chung là trong đám tang mọi người đều nghiêm trang,lặng lẽ, còn Châu Á hay người Việt nói riêng, đại đa số là khóc lóc ầm ỹ, vật vã như lên cơn động kinh, cho dù người chết là cha mẹ hay ông bà đã ở tuổi 100. 

Sau sự kiện 11 tháng 9, người ta lặng lẽ nhưng không có nghĩa là thờ ơ hay coi nhẹ sự mất mác, nhìn hình chụp ở trên là đủ thấy. Chẳng qua đây là sự khác biệt về văn hóa mà thôi.


mercredi 2 septembre 2015

SỨC KHOẺ : Tai biến mạch máu não hay đột quỵ (Stroke)


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Nếu không sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời bệnh nhân đột quỵ sẽ dễ bị những di chứng nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì bệnh đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Vì thế ai cũng cần nắm vững cách phát hiện và xử lý căn bệnh này kịp thời để cấp cứu cho bệnh nhân. "Khi chưa biết đây là tình trạng thiếu máu não hay suất huyết não mà vẫn cố hạ huyết áp quá sớm vô tình chúng ta đã làm hại bệnh nhân, do lưu lượng máu sẽ giảm đột ngột và triệu chứng càng xấu đi, và khuyên người nhà bệnh nhân chỉ cần cố gắng giữ thông thoáng cho bệnh nhân, để bệnh nhân thở và đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt”, và hãy tham khảo tài liệu sau đây để biết nhận ra người sắp bị đột quỵ



Tai biến mạch não là gì?

Tai biến mạch não hay đột quỵ (tiếng Anh gọi là stroke, tiếng Pháp gọi là accident vasculaire cérébral ) là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột.

Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân thường xảy ra :
1. nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não như thiếu máu não (Ischemia)
2. chảy máu não (vỡ mạch - hemorrhagia) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.

 Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.

Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng. Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.


Dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ.



Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.


- Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

- Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

- Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

- Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

- Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

- Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.


Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ


- Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.

- Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.

- Kiểm soát cholesterol trong máu.

- Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.

- Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.

- Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.

- Ổn định trọng lượng cơ thể.

- Thực hiện đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.


Xử trí

Cần phải đưa người bệnh vào viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đối với người bị tai biến, thời gian là vàng, mạch máu đông hoặc vỡ phải được xử lý thật nhanh để đề phòng các biến chứng như liệt toàn thân, bại não, v.v. Khi người có các triệu chứng sau cần phải chú ý và đưa đến bệnh viện ngay lập tức:


Các triệu chứng xảy ra đột ngột
  1. Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân – đặc biệt là tê cứng nửa người
  2. Đột ngột nhìn không rõ (Thị lực giảm sút)
  3. Đột ngột không cử động được chân tay (Mất phối hợp điều khiển chân tay)
  4. Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói
  5. Đầu đau dữ dội
Phụ nữ có thể có các biểu hiện đặc trưng sau:
  1. Đột ngột đau ở mặt hoặc chân
  2. Đột ngột bị nấc
  3. Đột ngột cảm thấy buồn nôn
  4. Đột ngột cảm thấy mệt
  5. Đột ngột tức ngực
  6. Đột ngột khó thở
  7. Tim đập nhanh bất thường
Ghi chú: Xin nhấn mạnh chữ đột ngột để chỉ các triệu chứng xảy ra bất thường, không do các yếu tố bên ngoài.

Những việc có thể làm trước khi xe cấp cứu tới
  • Quan sát và hỏi bệnh nhân để biết bệnh nhân còn tỉnh táo (ý thức bình thường) hay lẫn lộn, lơ mơ hoặc hôn mê (rối loạn ý thức). Kèm theo dấu hiệu đại tiểu tiện không tự chủ chứng tỏ bệnh nhân đã mất ý thức.

  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh: cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu đến để đưa bệnh nhân vào bệnh viện lớn có uy tín về cấp cứu tai biến mạch máu não
  • .Nếu bệnh nhân hôn mê: cần xem bệnh nhân đang còn thở bình thường, thở nhanh, thở chậm, hay đã ngừng thở..., vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và cho não. Nếu toàn bộ não thiếu oxy quá 3 phút thì dù cho cấp cứu tim đập lại cũng không cứu được não, y học gọi là mất não, hoặc chết não.
  • Kiểm tra nhịp tim và huyết áp ngay nếu có thể.


Đặc biệt lưu ý với người nhà hoặc người chứng kiến bệnh nhân đột quỵ não:
  • Bệnh nhân đột quỵ não có thể bị một trong hai dạng: chảy máu não do vỡ mạch hoặc nhồi máu não do tắc mạch. Hai bệnh này đối nghịch nhau hoàn toàn về nguyên nhân, cơ chế và cách điều trị. Các bác sỹ chuyên khoa cũng không thể chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài để xác định chẩn đoán. Vì vậy, không được mạo hiểm tự điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là các động tác như bấm huyệt nhân trung, châm cứu, đánh gió... Những tác động đó có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân mà chúng ta vô tình không biết.
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo (CPR), nếu cần phải dùng miệng thổi hơi vào miệng bệnh nhân (hô hấp miệng-miệng) nếu thấy bệnh nhân ngừng thở.
  • KHÔNG ĐƯỢC cố di chuyển đầu, cổ bệnh nhân, trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Để bệnh nhân trong tư thế thoải mái. Nới lỏng quần áo.
  • KHÔNG ĐƯỢC cho bệnh nhân ăn hoặc uống. Tai biến khiến cho người bệnh không thể nuốt và sẽ gây nghẹn.
  • KHÔNG ĐƯỢC dùng ax-pi-rin (aspirin). Mặc dù ax-pi-rin có thể làm giảm cục máu đông trong trường hợp tai biến tắc động mạch nhưng cũng có thể gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống ax-pi-rin trong ngày, cần phải báo với bác sỹ cấp cứu.
  • Thở sâu. Thở chậm và sâu giúp bệnh nhân bình tĩnh và đưa máu lên não nhiều hơn. Để người bệnh nằm xuống và nói chuyện với người bệnh để họ bình tĩnh.
  • Giữ đầu mát và thân ấm. Nếu có đá lạnh, có thể chấm nhẹ qua đầu người bệnh để giữ mát. Bọc đá trong khăn để không quá lạnh. Giữ mát đầu để giảm phản ứng phù nề khi tai biến và có thể giúp người bệnh đỡ cảm thấy đau đầu. Giữ thân ấm bằng áo khoác hoặc chăn sẽ giảm được nguy cơ co giật (sốc).
  • Có thể liên hệ với một trung tâm y tế hoặc với bác sỹ thần kinh để được tư vấn sớm trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Bình luận

Cuộc sống công nghiệp trong thành phố khiến cho cuộc sống của đa số dân cư thành thị có thay đổi đáng kể nhất là vài năm trở lại đây. Bia, rượu cộng với thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ như phô-mai, lòng đỏ trứng, thịt, lạp xường và các chất béo khác được sử dụng quá nhiều và những cơn stress do công việc căng thẳng, bệnh tiểu đường và các thuốc ngừa thai chính là những yếu tố gây tăng nguy cơ bị Tai biến mạch máu não.

Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện vì bị đột quỵ

Cuộc sống này đang làm phát triển bệnh Tai biến mạch máu não, không còn chỉ những người bệnh ở tuổi 50-60 tuổi phải nhập viện, những bệnh nhân trẻ tuổi hơn rất nhiều cũng lần lượt xuất hiện. Số bệnh nhân nội trú vì bệnh Tai biến mạch máu não tăng 1.7 – 2.5% mỗi năm trong 3 năm trở lại đây.

Hiện nay, tại Việt Nam, số người bị đột quỵ ngày càng tăng, hằng năm có khoảng 200.000 người mắc phải bệnh và tỉ lệ tử vong là 50%.Với tỉ lệ tử vong rất cao và để lại nhiều di chứng nặng nề, vì vậy mọi người nên việc phòng bệnh và xử lý kịp thời khi có những dấu hiệu xảy ra khi đột quỵ là rất quan trọng. Tổ chức y tế thế giới xếp tai biến mạch não ở vị trí thứ hai trong các bệnh gây tử vong cao hiện nay.

Tại khoa thần kinh của Bệnh Viện Chợ rẫy, cứ 650 người ngập viện thì có 400 người bị đột quỵ. Trong số những bệnh nhân tai biến còn sống sót có hơn 90% bị liệt nữa người, giảm trí nhớ, mất khả năng đọc, viết… và họ cần luyện tập phục hồi chức năng thời gian dài, do đó trở thành gánh nặng cho gia đình, cộng động. Khi nắm được kiến thức phát hiện và xử lý khi người thân bị đột quỵ là cách bạn quan tâm chăm sóc khỏa của bạn thân và những người xung quanh và phòng ngừa được đột quỵ